Viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Viêm bao quy đầu trẻ em là tình trạng dải da bao phủ bao quy đầu của bé bị viêm đỏ, sưng tấy, bí tiểu, đau khi đi tiểu, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, tiết dịch và thậm chí chảy máu xung quanh bao quy đầu. Bệnh không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt cho trẻ mà còn tiềm tàng nguy cơ gây viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang, thận,... và hoại tử, K dương vật và gây vô sinh nam.
Hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ em
Dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em
Gia đình có thể nhận biết tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em đơn giản theo các triệu chứng như sau:
- Khó khăn khi đi tiểu: Bí tiểu, tiểu rắt. Bé than đau ở bao quy đầu và đầu dương vật khi đi tiểu, có thể lấy tay bụm ở háng
- Sốt, quấy khóc không rõ nguyên nhân
- Bao quy đầu sưng đỏ, phù nề ở dương vật
- Cảm thấy bao quy đầu đỏ và ngứa ngáy
- Bất thường ở bao quy đầu: Màu sắc (bao quy đầu có màu đậm hơn bình thường), loét, chảy máu, tiết mủ có mùi hôi ở bao quy đầu….
- Có vùng da sáng bóng hoặc trắng trên dương vật của cậu bé
Viêm bao quy đầu khiến trẻ ngứa rát bao quy đầu, ngứa ngáy không muốn đi tiểu tiện
Tại sao trẻ em bị viêm bao quy đầu?
Tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,... gây ra. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp dẫn đến bất thường ở cơ quan sinh dục:
Vệ sinh kém
Theo các chuyên gia Nam khoa, đây là nguyên nhân khiến viêm bao quy đầu dễ xảy ra nhất, bao gồm:
- Trẻ không biết vệ sinh cơ quan sinh dục: Không vệ sinh vùng da dưới bao quy đầu, không lộn bao quy đầu để làm sạch bựa sinh dục, nước tiểu còn dư, không lau “cậu bé” sau khi tắm rửa, lau từ sau ra trước,...
- Lạm dụng dùng bỉm: Dùng bỉm lâu không thay, thay bỉm nhưng không lau rửa, vệ sinh kỹ dương vật và bao quy đầu,... khiến vi khuẩn, nấm tấn công gây viêm
- Người lớn không rửa tay sạch sẽ khi thay bỉm, vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé
Nhìn chung, nếu gia đình chưa biết cách chăm sóc, lười vệ sinh, vệ sinh chưa kỹ vùng kín cho bé,... thì nguy cơ bé bị viêm nhiễm là rất cao.
Bỉm, tã cũng là nguyên nhân gây viêm bao quy đầu
Nhiễm trùng từ nấm và vi khuẩn
Nấm Candida albican, trùng roi Trichomonas, vi khuẩn,... có thể khiến trẻ em bị lây nhiễm khi bé có vết thương hở, thời tiết ẩm ướt hay bé có sức đề kháng yếu. Nếu trẻ đang bị bệnh hoặc thường xuyên ốm thì nấm và vi khuẩn có thể xâm nhập sâu hơn, gây ra tình trạng viêm tại da, hệ tiêu hoá và trong đó có bao quy đầu ở vùng sinh dục.
Nấm Candida có thể gây ra tình trạng bao quy đầu bị sưng đỏ, nổi mụn
Dị ứng
Đối với trẻ em, khi cha mẹ tắm rửa, vệ sinh cho bé thường xuyên sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng,... Trong các thành phần mỹ phẩm, chất tẩy rửa này có thể gây kích ứng da, khiến cơ thể bé nổi lên phản ứng viêm.
Thói quen xấu khi mặc quần áo
Mặc quần áo chật, quần áo ướt, quần áo bó chặt, không thấm mồ hôi hoặc chất liệu dễ gây kích ứng. Thậm chí các thói quen giặt quần áo của bé chung với áo ngoài, đồ lót của người lớn,... cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công khiến bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em diễn biến nhanh.
Bất thường trong cấu trúc bao quy đầu: dài, hẹp bao quy đầu
Không phải lúc nào, tình trạng viêm bao quy đầu cũng bắt nguồn từ các yếu tố do con người tác động. Một số bệnh nhi mắc bệnh viêm bao quy đầu là do các nguyên nhân bệnh lý
- Hẹp bao quy đầu: Vùng da bám chặt vào bao và rãnh quy đầu khiến chất bẩn, nước tiểu tích tụ và gây khó khăn khi vệ sinh vùng tam giác cho trẻ.
- Bao quy đầu dài: Tương tự tình trạng hẹp, khi vùng da quy đầu che phủ toàn bộ đầu dương vật thì bé có nguy cơ bị viêm bao quy đầu lớn hơn.
Bao quy đầu lộn khỏi cơ quan sinh dục
Lộn bao quy đầu không đúng cách
Cha mẹ khi rửa, lau bao quy đầu cho con bắt buộc phải lộn bao quy đầu ra để vệ sinh đầu dương vật, vùng da dưới và trong bao quy đầu. Trong trường hợp mẹ lộn sai cách, em bé có thể cảm thấy đau do da quy đầu bị rách, nứt và chảy máu. Đồng thời, vết thương hở này có thể khiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây ra bệnh lý nghiêm trọng.
Viêm niệu đạo
Đây là tình trạng nhiễm trùng ống dẫn nước tiểu trước từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Bé trai dễ mắc bệnh này do hay nhịn tiểu, uống ít nước, mặc quần áo ẩm ướt,... Do lỗ niệu đạo và bao quy đầu nằm gần nhau, chỉ khoảng vài phân nên các vi khuẩn từ lỗ niệu đạo có thể lan truyền nhanh chóng sang bao quy đầu khiến bộ phận này bị viêm nhiễm.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Gây viêm dính bao quy đầu ở trẻ em
Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhi bị viêm bao quy đầu là viêm dính bao quy đầu ở trẻ em. Khi việc vệ sinh cá nhân cho vùng kín của bé không được đảm bảo lâu dài. Chất thải như nước tiểu, bựa sinh dục sẽ tích tụ ở đầu dương vật khiến vi khuẩn sinh sôi và gây dính bao quy đầu với phần đầu dương vật.
Viêm nhiễm xung quanh các cơ quan gần dương vật
Viêm bao quy đầu khiến đầu dương vật bị lở loét. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lan rộng đi lên lỗ tiểu, ngược dòng nước tiểu để khiến vết loét lây lan ra niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt, thận và bàng quang.
Các cơ quan xung quanh có thể bị nhiễm trùng khi bao quy đầu của bé bị viêm
Ngoài ra, bé trai có thể sẽ bị xuất tinh sớm do quy đầu bị khô sau một khoảng thời gian dài bị viêm bao quy đầu. Đồng thời, tổn thương dương vật do bao quy đầu gây ra cũng có thể làm trẻ bị liệt dương, rối loạn cương dương,....
Hoại tử, ung thư dương vật
Đây là biến chứng muộn. Bệnh viêm bao quy đầu ở bé một khi đã diễn biến đến giai đoạn nặng sẽ hình thành các nốt lở loét, chảy máu. Do đó, nguy cơ hoại tử, hình thành khối u ác tính ở vùng kín.
Nguy cơ gây vô sinh nam
Viêm bao quy đầu làm trẻ có nguy cơ bị vô sinh. Do viêm tinh hoàn dẫn đến viêm mào tinh hoàn, viêm ống tinh hoàn. Nó làm cho số lượng và chất lượng tinh trùng giảm một lượng đáng kể.
Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em
Dùng thuốc điều trị là phương pháp điều trị thường thấy nhất khi bệnh nhi mắc các bệnh về quy đầu của em bé. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết viêm bao quy đầu ở trẻ em bôi thuốc gì thì có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây cho bé:
- Hydrocortisone 2.5%: Có tác dụng kháng viêm, giảm sưng bao quy đầu và những triệu chứng viêm bao quy đầu. Các trường hợp bị viêm do virus, nấm, vi khuẩn thì thường được chỉ định dùng thuốc bôi viêm dạng bao quy đầu này.
- Nhóm thuốc bảo vệ da có các thành phần từ mỡ cừu,Glycerin: Đây là thuốc bôi viêm bao quy đầu giúp kích thích hình thành lớp da mới và hạn chế triệu chứng bệnh. Đồng thời, bé dùng thuốc này có thể tránh khỏi tình trạng bị khô da, ngứa ngáy, bỏng rát bao quy đầu và kích ứng da.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc có thành phần này sẽ giúp chống lại các vi khuẩn gây ra bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ. Các loại thuốc bôi viêm bao quy đầu thường dùng là Polymyxin, Chloramphenicol, Penicillin,....
- Thuốc kháng virus: Thuốc có thành phần này sẽ giúp chống lại các vi khuẩn gây ra bệnh viêm bao quy đầu như Famciclovir, Valacyclovir,...
- Thuốc làm se da: Làm đông protein ở vị trí bôi thuốc, bé trai sẽ không còn ngứa ngáy, khó chịu với các thành phần như oxit kẽm, calamine,...
Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trên mà không có các chỉ định của bác sĩ, không bôi dính vào mắt, miệng và chỉ bôi đúng liều lượng, đúng chỉ định. Trong trường hợp, sau khi bôi thuốc bé có các triệu chứng không mong muốn thì nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Thuốc bôi đặc trị điều trị bệnh viêm bao quy đầu
Nong tách bao quy đầu
Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu dẫn đến viêm, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định nong tách bao quy đầu. Gia đình có thể thực hiện thủ thuật này tại nhà như sau:
- Vệ sinh bao quy đầu cho bé, lau khô sạch sẽ
- Dùng thuốc mỡ thoa đều lên vùng da quy đầu để làm mềm, giãn da và giảm viêm nhiễm vùng kín
- Nhẹ nhàng kéo giãn bao quy đầu của bé về phía trước rồi từ từ lộn ngược ra sau, tránh làm bé đau
- Giữ nguyên tư thế này trong vài phút rồi nhẹ nhàng đưa bao quy đầu trở vêh vị trí ban đầu
- mà dẫn đến viêm bao quy đầu. Phương pháp hiệu quả mà bác sĩ chỉ định đó là nong bao quy đầu. Phương pháp này quý phụ huynh có thể thực hiện tại nhà. Trong quá trình thực hiện chú ý phải nhẹ nhàng, cẩn thận để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn không cẩn thận có thể gây ra những ảnh hưởng không đáng có cho bé.
Phẫu thuật cắt bao quy đầu
Nếu bé bị viêm bao quy đầu nặng thì phương pháp cắt bao quy đầu có thể được cân nhắc thực hiện. Đây là cách điều trị an toàn, hiệu quả có ý nghĩa lớn trong giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu hoặc viêm quy đầu.
Cắt bao quy đầu là một phương pháp điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Cách vệ sinh khi bị viêm bao quy đầu
Đối với các trường hợp bé bị viêm bao quy đầu, cha mẹ cần duy trì vệ sinh theo chỉ dẫn như sau để giảm nhẹ nguy cơ tổn thương nặng hơn cho bé như sau:
- Bước 1: Pha sẵn nước muối theo tỷ lệ chuẩn hoặc chuẩn bị nước muối sinh lý , khăn khô sạch
- Bước 2: Kéo bao quy đầu ra khỏi dương vật nhẹ nhàng, vệ sinh bằng nước muối sinh lý để làm sạch hết các bựa sinh dục. Chú ý, thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương, trầy xước dương vật của bé
- Bước 3: Kéo bao quy đầu trở lại vị trí đầu dương vật
- Bước 4: Vệ sinh các vùng xung quanh bao quy đầu như hậu môn, da bìu tinh hoàn và hai bên bẹn
- Bước 5: Sử dụng khăn bông khô lau sạch nhẹ nhàng
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm bao quy đầu, bằng cách:
- Khám lâm sàng để xem xét tình trạng viêm bên ngoài bao quy đầu, thu thập thông tin về triệu chứng, thói quen sinh hoạt, vệ sinh để có cơ sở xác lập chẩn đoán
- Xét nghiệm dịch tiết hỗ trợ chỉ ra nguyên nhân chính xác gây viêm bao quy đầu ở trẻ em từ vi khuẩn, virus, nấm,... từ dịch tiết của bao quy đầu
- Xét nghiệm máu cũng giúp xác nhận nguyên nhân gây bệnh ở bao quy đầu
- Xét nghiệm nước tiểu dựa trên cơ sở phân tích, kiểm tra màu sắc, độ đậm đặc, vi mô cũng có ý nghĩa tương tự các xét nghiệm trên
Bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị khi trẻ bị viêm bao quy đầu
Khi nào nên đưa trẻ bị viêm bao quy đầu đến gặp bác sĩ?
Cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện uy tín ngay, nếu tình trạng viêm bao quy đầu không tự khỏi sau vài ngày. Đồng thời, nếu bé có các biểu hiện:
- Sưng đau, phù nề bao quy đầu
- Vết loét ở bao quy đầu có mủ
- Vùng da xung quanh quy đầu bị biến đổi, chảy máu
- Sốt, quấy khóc nhiều
Các bậc cha mẹ nếu nghi ngờ bé bị viêm bao quy đầu có thể đưa bé đến khám tại Khoa Nam học - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ can thiệp y tế chất lượng cao. Các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao từ các Bệnh viện tuyến đầu sẽ thực hiện thăm khám riêng tư, an toàn và tiết kiệm thời gian.
Trong điều kiện không may phải lưu viện điều trị, bé sẽ được nghỉ tại Phòng Nội trú đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và chăm sóc bởi điều dưỡng tâm lý, bữa ăn tuân thủ tiêu chuẩn dinh dưỡng. Hệ thống phòng mổ vô khuẩn và trang thiết bị hiện đại luôn sẵn sàng đáp ứng mọi ca mổ dù là nội soi hay cấp cứu với độ khó cao.
Bên cạnh đó, Bệnh viện vẫn đang có chính sách hỗ trợ thanh toán kết hợp BHYT, BHBL và các chương trình ưu đãi thường xuyên để giảm nhẹ gánh nặng chi phí, gia đình an tâm chữa bệnh cùng con.
Như vậy, viêm bao quy đầu ở trẻ em không phải bệnh lý phức tạp, có thể điều trị sớm và dứt điểm được. Để tránh các biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn khi điều trị, khi phát hiện các triệu chứng đáng ngờ, phụ huynh phải nhanh chóng đưa bé đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.