Không ít người bị viêm mũi dị ứng tự hỏi: Đang bị viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi không? Trên thực tế, bạn vẫn có thể phẫu thuật được nếu tình trạng bệnh được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc thực hiện đại phẫu trong giai đoạn bệnh đang bùng phát có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để có lời khuyên đúng đắn trước khi làm đẹp nhé!
Viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi không?
Người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể nâng mũi, nhưng cần cân nhắc kỹ và tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn. Về cơ bản, nâng mũi là thủ thuật dùng chất độn để thay đổi hình dáng và độ cao sống mũi. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ can thiệp và đặt chất độn lên xương chính và dưới da mũi mà không bóc tách đến xoang mũi.
Trong khi đó, viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân từ môi trường. Do đó, chỉ cần đảm bảo phẫu thuật diễn ra an toàn, chăm sóc hậu phẫu đúng cách, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ thì người bệnh vẫn có thể thực hiện phẫu thuật làm đẹp bình thường.

Viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi không?
Các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho hay, mặc dù không có chống chỉ định nâng mũi cho cá bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, khuyến khích, người bệnh cần điều trị ổn định viêm mũi dị ứng trước khi thực hiện can thiệp ngoại khoa. Bởi khi đó, người bệnh sẽ giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi hay nghẹt mũi và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Nâng mũi khi bị viêm mũi dị ứng có sao không?
Viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi không? Nếu người bệnh bị viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ, kiểm soát tốt các triệu chứng thì việc nâng mũi vẫn có thể tiến hành an toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh đang trong giai đoạn cấp tính (triệu chứng dữ dội, tái phát liên tục) thì việc phẫu thuật có thể gặp rủi ro như:
- Sưng viên, phù nề kéo dài: Viêm mũi dị ứng dễ khiến niêm mạc mũi sưng tấy, khiến người bệnh mất nhiều thời gian phục hồi hơn sau phẫu thuật.
- Nguy cơ nhiễm trùng cao: Do lớp niêm mạc mũi đang bị tác nhân bên ngoài kích thích kết hợp với can thiệp ngoại khoa vào sâu bên trong mũi khiến bộ phận này dễ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Ảnh hưởng dáng mũi: Các triệu chứng điển hình của bệnh như ngứa mũi, nghẹt mũi khiến người bệnh hắt hơi mạnh, xì mũi liên tục và làm lệch, ảnh hưởng đến dáng mũi.

Nâng mũi khi đang bị viêm mũi dị ứng có thể khiến dáng mũi của người bệnh bị ảnh hưởng
Mặt khác, sụn trong phẫu thuật nâng mũi là sụn silicon nhân tạo, có xu hướng làm người bệnh không thoải mái và trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh như hắt vì, xì mũi nhiều, chảy nước mũi,... Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày thực hiện phẫu thuật. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bác sĩ thường khuyến cáo chỉ nên nâng mũi khi bệnh đã được kiểm soát tốt và các triệu chứng ổn định.
Các trường hợp viêm mũi dị ứng không được nâng mũi
Như đã nhắc đến ở trên, không phải tất cả các bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật nâng mỹ. Đặc biệt, một số đối tượng viêm mũi dị ứng sau bị không được thực hiện phẫu thuật nâng mũi, bao gồm:
- Mắc bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính: Khi bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên, việc nâng mũi có thể không mang lại hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn và khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hơn
- Người có cơ địa dị ứng mạnh: Trường hợp cơ thể nhạy cảm quá mức với các chất liệu cấy ghép dễ dẫn đến phản ứng đào thải hoặc dị ứng sau phẫu thuật.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên nâng mũi vì thuốc kháng sinh hậu phẫu có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé
- Người có tiền sử bệnh lý tim mạch, máu khó đông hoặc tố chất tâm lý không ổn định
Trong các trường hợp trên, bác sĩ có thể tư vấn điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát tốt bệnh lý trước khi tiến hành nâng mũi.

Riêng đối với các trường hợp viêm mũi nặng, không nên nâng mũi
Cách chăm sóc dành cho người viêm mũi dị ứng sau khi nâng mũi
Sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, người bệnh cần chăm sóc kỹ càng để đảm bảo quá trình phục hồi an toàn và hạn chế tối đa biến chứng theo hướng dẫn dưới đây:
- Duy trì việc điều trị viêm mũi dị ứng theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng trong giai đoạn phục hồi.
- Vệ sinh mũi nhẹ nhàng bằng dung dịch rửa mũi sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ để làm sạch mũi mà không làm tổn thương vùng phẫu thuật.
- Tránh các hoạt động mạnh có thể gây va đập vào vùng mũi, đồng thời hạn chế cúi đầu thấp hoặc hắt hơi mạnh trong những ngày đầu sau phẫu thuật.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C và tích cực hỗ trợ quá trình lành thương như thịt, cá hồi, cà chua,... Đồng thời, bạn nên tạm thời kiêng các món có thể gây ngứa và tăng khả năng tạo sẹo như rau muống, thịt gà, cà phê, thuốc lá,...
- Che chắn vùng mũi cẩn thận khi ra ngoài và không tiếp xúc với các vật sắc nhọn
- Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi và kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường.

Duy trì thói quen rửa mũi theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi thực hiện thủ thuật
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám Tai mũi họng uy tín thì gợi ý bạn đến Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là nơi quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp nâng cao đáng kể hiệu quả khám chữa bệnh.
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi”. Phẫu thuật thẩm mỹ hoàn toàn có thể được tiến hành nếu người bệnh được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị bệnh lý ổn định.