Hội chứng tắc ruột: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Phan Ngọc Linh

27-05-2022

goole news
16

Tắc ruột là nguyên nhân phổ biến thường gặp khiến nhiều người phải cấp cứu. Mức độ nghiêm trọng của hội chứng này thay đổi và phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân, thời gian tắc nghẽn. Việc nhận biết các dấu hiệu sớm và cẩn trọng sẽ giúp làm giảm các biến chứng, đồng thời tăng khả năng điều trị.

Hội chứng tắc ruột là gì?

Tắc ruột là tình trạng các chất bên trong ruột không thể di chuyển và bị ứ đọng lại một chỗ. Hội chứng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào bất kể là ruột non hay ruột già. Dựa vào nguyên nhân gây tắc, bệnh có thể chia thành 2 trường hợp như sau:

  • Tắc ruột cơ học: Là sự tắc nghẽn xảy ra do các nguyên nhân thực thể, thường là do dính ruột, ung thư đại tràng, xoắn ruột, thoát vị. Đặc biệt là ở trẻ em còn có hiện tượng lồng ruột khi hoạt động quá mạnh mà thức ăn chưa thể tiêu hoá hết.
  • Tắc ruột cơ năng: Là trường hợp liên quan tới tổng thương thần kinh và nhu động giảm xuống trong khi không có vấn đề nào về thực thể. Loại tắc nghẽn này thường sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật ổ bụng và ít xảy ra hơn so với tình trạng tắc cơ học. 

Tắc nghẽn đường ruột là một hội chứng thường xuyên xảy ra

Tắc nghẽn đường ruột là một hội chứng thường xuyên xảy ra

Nguyên nhân thường gặp gây hội chứng tắc ruột

Tắc đường ruột xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể bạn sẽ không chú ý tới. Nắm rõ được nguyên nhân gây tắc sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được bệnh tình một cách hiệu quả và chữa trị một cách kịp thời. Cụ thể các nguyên nhân tắc đường ruột được chia thành những trường hợp sau đây.

Tắc ruột cơ học

Trường hợp này là do nguyên nhân nằm ở bộ phận lòng ruột và ruột non, đại tràng, thành ruột cụ thể:

  • Giun đũa kết dính ở ruột, thường gặp ở trẻ em, những người sinh sống ở vùng nông thôn và người có thói quen ăn uống kém vệ sinh
  • Bã thức ăn có xơ bị ứ đọng trong ruột, thường gặp ở người già, người bị suy tụy hoặc những đối tượng đã từng thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
  • Sỏi túi mật gây tình trạng viêm và thủng tá tràng rồi di chuyển xuống ruột và gây nên hiện tượng tắc ruột.
  • Có khối u ở ruột hoặc phân của người già bị táo bón ứ đọng bên trong gây nên hiện tượng tắc đường ruột.
  • Có khối u ở ruột non và đại tràng, trong đó ung thư đại tràng chính là một trong những nguyên nhân gây nên chứng tắc đường ruột phổ biến nhất.
  • Hẹp thành ruột do viêm nhiễm hoặc có sẹo xơ từ các chứng bệnh như bệnh Crohn, hẹp miệng nối ruột, hẹp ruột sau chấn thương hoặc viêm ruột sau xạ trị,...
  • Lồng ruột là hiện tượng đoạn ruột phía trên chui vào đoạn phía dưới và thường bắt gặp ở trẻ em đang bú sữa mẹ, người lớn chỉ có một số trường hợp bị mắc.
  • Xoắn ruột là hiện tượng phần quai ruột bị xoắn lên trên trục mạc treo của nó.
  • Thoát vị thành bụng (rốn, đùi, bẹn,...) và thoát vị nội (Treitz, Winslow,...) khiến cho ruột bị nghẹt khi chui vào những khe, lỗ gây nên hiện tượng đường ruột bị tắc.

Tắc ruột do bị liệt ruột

Tắc đường ruột do bị liệt ruột chiếm 5 - 10% các trường hợp xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thiếu máu cấp tính, các huyết khối tĩnh mạch mạc treo làm liệt nhu động ở đoạn ruột đó và gây nên chứng tắc nghẽn.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tắc nghẽn ruột

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tắc nghẽn ruột

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, hội chứng tắc ruột còn xuất hiện do một số nguyên nhân phổ biến khác, cụ thể:

  • Rối loạn tình trạng chuyển hoá canxi và kali trong máu.
  • Tác dụng phụ của các chất dẫn trong thuốc phiện, thuốc kháng cholinergic…
  • Tổn thương đường ruột ở một số bệnh như thiểu năng tuyến giáp, rối loạn chuyển hoá Porfirin, tiểu đường,...

Triệu chứng điển hình của tình trạng tắc ruột 

Về lâm sàng, các triệu chứng của bệnh tắc nghẽn đường ruột thường biểu hiện ra bên ngoài khá sớm. Bạn có thể thấy rõ các triệu chứng cụ thể được liệt kê dưới đây.

Đau bụng, chướng bụng

Đau bụng chính là dấu hiệu cho thấy bạn bị tắc đường ruột cảnh báo sớm nhất. Người bệnh có thể bị đau theo từng cơn, đột ngột hoặc đau dữ dội và giảm dần. Cứ 2 - 3 phú thì lại xuất hiện một cơn đau khác. Ban đầu, cơn đau bụng chỉ khu trú ở vùng bụng của người bệnh nhưng sau đó lan rộng ra toàn bụng.

Bệnh nhân bị tắc ruột cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc đột ngột, dữ dội

Bệnh nhân bị tắc ruột cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc đột ngột, dữ dội

Buồn nôn và nôn liên tục

Đây là một trong những triệu chứng thể hiện tình trạng tắc nghẽn ruột thường hay gặp và hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải. Có nhiều trường hợp không bị nôn nhưng luôn cảm thấy nôn nao trong người và rất buồn nôn. Nếu xuất hiện nôn thì có thể sẽ kèm theo những cơn đau và người bệnh nôn ra thức ăn trước rồi sau đó thì nôn ra nước mật, dịch tiêu hoá, thậm chí là phân.

Bí trung đại tiện

Bị bí trung tiện, đại tiện chính là dấu hiệu giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng tắc ruột của bạn. Đây là một triệu chứng quan trọng, chứng minh sự bí tắc hoàn toàn của các chất đang có trong người bệnh. 

Tuy nhiên, triệu chứng trung tiện, đại tiện có thể xảy ra khá muộn bởi thời gian đầu bị tắc thì ruột vẫn có thể co bóp đẩy hơi và phân ở dưới đoạn tắc ra ngoài. Cho tới khi hơi và các chất bên trên chỗ tắc không thể xuống được nữa thì bệnh nhân mới xuất hiện chứng bí trung đại tiện.

Bí trung đại tiện trường sẽ xuất hiện ở giai đoạn cuối 

Bí trung đại tiện trường sẽ xuất hiện ở giai đoạn cuối 

Căng bụng, gõ vang

Đối với những bệnh nhân bị hội chứng tắc ruột nhưng người gầy thì thành bụng mỏng và sờ thấy quai ruột nổi hẳn lên thành bụng. Khi chiếu ánh sáng vào bụng có thể nhìn thấy được sóng nhu động ở các quai ruột nổi cộm lên và di chuyển giống như rắn bò dưới da bụng. Dấu hiệu này còn được gọi là hiện tượng rắn bò gặp trong chứng tắc đường ruột cơ học.

Tắc ruột non diễn biến như thế nào?

Hội chứng tắc nghẽn ruột tuy được phân thành những loại khác nhau nhưng sẽ có diễn biến tương tự nhau quy 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn bắt đầu: Bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, nôn và trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện sốc. Các dấu hiệu tắc đường ruột tại chỗ có thể thay đổi và hồi phục nên siêu âm ống tiêu hoá sẽ khó phát hiện tắc ruột.
  • Giai đoạn 2: Đau bụng theo chu kỳ và chướng bụng ở đoạn ruột tắc, có thể nghe tiếng óc ách. Siêu âm giai đoạn này sẽ thấy nhu động ruột tăng và có thể thay đổi, hồi phục được sau chữa trị.
  • Giai đoạn 3: Giảm nhu động ruột, chướng bụng, đau bụng âm ỉ, không thành cơn và xuất hiện dấu hiệu nhiễm độc. Siêu âm giai đoạn này dễ xuất hiện tắc đường ruột, không thể tự hồi phục mà cần phải có phẫu thuật điều trị.
  • Giai đoạn cuối: Bụng chướng nhiều, nôn ói nhiều và bí trung đại tiện hoàn toàn. Ngoài ra còn bị mất nước, nhiễm độc, nhiễm trùng và có thể bị tử vong nếu không được điều trị.

Hội chứng tắc nghẽn đường ruột trải qua 4 giai đoạn 

Hội chứng tắc nghẽn đường ruột trải qua 4 giai đoạn 

Hội chứng tắc ruột có nguy hiểm không?

Tình trạng tắc đường ruột nếu không được chẩn đoán và điều trị một cách hợp lý có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nhiều trường hợp còn đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, cụ thể:

  • Vùng ruột tắc bị thiếu máu dẫn tới hoại tử các tế bào ở mô ruột.
  • Tình trạng nhiễm trùng lan rộng ra và có thể dẫn tới tử vong.
  • Bị thủng ruột và suy chức năng các cơ quan và sốc.

Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu hết những trường hợp bị tắc ruột đều có thể điều trị được. Nhưng đối với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, ví dụ như ung thư thì lại đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian hơn để có thể tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng tắc nghẽn ruột rất nguy hiểm và có thể gây nên tử vong

Hội chứng tắc nghẽn ruột rất nguy hiểm và có thể gây nên tử vong

Chẩn đoán hội chứng tắc ruột

Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ tắc đường ruột, bạn hãy đến ngay các trung tâm y tế để thăm khám sức khỏe để phát hiện bệnh sớm. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng bụng và hỏi han về những triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Đồng thời, tiền sử bệnh về ruột của bạn cũng được xem xét cùng các thứ thuốc đang sử dụng.

Khi đã nghi ngờ bệnh tắc ruột thì bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán hình nhằm giúp hỗ trợ đưa ra chẩn đoán cuối cùng một cách chính xác nhất. Các kỹ thuật này sẽ giúp xác định vị trí các đoạn ruột bất thường, ví dụ như tắc nghẽn, tích tụ khí, phình to hoặc nhìn thấy bất thường thực thể. Các xét nghiệm thường được tiến hành gồm:

Chụp X-quang 

Đây là xét nghiệm có thể giúp thấy được vị trí của đoạn ruột bị tắc, nguyên nhân bị tắc, là tắc ruột sau mổ hay cơ học, cơ năng. Tuy nhiên, X-quang không phải lúc nào cũng là phương án khả thi nhất để chẩn đoán tắc đường ruột. 

Chụp X-quang giúp phát hiện vị trí ruột bị tắc và xác định nguyên nhân

Chụp X-quang giúp phát hiện vị trí ruột bị tắc và xác định nguyên nhân

Siêu âm

Phương pháp này được sử dụng để xác định tắc nghẽn đường ruột ở đối tượng chủ yếu là trẻ em. Có thể thấy được các thông tin về tình trạng của đoạn ruột bị tắc gồm:

  • Đường kính lòng ruột lớn.
  • Độ dày thành ruột bị thay đổi, lòng ruột giảm ở giai đoạn đầu và tăng ở giai đoạn sau do có phù nề.
  • Lòng ruột có nhiều dịch, hơi và các chất tăng âm khác.
  • Nhu động ruột tăng lên từng lúc ở vị trí tắc, đặc biệt là sự chuyển động tiến, lui, xoáy của chất dịch bên trong lòng ruột.
  • Có một quai ruột mất hoàn toàn nhu động và các quai ruột khác thì vẫn tăng.
  • Dùng mặt cắt thích hợp thì có thể tìm ra được nguyên nhân và vị trí tắc.

Chụp cắt lớp CT vi tính và cộng hưởng từ

Chụp cắt lớp vi tính CT và cộng hưởng từ MRI cho ra kết quả hình ảnh rõ ràng và giúp chẩn đoán được chính xác hơn cách chụp X-quang. Hình ảnh thu được còn thể hiện rõ vị trí tắc, mức độ tổn thương của ruột cùng với nguyên nhân gây tắc ruột

Chụp cắt lớp CT cho ra kết quả chẩn đoán rõ ràng hơn

Chụp cắt lớp CT cho ra kết quả chẩn đoán rõ ràng hơn

Chụp X-quang tắc ruột sử dụng cản quang với Barium

Đây cũng là một phương pháp chụp X-quang tương tự như cách trên nhưng có sử dụng thêm chất cản quang với Barium, được ứng dụng ở hầu hết trẻ em bị lồng ruột. Việc bơm thuốc cản quang Barium có thể giúp khắc phục được tình trạng này và sau đó không cần điều trị thêm nữa.

Điều trị bệnh nhân tắc ruột như thế nào?

Ở mỗi trường hợp sẽ có những phương pháp điều trị bệnh tắc đường ruột khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vị trí bị tắc nghẽn. Có thể bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc là sẽ khỏi nhưng nhiều trường hợp thì cần phải phẫu thuật.

Nằm viện để ổn định tình trạng đường ruột

Trong quá trình nằm viện để điều trị nhằm ổn định lại tình trạng đường ruột thì bạn sẽ được tiến hàng điều trị theo hướng sau:

  • Truyền dịch qua phần tĩnh mạch ở tay để ngừa mất nước.
  • Đặt ống thông qua mũi đến dạ dày để hút hơi và các chất tích tụ trong ruột ra ngoài.
  • Đưa ống thông vào bàng quang để lưu dẫn nước tiểu và lấy mẫu xét nghiệm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng.

Điều trị những nguyên nhân gây nên tình trạng tắc nghẽn cơ học

Nếu bạn tắc ruột do các bệnh lý như dính ruột, khối u chèn ép hoặc lồng ruột,... bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp để giúp đường tiêu hoá bình thường trở lại. 

Nếu xảy ra tắc nghẽn do nhu động ruột giảm và không tự cải thiện, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn một số thuốc tăng cường co bóp cơ trơn để giúp tăng nhu động ruột. Sẽ có một số ít người bệnh phải phẫu thuật.

Sử dụng phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ

Sử dụng phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị không giải quyết được tình trạng tắc ruột hoặc bệnh đã đến giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ phải trải qua phẫu thuật. Phần ruột đã hỏng sẽ được cắt bỏ đi. Trong ổ bụng sẽ có một lỗ hổng được gọi là hậu môn nhân tạo để phân đi thẳng từ đường tiêu hoá vào trong túi chứa.

Nhiều người cao tuổi hoặc bị đại tràng không thể phẫu thuật được. Thay vào đó, một phương pháp khác được sử dụng đó là đặt stent trong lòng ruột để giữ chúng mở cho các chất đi qua dễ dàng.

Bị tắc ruột nên ăn gì tốt nhất?

Chế độ dinh dưỡng cũng là điểm rất cần được quan tâm dành cho bệnh nhân bị tắc đường ruột hoặc sau khi đã điều trị qua phẫu thuật. Bệnh nhân cần chú ý duy trì chế độ ăn uống của mình như sau: 

  • Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hoá như súp, bún, cháo, mì, phở và các món ăn hầm nhừ, sữa chua,...
  • Các loại rau củ tốt cho người bị tắc ruột gồm củ cải, măng tây, cà rốt, đậu xanh, cải bó xôi, bí ngô, bí đao, dưa hấu, dưa gang, bơ, đu đủ chín,...
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa chỉ nên tiêu thụ ở một mức vừa phải và phải lưu ý chọn sữa không có Lactose.
  • Các loại thịt từ động vật không có chất xơ như thịt cừu, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, cá,...nhưng chỉ nên ăn ở mức vừa phải.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép các loại rau củ quả và nước canh để lưu thông đường ruột hiệu quả.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
  • Không được ăn no trong một bữa hoặc cũng không được để rơi vào tình trạng bị đói quá lâu vì sẽ gây co thắt ruột và dễ dẫn tới tắc đường ruột.

Người bệnh cần lưu ý những thứ cần ăn nếu bị tắc ruột 

Người bệnh cần lưu ý những thứ cần ăn nếu bị tắc ruột 

Hội chứng tắc ruột thường gặp ở hầu hết các lứa tuổi và không thể chủ quan xem thường các dấu hiệu của bệnh lý này vì nó hoàn toàn có thể cảnh báo những yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe. Chúng ta không nên chủ quan trước các dấu hiệu thường gặp như nôn mửa, đau bụng,...Nếu có biểu hiện, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

BVĐK Phương Đông với đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và phẫu thuật điều trị tình trạng tắc ruột triệt để. Bệnh viện trang bị hệ thống thiết bị y khoa hiện đại, tiên tiến giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Đặc biệt, Phương Đông áp dụng đồng thời BHYT và BHBT theo quy định giúp tiết kiệm chi phí tốt nhất. Quý khách có thể lựa chọn đặt lịch theo thời gian mong muốn. Liên hệ 1900 1806 để được hướng dẫn chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,192

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám