Vi chất dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu của trẻ thiếu chất dinh dưỡng?

Ngọc Anh

14-09-2024

goole news
16

Vi chất dinh dưỡng là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ mà cơ thể cần với lượng nhỏ. Tuy nhiên, chúng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng trưởng, phát triển và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Nếu không có vi chất, cơ thể dễ mắc các bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy giảm thị lực, chậm lớn,....

Vi chất dinh dưỡng là gì? Vai trò của vi chất dinh dưỡng 

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Ví dụ như các vitamin (A, B, C, D, E, K...) và khoáng chất (canxi, sắt, kẽm, iốt...). 

Trong đó vitamin là các hợp chất hữu cơ được tạo ra từ động vật và thực vật, bị phá vỡ bởi nhiệt độ cao, axit và không khí. Khoáng chất thì khác, đây là chất tồn tại trong đất, nước và không thể bị phá vỡ.

Bạn phải tìm hiểu để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng thiết yếu

Bạn phải tìm hiểu để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng thiết yếu

Trên thực tế, không phải lúc nào cơ thể cũng tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng. Vì thế chúng ta phải chủ động bổ sung chúng từ đa dạng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật khác nhau. Đây là thành phần rất quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ cơ quan trong cơ thể bởi nó hỗ trợ:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào, bao gồm chống lại tác nhân gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và Alzheimer
  • Hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, vitamin B là vi chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo thành năng lượng. Vitamin A rất tốt cho mắt và muốn răng, xương chắc khỏe, cơ thể phải được cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D
  • Hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Iod được hấp thu và vận chuyển đến tuyến giáp để điều hoà quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn. Vitamin D có vai trò quan trọng để duy trì chức năng cho hệ thần kinh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

Như đã đề cập đến ở trên, cơ thể không thể tự tổng hợp vi chất dinh dưỡng được nên chúng ta phải bổ sung từ các thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều người bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này vì:

  • Chế độ ăn thiếu đa dạng: Không ít người kén ăn hay chỉ ăn uống theo thói quen, quá bận nên hay bỏ bữa, ăn kiêng thiếu khoa học,... dẫn đến cơ thể không được cung cấp các bữa ăn giàu vi chất dinh dưỡng.
  • Rối loạn hấp thu: Một số bệnh về đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,... có thể khiến quá trình chuyển hoá của bệnh nhân không hiệu quả. Người bệnh không hấp thu được hoặc hấp thu được ít vi chất dinh dưỡng.
  • Không điều chỉnh nhu cầu dinh dưỡng kịp thời: Trẻ em, phụ nữ hay những người đang điều trị bệnh ung thư, bệnh nhiễm trùng, bệnh thận,... có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Nếu không tăng khẩu phần và đa dạng các loại thực phẩm thì bạn có xu hướng thiếu hụt một số vi chất

Chế độ ăn không đa dạng là nguyên nhân phổ biến cho hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn không đa dạng là nguyên nhân phổ biến cho hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng

Dấu hiệu của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

Tùy thuộc vào loại vi chất dinh dưỡng thiếu hụt mà cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu chung của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Mụn nhọt, da khô
  • Tóc rụng, móng giòn
  • Miễn dịch kém
  • Rối loạn thị giác

Tuy nhiên, sự thiếu hụt hay thừa vi chất diễn ra từ từ, từ bên trong nên bạn cách tốt nhất là bạn nên đến Bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm vi chất. Đây là cách chính xác và nhanh chóng nhất để bạn xác định được tình trạng dinh dưỡng của cơ thể và bổ sung nếu phù hợp. 

Xem thêm: Các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng ngừa

Bàn tay của người bệnh thiếu máu do không bổ sung đầy đủ vitamin D

Bàn tay của người bệnh thiếu máu do không bổ sung đầy đủ vitamin D

Ngay khi phát hiện bệnh nhân bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn ngay hoặc đến Bệnh viện (nếu cần thiết). Thiếu vi chất có thể dẫn đến:

  • Phát triển chậm ở trẻ em như còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ do thiếu vitamin D, canxi. Một số bé bị bướu cổ do thiếu iod. Thiếu vitamin A khiến thị lực giảm, mắt kém
  • Suy giảm hệ miễn dịch, bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Thiếu máu, do thiếu sắt. Chế độ ăn không đủ lượng thịt đỏ, hải sản và rau xanh
  • Các vấn đề về da, tóc, móng làm da khô, tóc rụng, móng giòn.
  • Mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn.

Nhu cầu bổ sung vi chất dinh dưỡng của trẻ em

Để em bé lớn lên khỏe mạnh cả về thể chất và trí não thì các bậc cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như sau:

Đối tượng trẻ em

Vitamin A  (mcg)

Canxi (mcg)

Iod (mcg)

Sắt (mcg)

Kẽm (mcg)

Magie (mcg)

Photpho (mcg)

<6 tháng tuổi

375

300

90

0,93

2,8

36

90

6 - 11 tháng tuổi

400

400

90

12,4

4,1

54

275

1 - 3 tuổi

400

500

90

7,7

4,1

65

460

4 - 6 tuổi

450

600

90

8,4

5,1

76

500

7 - 9 tuổi

500

700

90

11,9

5,6

100

500

Các cách bổ sung vi chất dinh dưỡng hàng ngày

Có rất nhiều cách để bổ sung vi chất dinh dưỡng hàng ngày như sau:

  • Uống thực phẩm tổng hợp, thực phẩm chức năng như viên vitamin tổng hợp, viên sắt, dầu bổ sung iod,... nếu cơ thể đang thiếu iod trầm trọng
  • Ăn các loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cơ thể cần bổ sung như bột mì, muối ăn, rau xanh, trái cây,... nếu bạn chỉ đang thiếu chất nhẹ
  • Xây dựng menu ăn uống theo ngày, kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày để phòng chống thiếu chất dinh dưỡng dài hạn, bền vững

Xây dựng và thực hiện kỷ luật theo chế độ ăn khoa học giúp phòng chống triệu chứng của thiếu vi chất dinh dưỡng

Xây dựng và thực hiện kỷ luật theo chế độ ăn khoa học giúp phòng chống triệu chứng của thiếu vi chất dinh dưỡng

Bạn có thể tham khảo các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu dưới đây:

  • Rau lá xanh đậm: Cải xoăn, cải thìa, rau bina, rau cải xoong... là nguồn cung cấp dồi dào vitamin K, vitamin C, sắt và canxi.
  • Trái cây họ cam quýt: Cam, quýt, bưởi... chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Cà rốt, bí đỏ: Cung cấp beta-carotene, tiền chất của vitamin A, tốt cho mắt và da.
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu... là nguồn cung cấp sắt, protein và vitamin B12.
  • : Cá hồi, cá ngừ, cá thu... giàu omega-3, protein và các vitamin tan trong dầu.
  • Trứng: Cung cấp protein, vitamin D, sắt và các vitamin nhóm B.
  • Sữa: Cung cấp canxi, vitamin D và protein, cần thiết cho xương chắc khỏe.
  • Sữa chua: Giàu probiotics, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Phô mai: Nguồn cung cấp canxi và protein.
  • Hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều... giàu chất béo không bão hòa, vitamin E và khoáng chất.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch... cung cấp chất xơ, vitamin B và các khoáng chất.

Ngoài ra, bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, chọn cách chế biến như luộc, hấp, nướng, tránh chế biến ở nhiệt độ cao để giữ lại tối đa vitamin và khoáng chất trong bữa ăn. Bên cạnh đó, đừng quên uống đủ nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. 

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Các câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người thân, nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Thấu hiểu mong muốn chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các cơ sở y tế khám và tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu được nhiều khách hàng lựa chọn. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Trong đó, có TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân đến khám dinh dưỡng còn được hỗ trợ bởi trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy Inbody 770. Đây là thiết bị giúp phân tích các thành phần cơ thể bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học. Chỉ trong vòng 45 - 60 giây, không cần lấy máu, không hấp thụ tia, bạn sẽ được đánh giá đo và đánh giá các thành phần cơ thể ở mức độ tế bào chi tiết như:

  • Tổng lượng nước cơ thể, lượng nước trong và ngoài tế bào
  • Phân tích nước từng phần: Nước ở 2 tay, nước ở thân, nước 2 chân
  • Phân tích khối mỡ
  • Lượng khoáng trong xương
  • Cân nặng mục tiêu
  • Chuyển hoá cơ bản
  • Số kg mỡ và cơ cần điều chỉnh 

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Có thể nói, vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu cho hoạt động và sự phát triển của cơ thể. Để đảm bảo quá trình chuyển hoá của cơ thể diễn ra bình thường, loại trừ được các tác nhân gây hại, bạn nên tham khảo chủ động đầu tư xây dựng các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và thăm khám bác sĩ định kỳ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
25

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám