Ung thư vòm họng giai đoạn đầu: Cách nhận biết và điều trị

Nhật Mai

24-12-2022

goole news
16

Chẩn đoán sớm ung thư vòm họng có ý nghĩa rất lớn vì đây là điều kiện tiên quyết để tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Vậy có cách nào phát hiện sớm ung thư vòm họng giai đoạn đầu? Tỷ lệ chữa khỏi giai đoạn này là bao nhiêu? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này.

Đôi nét về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh ung thư có mức độ phổ biến đứng thứ 6 tại Việt Nam, hằng năm có tới 4000 người chết do có tới 70% ca bệnh phát hiện khi ở giai đoạn muộn. Hiện nay, y học thế giới vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh đã được đưa ra đó là virus EBV, tiền sử người thân đã từng bị bệnh, uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ lên men,...

Các giai đoạn ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng có mấy giai đoạn? Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn tiến triển, tuy nhiên đa số các biểu hiện đều không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các giai đoạn ung thư vòm họng cụ thể là:

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Các biểu hiện lâm sàng không rõ ràng do các khối u mới bắt đầu hình thành nên kích thước còn khá nhỏ. U cư trú tại vùng hầu họng và chưa xâm lấn sang hạch bạch huyết. Nếu bệnh được phát hiện tại thời điểm này và cơ thể đáp ứng các biện pháp chữa ung thư vòm họng giai đoạn đầu thì tỷ lệ khỏi hoàn toàn có thể lên đến gần 90%.

Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã nhân lên rất nhiều khiến khối u tăng kích thước, tuy nhiên vẫn chưa di căn sang hạch bạch huyết. Do vậy mặc dù các biểu hiện bệnh đã nhiều hơn như đau đầu dữ dội, ho khạc ra máu,... cơ hội chữa khỏi ở giai đoạn này cũng đạt khoảng 75%.

Ung thư vòm họng giai đoạn 3

Ở giai đoạn này bệnh đã gia tăng cả về kích thước và số lượng khối u, chúng cũng đã di căn sang hạch bạch huyết và các bộ phận khác. Khối u lớn gây nên các triệu chứng như sụt cân nhanh, mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ho đờm, nổi hạch,... Tuy đã muộn nhưng vẫn có thể điều trị tích cực bàng hoá trị và xạ trị với tỷ lệ chữa khỏi khoảng 40% và cần sự tích cực về tinh thần của người bệnh.

Ung thư vòm họng giai đoạn 4

Đây là giai đoạn muộn và trầm trọng nhất của bệnh ung thư vòm họng. khi này khối u đã di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể và chèn ép lên các cơ quan khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng. Tiên lượng sống của bệnh tối đa là 5 năm với tỷ lệ chữa khỏi chỉ khoảng 10-15%, rất thấp so với tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn 4 là cổ họng viêm loét, điếc tai, khàn giọng không nói được, không thể ăn uống, mí sụp, mặt bị xệ,...

Cách nhận biết ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu đa số chưa có biểu hiện rõ ràng với sự hình thành các khối u âm thầm. Một số triệu chứng bệnh thường rất giống cảm cúm. Cụ thể:

Họng đau rát, khản tiếng

Đây là triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu khi tế bào khối u đang phát triển và gây tổn thương các tế bào lành. Tuy chưa lan sang hạch bạch huyết nhưng đã bắt đầu chèn vào hạch này dẫn tới hiện tượng đau khi nuốt. Người bệnh thường đau một bên cổ họng và điều trị bằng thuốc thông thường không đỡ. Nếu cảm thấy đau rát trên 3 tuần kể cả khi uống thuốc thì bạn nên nhanh chóng đi khám để tầm soát ung thư.

Họng nóng rát, khó chịu là biểu hiện ung thư vòm họng dễ bị nhầm lẫn

Họng nóng rát, khó chịu là biểu hiện ung thư vòm họng dễ bị nhầm lẫn

Ngạt mũi, ho có đờm

Người bệnh cũng bị triệu chứng là ngạt mũi một bên kèm theo chảy nước mũi. Lý do là bởi họng đau do khối u dần tác động đến cơ quan khác, khiến các virus, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị ho dai dẳng có đờm mà dùng thuốc chỉ giảm nhất thời.

Đau đầu, ù tai

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu xuất hiện những cơn đau đầu âm ỉ theo từng đợt, đôi khi khá nhẹ và thoáng qua nên thường bị bỏ qua. Bên cạnh đó, người bệnh có lúc bị ù tai một bên hoặc nghe như có tiếng ve kêu

Nổi hạch

Vùng cổ có nổi hạch dưới cằm - vị trí xung quanh tổn thương. Dù có điều trị bằng thuốc cảm thì cảm giác đau vẫn gia tăng và hạch vẫn gia tăng kích thước.

Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp thông thường nhưng nếu có một số tính chất đặc trưng nêu trên thì bạn nên nhanh chóng đi tầm soát ung thư. Một số phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng hiện nay đó là:

  • Thăm khám: Bác sĩ quan sát và kiểm tra các hạch, vùng lưỡi, vòm họng.
  • Nội soi họng để phát hiện bất thường như việc xuất hiện các khối u và vị trí của chúng.
  • Chụp X-Quang để xác định hình dạng, kích thước và mức độ tác động của khối u.
  • Sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học
  • Chụp CT, MRI, SPECT hoặc PET-CT.

Nội soi họng giúp xác định kích thước và vị trí khối u

Nội soi họng giúp xác định kích thước và vị trí khối u

Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu chữa được không? Ung thư vòm họng giai đoạn này có tiên lượng khá tốt và tỷ lệ điều trị thành công lên đến 90%, do đó nếu phát hiện sớm thì người bệnh có cơ hội sống với chất lượng cuộc sống như người khỏe mạnh. Hiện nay, ung thư vòm họng sẽ được điều trị bằng các phương pháp tương tự như việc chữa trị các loại ung thư khác như:

Xạ trị

Đây là phương pháp phá hủy tế bào ung thư bằng cách sử dụng các tia có năng lượng cao. Có hai phương pháp là xạ trị ngoài và xạ trị trong. Ở giai đoạn đầu khi các khối u còn nhỏ, chưa lan sang các cơ quan khác thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị duy nhất bằng xạ trị bằng tia chiếu ngoài. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân bị tái phát sẽ cần điều trị bằng chiếu tia trong để tăng khả năng tiếp cận và tiêu diệt tế bào ung thư. Hoặc có người sẽ cần điều trị bằng xạ trị kết hợp với hoá trị.

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư

Hóa trị

Phương pháp này sử dụng hoá chất để diệt tế bào ung thư dạng viên uống hay tiêm tĩnh mạch. Hoá trị được sử dụng theo 3 cách để tăng hiệu quả gồm:

  • Hoá trị kết hợp xạ trị: Giúp làm tăng hiệu quả của xạ trị nhưng cách chữa này khiến nhiều bệnh nhân không chịu đựng được.
  • Hoá trị sau xạ trị: Có tác dụng tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc đã di căn mà chưa được xử lý sau xạ trị. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều tác dụng phụ và liều điều trị nặng đôi khi vượt quá sức chịu của người bệnh.
  • Hóa trị trước xạ trị: Cần được nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp có nhiều rủi ro nên thường không được khuyến khích trong chữa trị ung thư vòm họng. Chỉ định này được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ hạch bạch huyết đã bị ung thư tại cổ và khối u tại vòm họng.

Những điều cần làm khi chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu

Với người bị ung thư, tâm lý lạc quan và vững vàng là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh. Những thói quen dưới đây sẽ có ích hơn trong việc điều trị mà người bệnh cần thực hiện:

  • Loại bỏ bia rượu, thuốc lá, đồ uống có gas, có cồn ra khỏi cuộc sống.
  • Có giờ giấc nghỉ ngơi, làm việc khoa học, hạn chế các công việc gây căng thẳng, gây kích thích cho vùng họng như phải nói nhiều (giáo viên, sale,...)
  • Tập thể dục và bổ sung các vi chất giúp nâng cao sức đề kháng.
  • Người bệnh nên uống chia thành các bữa nhỏ, nên ăn các món chế biến mềm như cháo, súp, canh, hầm nhừ, xay nhuyễn,...

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu không nên ăn gì?

Chế độ kiêng khem các món ăn không lành mạnh rất quan trọng với người bệnh. Bạn hãy hạn chế ăn các loại thức ăn sau đây:

  • Món ăn sống: Như gỏi cá, sushi, các loại thịt tái sống, nem chua... có nguy cơ chứa các loại vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi hệ miễn dịch đang kém dần do bệnh tật. Hãy ăn chín uống sôi toàn phần.
  • Thực phẩm cay nóng: Chúng có thể khiến vụng họng bị kích thích, gia tăng cảm giác khó chịu, đau đớn. Hạn chế các món ăn sử dụng ớt, tỏi, gừng, tiêu,...
  • Không ăn hay uống các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như sữa nóng, kem, đồ uống có đá,... bởi chúng khiến cổ họng bị bỏng rát hoặc kích thích mạnh.
  • Nói KHÔNG với các thực phẩm chứa Nitrosamine như thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng,... sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Các loại thực phẩm lên men, có tính acid như dưa muối, cà muối, cam, chanh, cóc,... có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương, đau rát.
  • Đồ uống có gas, bia rượu không tốt cho sức khỏe của người bệnh và có thể gây cản trở tới phương pháp điều trị, kích thích tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các loại thịt đỏ được khuyến nghị là không có lợi với người bị ung thư. Người bị ung thư vòm họng giai đoạn đầu không nên ăn quá 500g thịt đỏ một tuần
  • Đồ ăn quá mặn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch, huyết áp, chức năng thận, đồng thời gây loãng xương sớm do làm mất lượng canxi đã hấp thụ.
  • Các món ăn có quá nhiều đường như tinh bột từ cơm, bánh mì hay các loại bánh kẹo,... có thể khiến nồng độ insulin trong máu tăng lên, khiến tốc độ di căn các tế bào ung thư nhanh hơn.

Người bị ung thư nên có chế độ ăn khoa học và lành mạnh để tăng cường sức khoẻ

Người bị ung thư nên có chế độ ăn khoa học và lành mạnh để tăng cường sức khoẻ

Điều trị ung thư rất tốn kém, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe người bệnh khá nhiều, do đó việc sàng lọc ung thư sớm là giải pháp hoàn hảo nhất cho tất cả mọi người. Dùng gói tầm soát ung thư tại bệnh viện Đa khoa Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn phát hiện được khối u sớm để tăng hiệu quả điều trị, trong đó có ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Liên hệ hotline 1900 1806 đặt lịch khám ngay hôm nay!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,382

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám