Ung thư ruột non: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ngọc Lan

07-07-2023

goole news
16

Ruột non là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, nơi kết nối dạ dày với đại tràng, có vai trò hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ung thư ruột non là bệnh hiếm gặp, khi các tế bào trong mô của ruột non bị đột biến, phát triển nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát và hình thành nên các khối u. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng và cách điều trị bệnh, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau của BVĐK Phương Đông. 

 Bệnh ung thư ruột non là gì?

Bộ phận ruột non là của ống tiêu hóa thuộc hệ tiêu hóa, có khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ruột non được chia làm 3 bộ phận chính, nối giữa dạ dày và đại tràng, bao gồm: Tá tràng - nối từ dạ dày xuống ruột non, hỗng tràng: phần ở giữa và hồi tràng - phần nối với đại tràng.

Khi các tế bào ruột bị biến đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u rồi từ đó phát triển thành ung thư. 5 loại ung thư ruột non thường gặp:

  •  Thể bệnh thường gặp nhất của ung thư ruột non là Carcinoma tuyến, đa phần sẽ xảy ra ở tá tràng và hỗng tràng. Thể Carcinoma tuyến khởi phát từ các tế bào tuyến của ruột non.
  •  Khối u Sarcoma phát triển từ lớp mô cơ của ruột non, hay xảy ra ở hồi tràng.
  • GIST - khối u đệm đường tiêu hóa là kết quả của đột biến gen thụ thể yếu tố tăng trưởng. Ngoài ra, việc xạ trị ở vùng bụng để điều trị các khối u khác cũng có thể là nguyên nhân gây GIST. 
  • U thần kinh nội tiết cũng là một dạng bệnh ung thư, khi tế bào thần kinh nội tiết phát triển một cách bất thường, tạo ra khối u nội tiết ở các cơ quan trên cơ thể, trong đó có ruột non.
  • Lympho ác tính là nguyên phát được phát sinh ở hồi tràng của ruột non, có thể khiến cho một đoạn ruột dài và cứng. U lympho ruột non trong thời gian dài không điều trị có thể phát triển bệnh celiac.

U ruột non có nguy hiểm không?

U ruột non có nguy hiểm không?

Bệnh ung thư ruột non do nguyên nhân nào?

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư ở ruột non chưa được xác định rõ ràng. Vì đây là một ca bệnh khá hiểm gặp, nên chỉ có thể chỉ ra được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bao gồm:

  • Bệnh viêm mạn tính đường tiêu hóa (Crohn): Bệnh nhân mắc bệnh này sẽ có nguy cơ cao bị ung thư ruột non hay ung thư đại trực tràng.
  • Bệnh Celiac, khi mắc bệnh này, hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh sẽ phản ứng lại với protein Gluten có trong lúa mì, yến mạch… và gây phá vỡ biểu mô ở ruột non.
  • Hội chứng đa polyp tuyến gia đình có tiền sử bệnh (FAP)

Những triệu chứng ung thư ruột non

Bệnh ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng đặc hiệu nên có thể nhầm lẫn sang các bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa cũng như cho sức khỏe của bản thân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi có một số biểu hiện sau:

  • Đau bụng: đây là triệu chứng phổ biến nhất, bụng thường đau quặn từng cơn
  • Giảm cân: cân nặng đột nhiên giảm nhanh chóng, sụt kí bất thường
  • Buồn nôn và nôn nhiều
  • Tắc ruột 
  • Xuất huyết tiêu hóa 

Dựa vào đặc điểm khối u, di căn hạch và di căn xa mà bệnh ung thư ruột non được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 của bệnh: tế bào ung thư chỉ phát triển trong các lớp của ruột non, không xâm lấn đến các mô xung quanh và hạch bạch huyết
  • Giai đoạn 2 của bệnh ung thư: tế bào ung thư phát triển vượt qua thành ruột, xâm lấn vào mô xung quanh nhưng không di căn hạch.
  • Giai đoạn 3A của bệnh ung thư ruột non: tế bào ung thư di căn 1 - 3 hạch vùng, có thể vượt hoặc không vượt qua lớp cơ thành ruột nhưng không có di căn xa. 
  • Giai đoạn 3B của bệnh này: Ung thư di căn từ 4 hạch vùng trở lên, vượt hoặc không vượt qua lớp cơ thành ruột nhưng không di căn xa
  • Giai đoạn cuối của bệnh: tế bào ung thư di căn xa tới các cơ quan khác như: phổi, gan...

Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như trên, bạn hãy Đặt lịch khám hoặc liên hệ ngay đến tổng đài 19001806 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Ung thư ruột non có nguy hiểm không?

Ung thư ruột non là bệnh khá nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Bởi ruột non là bộ phận quan trọng của đường tiêu hóa, nếu bộ phận này gặp các vấn đề như tắc ruột, u ruột hoặc thậm chí là ung thư thì hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi hệ tiêu hóa không thực hiện được vai trò của nó một cách đầy đủ và tốt nhất thì sẽ đe dọa đến tính mạng của con người. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư ruột non

Để xác định được bệnh nhân có mắc bệnh ung thư ruột non hay không, bác sĩ chỉ cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh là:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-Quang khu vực ổ bụng
  • Sinh thiết mô.
  • Nội soi, quan sát niêm mạc ruột non

Ung thư ruột non có chữa được không?

Ung thư ruột non là bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người, nhưng với sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật hiện nay, bệnh này vẫn có thể chữa được bằng các phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị, xạ trị. Người mắc bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tuổi thọ vẫn sẽ được kéo dài như bình thường. 

Ung thư ruột non sống được bao lâu?

Ung thư ruột non sống được bao lâu?

Cách điều trị ung thư ruột non

Điều trị bệnh bằng cách nào còn phụ thuộc vào vị trí, bản chất khối u, tế bào ung thư đã di căn hay chưa, bệnh đang ở giai đoạn nào và tùy vào cơ thể của mỗi bệnh nhân. 

– Phẫu thuật: Đây được coi là cách điều trị chính, phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt bỏ khối u và các bộ phận bị tế bào ung thư xâm lấn, đảm bảo đường tiêu hóa lưu thông. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như: đau, chảy máu, nhiễm trùng sau mổ, rối loạn tiêu hóa,… Người bệnh cần chọn cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tay nghề cao để thực hiện phẫu thuật nhằm hạn chế tối đa các biến chứng.

– Hóa trị: Cách này là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư và nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như: chán ăn, rụng tóc, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, giảm bạch cầu gây nguy cơ nhiễm,… 

– Xạ trị: Cách này thường không được sử dụng như phương pháp điều trị chính. Nó chỉ thường được chỉ định trong khi điều trị triệu chứng của bệnh ở giai đoạn cuối để kéo dài sự sống. Các biến chứng sau khi xạ trị có thể gặp là: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, phản ứng da mức độ nhẹ,…

Khi nào cần cắt u ruột non

Khi nào cần cắt u ruột non?

Muốn phòng bệnh ung thư ruột non phải làm sao?

Để phòng bệnh nói riêng và các loại bệnh ung thư nói chung, mỗi người cần lưu ý một số điều sau:

  • Không hút thuốc lào, thuốc lá, thuốc lá điện tử,...
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là chất xơ
  • Hạn chế đồ chiên, nướng, đồ ăn chế biến sẵn; nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc để bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, tránh gây tắc nghẽn 
  • Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư định kì

Ung thư ruột non nên ăn gì?

Ung thư ruột non nên ăn gì?

Ngày nay, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất độc hại, chất kích thích càng khiến cho con người dễ bị mắc các bệnh ung thư. Bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể chúng ta cũng có khả năng bị tổn thương, đặc biệt là hệ tiêu hóa, và ung thư ruột non là một điển hình. Phòng tránh ung thư ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh từ các chuyên gia hàng đầu, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc liên hệ qua hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,835

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám