Viêm tiểu phế quản là gì? Có tự khỏi được không?

Nguyễn Phương Thảo

24-10-2024

goole news
16

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong mùa đông hoặc thời điểm giao mùa. Tình trạng này gây ra sự tắc nghẽn các đường thở nhỏ trong phổi, dẫn đến khó thở và các triệu chứng khó chịu khác. Vậy, viêm tiểu phế quản là gì? Liệu bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Viêm tiểu phế quản là gì?

Bệnh viêm tiểu phế quản là một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus gây ra. Chúng tác động tới tiểu phế quản và các đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi. Khi bị tổn thương, các bộ phận này có thể bị sưng lên hay bị tắc nghẽn, ngăn chặn oxy lưu thông dẫn đến tình trạng khó thở, ho, khò khè. 

Cách nhận biết mắc bệnh viêm tiểu phế quản

Cách nhận biết mắc bệnh viêm tiểu phế quản

Ở trên thế giới, viêm tiểu phế quản là một bệnh khá phổ biến, mỗi đứa trẻ sẽ bị ít nhất một lần khi còn nhỏ. Tại Việt Nam có nhiều thống kê khác nhau, trong đó có Bệnh viện Nhi đồng I tỷ lệ mắc bệnh là 6000 trẻ/năm (trong đó 45-50%) trẻ phải nhập viện. Thời điểm bệnh phát triển là vào mùa đông tại miền Bắc (tháng 10-11-12) và mùa mưa tại miền Nam (tháng 7-8). 

“Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không?” 

Trong hầu hết các trường hợp, viêm tiểu phế quản có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu, nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, trẻ sinh non hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu, có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng và cần sự can thiệp y tế.

Nguyên nhân bị viêm tiểu phế quản 

Nguyên nhân bắt nguồn từ virus đường hô hấp bao gồm cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV - Virus Respiratoire Syncytial), Rhinovirus, Adenovirus, virus Parainfluenza, siêu vi trùng ở người và vi khuẩn (hiếm gặp). 

Khi bị nhiễm virus, chúng sẽ sinh sôi và phát triển, gây nhiễm trùng đường hô hấp (mũi, miệng, cổ họng). Sau đó, chúng bắt đầu lan rộng xuống khí quản và phổi gây ra sưng, viêm các ống thở hay làm chết các tế bào bên trong đường hô hấp. Khi hắt hơi, nói chuyện hoặc dùng chung đồ với người bệnh, các chủng virus này sẽ lây lan trong không gian thông qua các giọt bắn, chất dịch nhầy. 

Nhận biết triệu chứng viêm tiểu phế quản 

Khi mắc viêm tiểu phế quản, đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) bị viêm, dẫn đến tình trạng nghẹt thở và khó thở ở trẻ. Cụ thể:

Dấu hiệu điển hình khi trẻ bị bệnh là ho và chảy nước mũi

Dấu hiệu điển hình khi trẻ bị bệnh là ho và chảy nước mũi

Ban đầu, viêm tiểu phế quản có thể bắt đầu với các dấu hiệu tương tự như cảm lạnh hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên:

  • Mũi chảy nước trong, có thể chuyển thành màu vàng hoặc xanh.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, thường diễn ra vào ban đêm.
  • Thường dưới 38,5°C, sốt kéo dài trong vài ngày.
  • Trẻ có thể hắt hơi liên tục do viêm nhiễm.
  • Trẻ có thể quấy khóc, khó chịu do khó thở hoặc sốt.

Sau giai đoạn ban đầu, triệu chứng hô hấp sẽ trở nên rõ ràng và nặng hơn:

  • Trẻ thở nhanh, gấp gáp và có thể thở rít, thở khò khè. Lồng ngực bị co rút, bụng phập phồng khi thở.
  • Ho liên tục, kéo dài, có thể ho nặng hơn vào ban đêm hoặc sau khi trẻ hoạt động.
  • Âm thanh khò khè giống như tiếng huýt sáo khi trẻ thở ra, thường xảy ra do đường thở bị thu hẹp.
  • Khi đường thở bị thu hẹp nghiêm trọng, trẻ có thể phát ra âm thanh thở rít, giống như tiếng rít khi hít vào hoặc thở ra.
  • Mũi bị tắc nghẽn gây khó khăn khi hít thở.

Trong một số trường hợp, viêm tiểu phế quản có thể trở nên nghiêm trọng, gây suy hô hấp:

  • Trẻ có thể bị thiếu oxy dẫn đến môi, ngón tay, và da chuyển màu xanh tím.
  • Thở rất nhanh và dốc, có thể thấy rõ dấu hiệu của sự cố gắng khi hít thở.
  • Trẻ mất cảm giác thèm ăn, khó bú mẹ hoặc ăn uống do khó thở.
  • Trẻ không có năng lượng, ngủ li bì, hoặc rất khó đánh thức.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản 

Viêm tiểu phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào, tuy nhiên dưới đây là một vài trường hợp đặc biệt cần lưu ý: 

Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh

Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh

  • Trẻ em dưới 2 tuổi đặc biệt là trẻ từ 3-6 tháng tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và đường thở nhỏ hẹp.
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp có cự ly gần với người nhiễm bệnh
  • Trẻ sinh non có phổi chưa phát triển đầy đủ và hệ miễn dịch yếu.
  • Trẻ mắc các bệnh lý về phổi hoặc tim bẩm sinh
  • Trẻ không nhận đủ sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời
  • Trẻ mắc bệnh đường hô hấp tái phát liên tục

Con đường lây truyền viêm tiểu phế quản 

“Viêm tiểu phế quản có lây không?”

Các con đường lây truyền chính của bệnh viêm tiểu phế quản:

  • Virus gây viêm tiểu phế quản lây chủ yếu qua giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện. Những giọt này chứa virus và có thể lan ra không khí, dễ dàng lây nhiễm cho người khác khi hít phải, đặc biệt là trong các không gian kín, nơi đông người.
  • Người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm nếu chạm vào dịch tiết (nước mũi, đờm) từ người bệnh rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.
  • Virus hợp bào có thể tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi, tay nắm cửa, bàn ghế, hoặc đồ dùng cá nhân của người nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn. Do đó, tiếp xúc với các bề mặt này và sau đó chạm vào vùng mặt cũng là một nguồn lây nhiễm.

Thời gian hồi phục bệnh viêm tiểu phế quản 

“Viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi?”

Thời gian hồi phục sau khi mắc viêm tiểu phế quản có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 5-10 ngày, tuy nhiên ở một số trẻ có thể tiếp tục bị ho khan hoặc thở khò khè trong 2-4 tuần sau khi đã hết bệnh.

Nếu bệnh tiến triển nặng mà không được chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi, rối loạn điện giải, mất cân bằng kiềm toan,...

Xem thêm:

Biến chứng viêm tiểu phế quản 

Các biến chứng phổ biến của viêm tiểu phế quản bao gồm suy hô hấp, viêm phổi (do nguy cơ bội nhiễm cao), xẹp phổi và viêm tai giữa. 

Cần chú ý rằng bệnh có thể nặng và kéo dài hơn, song biến chứng để lại và nguy cơ tử vong cũng tăng hơn, đặc biệt đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có tiền sử bị bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. 

Điều trị và cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản 

Cách điều trị viêm tiểu phế quản 

Trường hợp dấu hiệu nhẹ 

Nếu tình trạng bệnh không xuất hiện biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể hoàn toàn chăm sóc tại nhà. 

  • Cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ như bình thường. 
  • Uống nhiều nước. 
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để thông thoáng mũi, giúp dễ thở hơn. 
  • Tránh khói thuốc lá vì nó có thể khiến cho bệnh trở nặng, dễ bị hen sau này. 
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cần đi tái khám đúng hạn. 

Mẹ vẫn cho con bú sữa bình thường ở giai đoạn đầu của bệnh

Mẹ vẫn cho con bú sữa bình thường ở giai đoạn đầu của bệnh 

Trường hợp dấu hiệu nặng 

Nếu trẻ xuất hiện tình trạng khó thở, bú kém, tím tái thì lúc này bạn cần cho trẻ nhập viện để điều trị. 

  • Thông thường, nếu không bị suy hô hấp thì khi vào viện các bác sĩ có thể tiến hành hút thông đường thở để giải pháp các chất xuất tiết. 
  • Sử dụng khí dung ẩm kết hợp thuốc giãn phế quản như Ventolin, Bricanyl hoặc Salbutamol giúp tác dụng nhanh chóng, cải thiện hô hấp hiệu quả. Kết hợp với liệu pháp hô hấp, vỗ rung và hút đờm giúp tăng cường hiệu quả điều trị, làm sạch đường thở. 
  • Bồi bổ đủ chất dinh dưỡng, cân nhắc kỹ trước khi sử dụng kháng sinh nếu trẻ bị sốt cao, thở nhanh.
  • Dùng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước điện giải để bù lượng cơ thể bị thiếu hụt với trường hợp suy hô hấp.
  • Đặt nội khí quản hay các biện pháp hỗ trợ khác để cải thiện tình trạng suy hô hấp nếu các phương pháp trên không khả thi. 

Biện pháp đề phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh

Phụ huynh bị bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với con

Phụ huynh bị bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với con 

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho con bú, ôm con, cho con ăn. 
  • Không hôn vào mặt, cơ thể của trẻ. 
  • Không nên đưa trẻ đến những nơi đông đúc, chật hẹp, không gian kín. 
  • Giữ cho không gian sống sạch sẽ, thoáng mát và sáng sủa. 
  • Nhỏ mũi cho trẻ thường xuyên nếu trẻ bị viêm mũi họng. 
  • Không dùng chung đồ với trẻ. 
  • Vệ sinh đồ chơi, chăn ga gối đệm định kỳ, 
  • Không cho con tiếp xúc với khói thuốc (chủ động và bị động). 
  • Đặt máy làm ẩm không khí ở mức cho phép 

Ngoài ra, nếu bạn là người bị cảm lạnh, tốt nhất là nên đeo khẩu trang khi chăm sóc em bé, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, không hôn lên người bé. 

Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Bệnh viện Phương Đông để được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh thông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp 

 

Kết luận 

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát tốt và giảm nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, việc tự khỏi mà không cần điều trị không phải là lựa chọn an toàn cho mọi trường hợp, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
80

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám