Viêm mũi dị ứng chảy máu cam có nguy hiểm không? Cách xử lý?

Ngọc Anh

26-03-2025

goole news
16

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,...và đặc biệt có những người bị viêm mũi dị ứng chảy máu cam. Biểu hiện này khiến nhiều người bệnh lo lắng, đặc biệt là khi họ không rõ nguyên nhân và không biết cách xử lý phù hợp. 

Tìm hiểu về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích và gây sưng, viêm khi gặp các tác nhân của môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú… Đây là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, thường xuất hiện dưới dạng bệnh dị ứng vào các thời điểm giao mùa hoặc dị ứng quanh năm. Ngoài ra, đây được đánh giá là bệnh lý của hệ miễn dịch, không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc điều trị, dùng dung dịch rửa mũi thường xuyên hay phẫu thuật.

Viêm mũi dị ứng chảy máu cam là gì?

Viêm mũi dị ứng chảy máu cam là gì?

Tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu cam không xảy ra với tất cả các ca bệnh. Thông thường, bệnh nhân chỉ bị chảy máu cam khi tình trạng dị ứng đã tiến triển khá nặng kết hợp với các nhân tố kích thích bệnh như cơ địa nhạy cảm, đang sống trong môi trường khô hanh, nhiều bụi bẩn, lông chó mèo,... hoặc lạm dụng các loại dung dịch rửa mũi, thuốc xịt mũi,...

Bị viêm mũi dị ứng chảy máu cam có nguy hiểm không? Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, tình trạng chảy máu cam ở người viêm mũi dị ứng là tạm thời và không gây nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh thường xuyên bị chảy máu cam hoặc lượng máu nhiều, kèm theo chóng mặt, đau đầu hoặc suy nhược cơ thể, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu và hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ, điều trị phù hợp.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Như đã nhắc đến ở trên, có rất nhiều nguyên nhân có thể thúc đẩy nguy cơ chảy máu cam ở người đang điều trị dị ứng. Dưới đây là một số lý do kích thích triệu chứng chảy máu cam ở người bệnh, bao gồm:

Nguyên nhân trực tiếp

  • Khô niêm mạc mũi: Khí hậu hanh khô vào thời điểm chuyển mùa thu đông, thói quen ngồi lâu trong phòng điều hoà hoặc dùng máy sưởi cũng khiến niêm mạc mũi mất độ ẩm, dễ nứt nẻ và chảy máu.
  • Tổn thương mao mạch mũi: Người viêm mũi dị ứng thường xì mũi mạnh, hắt hơi liên tục hoặc ngoáy mũi thường xuyên dễ làm vỡ các mao mạch nhỏ trong mũi.
  • Dễ kích ứng: Các yếu tố như khói bụi, hóa chất, mùi hương nồng nặc,... từ môi trường làm việc hoặc môi trường sinh hoạt có thể tăng độ nhạy cảm cho niêm mạc mũi và khiến người bệnh dễ bị tổn thương hơn.

Lớp niêm mạc trong mũi khô sẽ gây ra dễ dẫn đến chảy máu và nứt nẻ

Lớp niêm mạc trong mũi khô sẽ gây ra dễ dẫn đến chảy máu và nứt nẻ

Nguyên nhân gián tiếp

  • Lạm dụng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt mũi co mạch hoặc thuốc kháng viêm corticoid, thuốc chứa hoạt chất kháng histamin,... chỉ nên sử dụng theo chỉ định. Nếu dùng các loại thuốc này trong thời gian dài thường gây ra tình trạng khô, rát niêm mạc mũi, đặc biệt là chảy máy mũi. Cá biệt trên lâm sàng, các bác sĩ đã gặp các trường hợp viêm mũi dị ứng chảy máu cam còn có biểu hiện mất khứu giác tạm thời, đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp,....
  • Cơ địa nhạy cảm: Người có thành mạch máu yếu, mao mạch dễ vỡ hoặc bệnh lý nền như huyết áp cao xì mũi, hắt hơi nhiều,.. cũng có nguy cơ chảy máu cam cao hơn.
  • Chấn thương vùng mũi: Nếu người bệnh bị va đập mạnh vào vùng mũi do trải qua tai nạn, chấn thương thì cũng có thể bị chảy máu cam.

Dùng quá nhiều thuốc xịt mũi cũng khiến lớp niêm mạc bị khô, dễ nứt nẻ

Dùng quá nhiều thuốc xịt mũi cũng khiến lớp niêm mạc bị khô, dễ nứt nẻ

Cách xử lý khi bị viêm mũi dị ứng chảy máu

Ngay khi phát hiện bị chảy máu cam, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Ngồi cúi đầu về phía trước: Để máu không chảy ngược vào họng, tránh nguy cơ nôn ói.
  • Bóp nhẹ cánh mũi: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ hai bên cánh mũi trong khoảng 10 phút để giúp cầm máu.
  • Chườm lạnh vùng sống mũi: Sử dụng khăn lạnh hoặc túi đá đặt lên sống mũi giúp co mạch và cầm máu nhanh hơn.
  • Không ngửa đầu ra sau: Bạn tuyệt đối không nên ngửa đẩu ra sao bởi tư thế này dễ khiến máu chảy vào họng, tăng nguy cơ sặc hoặc buồn nôn.

Ngoài ra, sau khi sơ cứu xong, gợi ý bạn có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh, làm sạch lớp niêm mạc mũi hàng ngày. Đồng thời, gợi ý bạn nên dùng các loại kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa có thể giúp duy trì độ ẩm trong niêm mạc mũi, hạn chế nguy cơ nứt nẻ và chảy máu cam.

Phòng ngừa chảy máu cam khi bị viêm mũi dị ứng như thế nào?

Để hạn chế nguy cơ chảy máu cam khi đang bị viêm mũi dị ứng, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống như sau:

  • Giữ độ ẩm không khí trong nhà: Dùng máy tạo độ ẩm hoặc đặt chậu nước trong phòng giúp không khí không quá khô.
  • Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A và kẽm như gan động vật, lươn, bơ thực vật, lòng đỏ trứng gà, nấm, cà rốt, rau ngót,...giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ niêm mạc mũi.
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Tránh xa phấn hoa, bụi bẩn, lông thú cưng hoặc các yếu tố dễ kích ứng khác.

Bạn nên dùng máy tạo độ ẩm trong nhà để cải thiện tình trạng chảy máu cam khi bị viêm mũi

Bạn nên dùng máy tạo độ ẩm trong nhà để cải thiện tình trạng chảy máu cam khi bị viêm mũi

Có thể nói, bệnh viêm mũi dị ứng chảy máu cam thường không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc diễn ra thường xuyên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

53

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám