Ung thư phổi có lây không? Những con đường lây nhiễm phổ biến

Phương Loan

05-10-2024

goole news
16

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nan y nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở nhóm đối tượng hút thuốc và tiếp xúc với môi trường độc hại. Công tác phòng ngừa bệnh, giảm thiểu nguy cơ hình thành và phát triển tế bào ung thư đóng vai trò quan trọng. Vậy ung thư phổi có lây không, lây qua con đường nào?

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi có lây không là thắc mắc của nhiều người. Ung thư phổi là bệnh lý không thể truyền nhiễm từ người này sang người khác, những hoạt động tiếp xúc gần như quan hệ tình dục, hôn, ăn chung không làm lây lan bệnh.

Ung thư phổi không phải bệnh truyền nhiễm

Ung thư phổi không phải bệnh truyền nhiễm

Các tế bào ung thư của người bệnh không thể sống, phát triển trong cơ thể người khỏe mạnh. Hệ thống miễn dịch sẽ tự động kích hoạt, tìm kiếm và tiêu diệt tế bào lạ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Xem thêm: Ung thư phổi di căn: Triệu chứng, hướng điều trị và phòng ngừa

Ung thư phổi lây qua đường nào?

Theo thống kê năm 2020 tại Việt Nam có khoảng 26.000 người mắc ung thư phổi, hơn 23.000 trường hợp tử vong. Hút thuốc hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tế bào ung thư phổi không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nhiều người lầm tưởng ung thư phổi truyền nhiễm trong một số tình huống sau:

Nhiễm trùng

Một số loại vi trùng đóng vai trò phát triển bệnh ung thư ở cơ thể người, khiến nhiều người nghĩ rằng tế bào ung thư đang lây lan. Nhiễm trùng gây ung thư bao gồm các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Một số loại vi trùng đóng vai trò trong phát triển bệnh ung thư phổi

Một số loại vi trùng đóng vai trò trong phát triển bệnh ung thư phổi

Tiền sử ung thư trong gia đình

Gia đình có tiền sử ung thư phổi không đồng nghĩa các thành viên có nguy cơ bị truyền nhiễm bệnh, tế bào ung thư phát triển có thể vì những lý do sau:

  • Thành viên trong gia đình có cùng gen.
  • Thành viên gia đình có lối sống thiếu lành mạnh tương tự nhau, gồm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, hút thuốc,...
  • Thành viên trong gia đình cùng tiếp xúc với tác nhân gây ung thư, điển hình tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.

Do cấy ghép nội tạng

Một số nghiên cứu chỉ ra ung thư có thể phát triển ở những người được cấy ghép nội tạng, do các loại thuốc được dùng giảm nguy cơ thải ghép, không phải lây nhiễm từ người hiến tặng. Những loại thuốc dùng trong điều trị ghép tạng làm suy yếu hệ miễn dịch, ngăn cơ thể tìm, diệt virus và tế bào ung thư.

Ung thư phổi có thể phát triển ở người đã cấy ghép nội tạng

Ung thư phổi có thể phát triển ở người đã cấy ghép nội tạng

Ung thư phổi có di truyền không?

Khoảng 8% ca bệnh ung thư phổi liên quan đến vấn đề di truyền, nguy cơ mắc bệnh cao nếu cha mẹ hoặc anh chị em có tiền sử bệnh. Tỷ lệ tăng cao với nhóm đối tượng:

  • Nữ giới.
  • Người trẻ dưới 50 tuổi.
  • Người không hút thuốc lá.

Khoảng 8% số ca bệnh ung thư phổi khởi phát do di truyền

Khoảng 8% số ca bệnh ung thư phổi khởi phát do di truyền

Hiện các nhà khoa học đã xác định được một số loại gen đột biến làm tăng nguy cơ ung thư phổi, tuy nhiên không phải tất cả liên quan đến yếu tố di truyền. Một số người mắc bệnh do đột biến gen bẩm sinh, đột biến gen do tác động môi trường.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

Hút thuốc lá chiếm 80 - 90% nguyên nhân gây ung thư phổi, do khói thuốc lá có chứa chất hình thành tế bào ung thư trong mô phổi. Ban đầu cơ thể sẽ kích thích cơ chế tự sửa chữa, sau nhiều lần tiếp xúc các tế bào bình thường dần tổn thương và hoạt động bất thường.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.
  • Từng trải qua xạ trị ung thư ở vùng ngực.
  • Tiếp xúc với khí radon.
  • Tiếp xúc với amiăng và chất ung thư khác như asen, crom, niken.
  • Tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.

Biện pháp phòng ngừa ung thư phổi

Không có biện pháp phòng ngừa ung thư phổi tuyệt đối, song nhóm đối tượng nguy cơ và người khỏe mạnh có thể tham khảo các cách sau:

  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế hút thuốc lá tự động.
  • Kiểm tra, kiểm soát nồng độ radon trong nhà.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên trái cây và rau củ quả tươi.
  • Thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn 30 phút/ngày.

Khám sàng lọc ung thư phổi tại Bệnh viện Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị y tế chuyên môn trong thăm khám, sàng lọc ung thư phổi. Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, liên tục trau dồi và trao đổi kiến thức, kỹ thuật mới nâng cao hiệu quả chẩn đoán.

Khám sàng lọc ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám sàng lọc ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Gói khám Sàng lọc ung thư phổi cung cấp lộ trình khám hiện đại, từ lâm sàng đến cận lâm sàng:

  • Khám tổng quát chiều cao, cân nặng, huyết áp, bệnh lý hô hấp.
  • Chụp CT Scan 128 dãy.
  • Xét nghiệm phát hiện bệnh lý về máu, tình trạng nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm HIV.
  • Xét nghiệm viêm nhiễm hệ sinh dục, tiết niệu.
  • Xét nghiệm đái tháo đường, rối loạn dung nạp máu.
  • Xét nghiệm rối loạn lipid máu.
  • Xét nghiệm phát hiện bệnh lý về gen.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi.

Kết luận

Bài viết đã giải đáp vấn đề ung thư phổi lây không, con đường lây nhiễm và phần trăm di truyền trong gia đình. Bệnh tuy không truyền nhiễm giữa người với người, song có thể di truyền từ trong gia đình hoặc tỷ lệ mắc tăng cao trong nhóm cộng đồng có chung chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt giống nhau.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
52

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân

TTƯT.PGS.TS.BS Cao Cấp

TRẦN ĐÌNH HÀ

Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ung bướu – Y học hạt nhân
19001806 Đặt lịch khám