Viêm thanh quản cấp là gì? Gợi ý một số cách điều trị

Doan Nguyen

14-03-2023

goole news
16

Viêm thanh quản cấp là căn bệnh khá nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em. Đây đang là vấn đề mà các bậc phụ huynh lo ngại. Vì vậy việc phát hiện ra bệnh và cách điều trị bệnh lý này ở trẻ em đang được chú ý, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh lý Viêm thanh quản cấp

Thanh quản là gì?

Thanh quản có dạng hình ống nằm ở trước cổ ngang mức đốt sống cổ từ C1 đến C6. Giới hạn phía trên của thanh quản là ở bờ trên của sụn giáp và giới hạn phía dưới là bờ dưới của sụn nhẫn. Ở phía trên thanh quản sẽ thông với họng dưới và phía dưới sẽ thông với khí quản.

Thanh quản có nhiều chức năng quan trọng như: chức năng hô hấp, phát âm hay bảo vệ chức năng đường hô hấp dưới. 

Viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản cấp tiếng anh là Acute Laryngitis, là tình trạng mà niêm mạc của thanh quản bị viêm và phù nề, đôi khi sẽ lở loét và lan sâu xuống các lớp hơn. Bệnh có thể dẫn đến viêm cơ cùng với hoại tử sụn từ đó kéo theo sưng dây thanh gây ra biến dạng âm thanh và khi không khí đi qua thì giọng sẽ bị khàn, nặng hơn có thể bị mất giọng, và có thể sẽ kéo dài dưới 3 tuần.

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em là tình trạng vùng niêm mạc của thanh quản bị tổn thương do nhiễm một số loại vi khuẩn hay virus, thường gặp ở trẻ em vào những mùa lạnh.

Triệu chứng ho, mệt mỏi là dấu hiệu của thanh quản bị viêm cấp tính
Viêm thanh quản cấp là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc của thanh quản bị viêm và phù nề

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản cấp

Thanh quản bị viêm là một bệnh lý phổ biến gặp ở nhiều người và có thể chữa trị dứt điểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thanh quản bị viêm mãn tính như:

  • Hay gặp vào mùa rét và thường bị viêm nặng, bệnh có thể đi từ mũi xuống thanh quản, nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới vì những điều kiện phát sinh đi kèm như uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, hút thuốc,…
  • Do virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Chủ yếu là do virus, chiếm  khoảng 75%, thường gặp do virus cúm A.
  • Adenovirus. (hiếm gặp)
  • Vi khuẩn hoặc là nấm.
  • Cố gắng hoạt động dây thanh âm: nói quá nhiều và nói to.
  • Bị phản ứng hay dị ứng với bụi hoặc phấn hoa.

Các triệu chứng thường gặp của viêm thanh quản cấp

Trong hầu hết các trường hợp thì các triệu chứng của bệnh chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần và khá nhẹ nhàng. Một số ít trường hợp bệnh xuất hiện những biểu hiện nặng. Các triệu chứng dây thanh quản bị viêm bao gồm:

Triệu chứng ở người lớn:

  • Sốt, ớn lạnh, kèm theo mệt mỏi kéo dài
  • Niêm mạc họng, amidan sưng.
  • Niêm mạc thanh quản phù nề và đỏ.
  • Dây thanh âm xung huyết, xuất tiết nhầy ở mép phía trước dây thanh.

Triệu chứng ho, mệt mỏi là dấu hiệu của thanh quản bị viêm cấp tính
Triệu chứng ho, mệt mỏi là dấu hiệu của thanh quản bị viêm cấp tính

Triệu chứng ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, ngạt mũi
  • Nhịp thở trở nên bất thường
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi
  • Sốt cao
  • Phồng cánh mũi,...

Viêm thanh quản cấp ở người lớn thường sẽ không gây ra các tình trạng nguy hiểm và có khả năng hồi phục tốt, nhưng ở trẻ em thì phải theo dõi sát sao vì dễ gây khó thở và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Viêm dây thanh quản cấp ở trẻ có thể tiến triển thành viêm phế quản thậm chí viêm phổi. Tuy nhiên, ở người lớn nếu không điều trị dứt điểm từ thời điểm cấp tính thì sẽ trở nặng và thành viêm thanh quản mãn tính.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản cấp

Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của bệnh lý này. Các tác nhân gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển thành viêm thanh quản cấp. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

Với người lớn:

  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường không an toàn, bụi bặm và các chất gây ứng
  • Có tiền sử bị viêm xoang, chữa không dứt điểm
  • Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Thường bị trào ngược dạ dày, dẫn đến viêm
  • Người nói nhiều do tính chất công việc
  • Người sử dụng thực phẩm lạnh trong thời gian dài

Với trẻ em:

  • Trẻ thường xuyên la lớn, khóc to
  • Trẻ hay bị viêm mũi và viêm họng
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường lạnh

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử, những triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, có thể xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ cho việc chẩn đoán, phân biệt và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh.

  • Tiền sửa người bệnh: tiến hành khai thác tiền sử phơi nhiễm với các chất độc hại, khói thuốc, sử dụng rượu bia, tiếp xúc với những người bị cúm,...
  • Khám lâm sàng: tiến hành chẩn đoán qua các triệu chứng của bệnh như đau họng, mất tiếng, khàn họng, nội soi thanh quản thấy niêm mạc họng và thanh quản bị phù nề, dây thanh sung huyết đỏ; sốt cao, mệt mỏi,..
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: tiến hành xét nghiệm máu để xác định số lượng bạch cầu và thực hiện X-quang tim phổi để loại trừ bệnh phế quản phổi đi kèm.

Điều trị viêm thanh quản cấp ở người bệnh

Viêm thanh quản là một căn bệnh khá phổ biến do đó mà có rất nhiều phương pháp điều trị, từ bằng thuốc tây y, đông y hay các bài thuốc gia truyền. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ được tác dụng của từng loại thuốc. Lưu ý là phương pháp này chỉ mang tính tham khảo, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám và kê toa thuốc.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Hầu hết viêm thanh quản là do virus xâm nhập vào cơ thể gây ra, vì vậy thuốc kháng sinh sẽ không được chỉ định. Trong những trường hợp viêm thanh quản do nhiễm khuẩn gây ra thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. 
  • Thuốc giảm đau: Để giảm các cơn đau họng hoặc kích ứng cổ họng và ho khan có đờm, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin. Ngoài ra còn có các loại thuốc và biện pháp khắc phục tại chỗ như sử dụng nước muối, kẹo ngậm họng, siro trị đau cổ họng, thuốc xịt thảo dược. Tuy nhiên nó chỉ giúp giảm kích ứng trong vòm cổ họng chứ không khỏi hoàn toàn.
  • Corticosteroid: Đối với các trường hợp viêm thanh quản nặng bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid như prednisone giúp giảm sưng, nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ, nên cần phải thật sự lưu ý khi sử dụng corticosteroid. 
  • Thuốc kháng histamin: Nếu bị dị ứng viêm thanh quản thì có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm được triệu chứng.

Điều trị bệnh bằng thuốc tây y
Điều trị bệnh bằng thuốc tây y

Điều quan trọng nhất để hạn chế bệnh viêm thanh quản là tránh lạnh, giảm nói chuyện lớn tiếng và không tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hút thuốc lá,... Ở trẻ nhỏ thì cần phải giữ ấm cho trẻ, hạn chế việc để trẻ khóc, la lớn.

Điều trị bằng phương pháp đông y

Theo đông y, thanh quản bị viêm phần lớn do cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế và thường sẽ phát sinh đột ngột.  Điều trị viêm thanh quản cấp phải tùy theo từng giai đoạn bệnh mà dùng bài thuốc sao cho phù hợp.

Để dưỡng phế

Sử dụng: Sinh địa 12g, hạnh nhân 10g, tri mẫu 10g, a giao 10g, sa sâm 12g, tang bạch bì 12g, phong mật 10g, mạch môn đông 12g. Sắc uống.

Để trị khàn tiếng kéo dài, họng đau rát, có đờm dính, sốt 

Sử dụng: Sa sâm 12g, bạch quả 10g, huyền sâm 10g, câu kỷ tử 10g, mạch môn đông 10g, núc nác 6g, bạc hà 10g, sinh cam thảo 10g, đan bì 10g. Hoặc cũng có thể dùng quả la hán 1/2 quả, quả đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt, ngày 3-4 lần.

Phát âm không thành tiếng, thanh đới co giãn kém

Sử dụng:  Đương quy 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g, đảng sâm 16g, cam thảo trích 6g, sài hồ 10g, kha tử  10g, trần bì 8g, thiên trúc hoàng 10g, thăng ma 10g, xuyên bối mẫu 6g, cát cánh 10g.

Một số loại thuốc đông y trị thanh quản bị viêm cấp tính
Một số loại thuốc đông y trị thanh quản bị viêm cấp tính

Phòng ngừa viêm thanh quản cấp

Tha vì để bệnh hình thành rồi chữa trị thì bạn nên có những cách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh. Để phòng ngừa viêm thanh quản cấp, cần thực hiện những điều như:

  • Không nên hút thuốc, tránh việc hút thuốc thụ động
  • Không uống thức uống chứa cồn, cafe
  • Nên uống nhiều nước
  • Tránh ăn thực phẩm cay, nóng
  • Tránh các loại bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Bài viết phía trên là những phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp, rất cần thiết đối với người bệnh. Các cấp cơ sở y khoa hiện nay đều có thể chẩn đoán và điều trị bệnh tính một cách hiệu quả và Bệnh viện Phương Đông Phương cũng là nơi người bệnh có thể tham khảo qua. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám và chẩn đoán với đội ngũ y bác sĩ tận tình. Muốn nhanh chóng cải thiện tình trạng của bệnh lý, hãy chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị, hạn chế để bệnh tình trở nên trầm trọng hơn nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,394

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám