Đau đầu chóng mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Phương Loan

19-04-2024

goole news
16

Đau đầu chóng mặt khi xảy ra đồng thời thường báo hiệu vấn đề nguy hiểm của sức khỏe, phần lớn liên quan đến bệnh lý về não. Vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh nên cần thăm khám sớm, nhận chỉ định xét nghiệm và phác đồ điều trị trước khi xuất hiện các biến chứng, di chứng nghiêm trọng.

Đau đầu chóng mặt là bệnh gì?

Đau đầu chóng mặt là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng gặp ít nhất vài lần trong đời, gây đau, đau nhói, đau âm ỉ ở đầu và mặt, có thể tách biệt hoặc đồng thời cảm thấy mọi thứ xoay tròn, xoay xung quanh mọi vật. Đây có thể không phải dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, song cũng có khả năng là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Đau đầu chóng mặt là gì?

(Đau đầu chóng mặt là gì?)

Nhức đầu chóng mặt có thể là biểu hiện của những bệnh huyết áp thấp, thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa động mạch dẫn lên não, rối loạn tiền đình. Hoặc đến từ các nguyên nhân như dị dạng mạch máu, khối u não, đau nửa đầu, tổn thương tai trong,..

Triệu chứng đau đầu chóng mặt

Tùy nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo đau đầu chóng mặt. Bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội, liên tục, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau.
  • Choáng váng kèm cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Lơ mơ, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê.
  • Cứng phần cổ gáy.
  • Tay chân tê yếu.
  • Méo miệng, nói ngọng.
  • Sốt cao.
  • Co giật.
  • Mắt nhìn mờ, nhìn đôi.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện nêu trên, người bệnh và gia đình cần lập tức di chuyển đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Trong trường hợp này không nên trì hoãn, tránh những di chứng hoặc ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân đau đầu chóng mặt

Đau đầu kèm chóng mặt thường xuất phát từ các vấn đề ở não bộ, là triệu chứng của bệnh lý thông thường hoặc cảnh báo bệnh nặng. Cụ thể trong bảng sau:

Nguyên nhân

Lí giải

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu hay còn gọi đau đầu migranie là cơn đau nhói, đau dữ dội, đau theo nhịp mạch, kéo dài từ 4 giờ hoặc 3 ngày, mỗi tháng xuất hiện từ 1 - 4 cơn. Một số người bệnh còn xuất hiện triệu chứng ở mắt, gọi là tiền triệu, không chịu được ánh sáng quá chói; hoặc chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh, buồn nôn.

Chấn thương đầu

Chấn thương sọ não

Nếu xuất hiện đau đầu sau khi ngã, va đập đầu thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Bởi rất có thể, đây là dấu hiệu máu tụ trong nội sọ, cần phẫu thuật để bảo toàn tính mạng.

Nếu đau đầu hoa mắt chóng mặt kèm mất ý thức tạm thời, ù tai, buồn nôn, chảy dịch từ mũi hoặc tai, có hành vi bất thường, co giật, lú lẫn thì cần cấp cứu gấp, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Hội chứng sau chấn động não

Khoảng 80% người bị chấn động não sau khi điều trị gặp phải hội chứng sau chấn động, gây căng đầu kèm chóng mặt, mất ngủ, giảm tập trung, trí nhớ, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng.

Đột quỵ

Trường hợp đau đầu dữ dội, chóng mặt kèm các triệu chứng nhìn mờ, khó nói, điếc đột ngột, liệt nửa người, méo miệng, ngủ gà, nôn ói, ngồi không vững, không thể đi lại được thì khả năng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm, cần cấp cứu gấp để được điều trị kịp thời, ngăn chặn tình trạng tử vong hoặc di chứng tàn phế suốt đời. Đối tượng có nguy cơ cao bao gồm người có tiền sử đột quỵ, huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài.

Đường huyết thấp

Nếu lượng đường trong máu giảm xuống mức trung bình, cơ thể không đủ glucose và năng lượng hoạt động có thể dẫn đến đau đầu chóng mặt. Nguyên nhân này thường xảy ra ở người tiểu đường hạ đường huyết do thuốc, giảm cân bằng phương pháp nhịn đói.

Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn như sau:

  • Đường huyết bất kỳ: Dưới 140 mg/dL.
  • Đường huyết lúc đói: Dưới 100 mg/dL.
  • Đường huyết sau bữa ăn: dưới 140 mg/dL.

Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus

Đau đầu và chóng mặt khi đi kèm với sốt cao cho biết cơ thể đang chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi này, người bệnh thường kiệt sức, dễ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, uể oải, không thể làm việc gì,...

Trường hợp cứng gáy, nôn ói, sợ ánh sáng, nhìn mờ, li bì, nhìn đôi cần liên hệ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Đây có thể là triệu chứng của viêm màng não, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Mất nước

Mất nước là tình trạng cơ thể mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước nạp vào cơ thể, dễ xảy ra vào thời điểm thời tiết nóng bức hoặc khi sử dụng thuốc, nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.

Bạn cần bổ sung nước khi xuất hiện tình trạng khát nước, nước tiểu sẫm màu, người mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt. Nếu không kịp thời bù dịch, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức.

Lo âu, căng thẳng

Lo âu hay căng thẳng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe tinh thần người bệnh, mà còn khiến thể chất người bệnh suy kiệt. Bởi vậy, người chịu nhiều áp lực, lo lắng thường dễ đau đầu, quay cuồng, chóng mặt, đau nửa đầu hoặc đau cả đầu.

Viêm mê đạo tai

Viêm mê đạo tai là một dạng rối loạn tai trong, gồm 2 dạng do virus và do vi khuẩn. Bệnh về đường hô hấp, nhiễm virus tai trong hoặc nhiễm vi khuẩn dạ dày là những nguyên nhân chính gây viêm mê đạo tai.

Người bị viêm mê đạo tai thường xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mắt mờ, hoa mắt, ù tai, mất thính giác mức độ nhẹ. Cần sớm thăm khám y tế chuyên môn, tuân thủ chỉ định điều trị trước khi mất thính lực hoàn toàn.

Thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan, khi này cơ thể sẽ nhanh chóng yếu ớt, mệt mỏi, nhịp tim không đều, khó thở, tức ngực, chóng mặt, đau đầu,...

Suy giảm thị lực

Những người bị cận thị, viễn thị nếu không đeo kính, đeo kính sai độ rất dễ xuất hiện tình trạng nhức đầu chóng mặt. Khi nhận thấy những dấu hiệu nêu trên, bạn cần đi cắt kính với số độ phù hợp nếu không muốn thị lực suy giảm nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, an thần, huyết áp, rối loạn cương dương, kháng sinh, tránh thai, giảm đau có thể xuất hiện các tác dụng phụ như đau đầu hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, luôn trong trạng thái bứt rứt,...

Có hơn 10 nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt, vừa là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm vừa là tác dụng phụ trong và sau điều trị. Tùy trường hợp cụ thể, tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý mà người bệnh cần có những quyết định thăm khám, điều trị kịp thời.

Hậu quả thường xuyên đau đầu chóng mặt

Đau đầu hoa mắt chóng mặt thường xuyên có thể để lại những hậu quả khôn lường như:

  • Khó tập trung làm việc vì cần nghỉ ngơi nhiều, tiến độ công việc chậm hoàn thành.
  • Không đủ tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn, dẫn tới mắc sai lầm trong công việc và cuộc sống.
  • Chóng mặt khiến người bệnh đứng không vững, gây té gã dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Đặc biệt nguy hiểm nếu đứng trên cao, đang lái xe, xây dựng hoặc sửa chữa điện.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt mất kiểm soát, xung đột với người xung quanh dẫn đến việc đánh mất đi các mối quan hệ của bản thân.

Trong trường hợp đột ngột đau đầu chóng mặt dữ dội, bạn cần đến bệnh viện có trình độ chuyên môn, uy tín để được can thiệp kịp thời. Đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý được nêu trong nội dung 3. Nguyên nhân đau đầu chóng mặt.

Phương pháp chẩn đoán chóng mặt đau đầu

Ban đầu, khi người bệnh đến thăm khám sức khỏe y tế, bác sĩ sẽ khai thác thông tin biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình. Từ đây, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng để bổ sung cho kết quả chẩn đoán.

Xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán chứng chóng mặt đau đầu

(Xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán chứng chóng mặt đau đầu)

Với nhức đầu chóng mặt, bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, bilan lipid, ion đồ, đường huyết đói, HbA1c, CRP,...
  • Xét nghiệm chẩn đoàn hình ảnh bằng kỹ thuật điện tâm đồ, X-quang ngực thẳng, CT scan não, MRI não, siêu âm tim,...

Như vậy, để tìm ra căn nguyên gây nhức đầu chóng mặt thì người bệnh nên đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị xét nghiệm. Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị.

Cách làm giảm đau đầu hoa mắt chóng mặt

Mỗi nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, đó là lý do vì sao người bệnh cần được chẩn đoán y tế. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như giảm đau, an thần, chống trầm cảm, tăng cường tuần hoàn máu não.

Ngoài cách dùng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa đau đầu chóng mặt như ngồi thiền, dùng hương trị liệu, âm nhạc trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hoặc cấy chỉ. Với một số trường hợp bệnh tình nhẹ, bệnh nhân chỉ cần tuân thủ hướng dẫn về thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học.

Phương pháp làm giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

(Phương pháp làm giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt)

Vì bất kỳ ai cũng đều có thể xuất hiện tình trạng đau đầu chóng mặt, nếu bạn chưa từng khởi phát bệnh thì có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa tình trạng diễn ra:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức khuya.
  • Tránh lo âu, căng thẳng qua mức.
  • Thường xuyên tập thể dục, cường độ và tần suất phù hợp.
  • Hạn chế hoặc không hút thuốc, rượu bia hoặc các chất kích thích gây hại sức khỏe.
  • Đứng lên, ngồi xuống từ từ, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
  • Ăn uống đủ bữa, đủ dinh dưỡng.
  • Thực đơn đa dạng, bổ sung trái cây, rau xanh và uống nhiều nước.
  • Khám sức khỏe định kỳ, trung bình 6 tháng - 1 năm/lần.

Nếu đang trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời liên hệ ngay với bác sĩ, cơ sở y tế khi có những biểu hiện bất thường.

Hay nhức đầu chóng mặt đi khám ở đâu?

Nếu thường xuyên hoặc đột ngột bị đau đầu, chóng mặt thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra tổng quát để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể liên hệ đặt lịch hoặc trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Khám đau đầu chóng mặt ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

(Khám đau đầu chóng mặt ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Chuyên khoa Nội thần kinh và Ngoại thần kinh Phương Đông được thành lập với chức năng chẩn đoán, điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, từ chứng đau nửa đầu đến bệnh tự miễn dịch phức tạp. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, chúng tôi tự tin tiếp nhận điều trị các trường hợp phức tạp, chung tay đưa người bệnh trở lại cuộc sống đời thường.

Để giữ vững lời cam kết đó, hai chuyên khoa từ khi thành lập đã được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như:

  • Máy MRI 1.5T 16 kênh.
  • Máy CT Scanner 128 dãy.
  • Máy điện não Nihon Kohden EEG - 1200K.

Song song với đó là các hạng phòng nội trú tiện nghi, tối ưu hóa trải nghiệm khám, chữa bệnh của khách hàng. Liên hệ 1900 1806 khi có dấu hiệu bất thường, hoặc cần sự hỗ trợ khẩn cấp từ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Tổng kết lại, đau đầu chóng mặt là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến não bộ, hoặc là di chứng do sử dụng thuốc và sau điều trị. Trong trường hợp tình trạng diễn tiến bất thường, người bệnh và gia đình cần lập tức nhập viện thăm khám, nhận phác đồ điều trị phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

52

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

GS.TS. Bác sĩ

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS. Bác sĩ

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám