U vòm họng lành tính là thuật ngữ bao gồm các khối u có tốc độ phát triển chậm, không lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể. Các loại u này (u xơ vòm mũi họng, viêm họng hạt, u nhú vòm họng, u mạch máu, polyp mũi,...) tương đối phổ biến, có thể điều trị dứt điểm, nguy cơ tái phát thấp nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Nhận biết u vòm họng lành tính
U vòm họng lành tính là kết quả của sự tăng sinh quá mức của các tế bào, tuy nhiên các phát triển này không có tính dị sản. Đặc điểm chung của u lành tính là tốc độ phát triển chậm, không di căn, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được can thiệp điều trị sớm.
Dưới đây là các dạng u lành tính ở vòm họng thường gặp:
U xơ vòm mũi họng
U xơ vòm mũi họng phổ biến ở nhóm tuổi dậy thì (15 - 25 tuổi), tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Đây là khối u lành tính nhưng có mức độ lan tỏa rộng, có thể phá hủy xương gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng nếu như không được phát hiện và điều trị sớm.

U xơ vòm mũi họng là một loại u vòm họng lành tính
Triệu chứng nhận biết u xơ vòm mũi họng thường là ngạt mũi một bên, có thể tăng dần kèm tình trạng chảy nước mũi, chảy máu mũi. Giai đoạn sau khi kích thước khối u to hơn, người bệnh sẽ cảm thấy ù tai, nhức đầu, nghe kém,... do sự chèn ép lên các cơ quan lân cận.
Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là một loại u vòm họng lành tính dễ gặp nhất, xuất hiện sau quá trình viêm họng hạt cấp tiến triển. Bạn có thể nhận biết sớm thông qua các triệu chứng như ngứa họng, khó nuốt, vòm họng nổi các hạt li ti màu hồng hoặc đỏ,...
U nhú vòm họng
U nhú vòm họng là những khối sùi mềm, nhiều mùi hình thành tại lưỡi gà hoặc amidan. Khi mắc bệnh, bạn có thể gặp tình trạng ngứa cổ, vướng cổ khiến việc ăn uống gặp không ít khó khăn.
U mạch máu
U mạch máu tiếp tục là một khối u lành tính phổ biến ở trẻ nhỏ, hình thành do sự tăng sinh quá mức của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Ước tính có khoảng 60% số ca bệnh phát hiện ở vùng đầu, mặt và cổ.

U mạch máu là một dạng khối u lành tính phổ biến
Nếu bệnh khởi phát ở trẻ sơ sinh, u mạch máu sẽ ngừng phát triển và thu nhỏ dần kích thước khi trẻ được 1 tuổi. Chỉ có khoảng 1/2 ca bệnh để lại mô sẹo, hình thành mạch máu thừa trên da trẻ.
Polyp amidan
Polyp amidan thường hình thành sau quá trình viêm amidan mạn tính không được can thiệp, tích cực điều trị. Phần lớn các polyp đều lành tính nhưng gây nhiều triệu chứng khó chịu như vướng víu, nuốt vướng, ngủ ngáy, khó thở, thở khò khè,...
Viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là một dạng phát triển của viêm amidan mạn tính. Amidan khi này sưng to bất thường khiến chất lượng đời sống cá nhân người bệnh bị ảnh hưởng, gặp khó khăn trong ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc thay đổi chất giọng ồm ồm.
Bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, song phổ biến hơn cả ở nhóm 5 - 15 tuổi. Do hệ miễn dịch trẻ nhỏ thời điểm này chưa thực sự hoàn thiện, amidan phải tích cực hoạt động để chống lại sự tấn công của các đợt virus và vi khuẩn.
U vòm họng tổng hợp
U vòm họng tổng hợp thường khởi phát phía trên amidan, tồn tại dưới dạng nang nhưng có kết cấu chắc chắn, vỏ dày, mặt nhẵn. Loại u này không cố định vào xương hay niêm mạc, cũng không gây đau hay loét cổ họng.

U vòm họng tổng hợp không gây đau hoặc loét họng
Đây là loại u lành tính nhưng nếu kích thước phát triển lớn, bệnh nhân có thể gặp cản trở khi nói và nuốt. Bạn cần sớm can thiệp điều trị, ngừa nguy cơ diễn tiến ác tính hóa cao.
Ai cần tầm soát u lành tính vòm họng
U lành tính vòm họng dù không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng vẫn cần được chẩn đoán phân biệt với ung thư vòm họng - bệnh lý có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Nếu nằm trong nhóm đối tượng sau, bạn nên sớm tầm soát sức khỏe:
- Nam, nữ trên 30 tuổi.
- Gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng.
- Nhiễm virus EBV.
- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá, rượu bia, hóa chất có hại, ô nhiễm không khí,...
- Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thường xuyên ăn các loại thịt nướng, thịt hun khói, đồ đóng hộp, đồ muối chứa nhiều thành phần nitrosamin.
- Người thường xuyên có các biểu hiện bất thường như đau đầu, ngạt mũi, ù tai, chảy máu mũi, u hạch vùng cổ.

Những trường hợp được khuyến nghị tầm soát u vòm họng
Biện pháp phòng ngừa khối u lành tính ở vòm họng
Khối u lành tính ở vòm họng có thể chủ động phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:
- Tránh xa các yếu tố là tác nhân chính gây u vòm họng như uống rượu bia, ăn mặn, ăn đồ hộp chế biến sẵn, hút thuốc lá hoặc uống rượu bia.
- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa sự sinh sôi và phát triển của tác nhân gây hại.
- Nếu công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, cần trang bị thiết bị bảo hộ lao động đạt chuẩn.
- Định kỳ hàng năm kiểm tra sức khỏe, đặc biệt với nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng.
Điều trị u lành tính vòm họng
U lành tính sau khi được chẩn đoán kết luận tại cơ sở y tế chuyên môn, thông qua nội soi tai mũi họng, X-quang, chụp CT,... sẽ được hướng dẫn điều trị theo tình trạng. Dưới đây là một số cách thức thường được ứng dụng:
- Dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm sốt, tiêu diệt virus. Phần lớn hướng điều trị này mang tính cấp tính, hỗ trợ bên cạnh can thiệp ngoại khoa.
- Can thiệp xâm lấn bằng thiết bị chuyên dụng, một lượng ion nhiệt độ thấp được giải phóng vào khu vực ổ bệnh để tiêu diệt tế bào viêm nhiễm hoặc mầm mống gây bệnh.

Điều trị u vòm họng lành tính dựa theo nguyên nhân
U vòm họng lành tính không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, song cần được điều trị sớm nhằm dứt điểm hoàn toàn bệnh lý. Bạn không nên trì hoãn hay kéo dài, dẫn tới những ảnh hưởng lâu dài lên sức khỏe và chất lượng đời sống cá nhân.