Bệnh viêm xương chũm là gì?
Xương chũm là bộ phận cấu thành trong tai giữa, đây là xương xốp và có chứa nhiều thông bào. Trong đó, thông bào lớn nhất có tên là sào bào, là nơi hòm tai thông với xương chũm, đây cũng là lý do vì sao bệnh viêm tai xương chũm được bắt nguồn từ viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị sai cách.
Viêm xương chũm là bệnh tổn thương viêm lan vào phần xương chũm tại tại giữa và xung quanh sào bào, Thông thường quá trình viêm sẽ không kéo dài quá 3 tháng, khác với phản ứng xương chũm do viêm tai giữa chỉ mất khoảng 1 tuần là khỏi. Tuy nhiên, nếu như không được điều trị đúng cách khó tránh được những biến chứng khó có thể điều trị dứt điểm.
Hiện nay, với thời đại công nghệ kháng sinh phát triển nên căn bệnh này đã dần được đẩy lùi và khắc phục. Vậy nên những biến chứng của bệnh cũng giảm thiểu hơn so với những năm 70 – 80, chiếm khoảng 0,1%. Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh sớm, nhất là đối với trẻ nhỏ là điều cần thiết.
Viêm tai xương chũm là bệnh tổn thương viêm lan vào phần xương chũm
Những dạng viêm xương chũm hiện nay
Bệnh viêm tai xương chũm có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhưng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Hiện nay, bện được chia thành hai dạng đó là thể cấp tính và thể mãn tính.
Bệnh viêm xương chũm cấp
Viêm tai xương chũm cấp đây là tình trạng xuất hiện sau khi viêm tai giữa cấp sau đó khoảng 3 tuần, gây viêm tại thông bào xương chũm trong thái dương. Tình trạng này luôn đi cùng với viêm tai giữa cấp tính và có thể chính là giai đoạn tiến triển nặng hơn của viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai xương chũm cấp gây viêm tại thông bào xương chũm trong thái dương
Viêm xương chũm mạn tính
Đây là quá trình được xác định khi quá trình tai bị chảy mủ thối kéo dài quá 3 tháng. Bệnh viêm tai xương chũm dù là cấp tính hoặc mạn tính để có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm màng não,... Đây chính là những bệnh trạng gây ra nguyên nhân tử vong cao tại khoa cấp cứu Tai, Mũi, Họng.
Nguyên nhân dẫn đến viêm xương chũm
Theo thống kê, viêm xương chũm gặp nhiều ở đối tượng trẻ em hơn so với người lớn. Và nguyên nhân dẫn đến bệnh là bắt nguồn từ những bệnh về tai không được điều trị kịp thời hoặc sai cách, đó là:
- Bị nhiễm trùng tai giữa: Bệnh nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa đông. Nếu như không có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển gây nên viêm tai xương chũm.
- Viêm tai Cholesteatoma: Cholesteatoma là một khối u da lành tính phát triển từ phần chân giữa sau tai, ngay sau khu vực màng nhĩ. Khi những tế bào da chết đi sẽ tích tụ lại, gây ra tắc nghẽn bên trong tai, đây cũng là điều kiện tốt để vi sinh vật phát triển gây bệnh.
- Bệnh có thể là biến chứng của viêm tai sau khi mắc một số bệnh như sởi, cúm, ho gà, bạch hầu sau một thời gian dài.
- Do nhiễm trùng tai gây ra bởi những vi khuẩn nguy hiểm như Haemophilus influenzae, Staphylococcus, Streptococcus,... gây nên bệnh viêm tai. Đây là các tác nhân nguy hại khi gặp môi trường thuận lợi dẫn đến viêm nhiễm vùng tai, lâu dần dẫn đến bệnh viêm xương chũm.
Haemophilus influenzae gây nhiễm trùng tai
Những dấu hiệu thường gặp của viêm xương chũm
Viêm tai xương chũm khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, tình trạng viêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Sau đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm xương chũm:
Trường hợp bị viêm cấp
Viêm tai xương chũm cấp thường xuất hiện khi bệnh nhân bị viêm tai diễn ra khoảng 3 tuần. Lúc này diễn biến của bệnh liên tục và nhanh, dễ nhận biết nhưng cũng thường nhầm lẫn với những bệnh lý về tai khác:
- Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao từ 39-40 độ C. Thính lực bị suy giảm, đau tai, trường hợp nặng có thể mê sảng co giật.
- Triệu chứng cơ năng: Lỗ tai đau sâu và đau theo nhịp mạch đập, mức độ đau tăng dần và lan rộng sang phần xương chũm, thái dương. Tai có thể chảy mủ mùi hôi, chóng mặt.
- Triệu chứng thực thể: Khu vực vùng xương chũm sưng đau, phù nề, mủ chảy có màu vàng, xanh hoặc lẫn máu. Xung quanh tai có biểu hiện sưng phồng, phần vành tai bị đẩy ra phía trước, phần cổ sưng tấy.
Khu vực vùng xương chũm sưng đau, phù nề là dấu hiệu bệnh
Trường hợp viêm mạn
Viêm tai xương chũm mãn tính là trường hợp tai đã chảy mủ kéo dài, thế nên biểu hiện của bệnh thường ở mức độ nặng, khó có thể điều trị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Biểu hiện:
- Triệu chứng cơ năng: Tai thường xuyên chảy mủ và có mùi rất khó chịu, thính lực suy giảm nặng. Vùng tai thường xuyên đau âm ỉ và lan rộng sang vùng nửa đầu, thậm chí thỉnh thoảng còn có những cơn đau mức độ dữ dội.
- Triệu chứng thực thể: Khi soi tai thấy lỗ màng tai nham nhở và có nhiều mảng trắng đặc trưng của Cholesteatoma. Tai thường xuyên đau nhức và khó chịu.
Tai thường xuyên chảy mủ và đau dữ dội khi đã sang giai đoạn nặng
Những biến chứng của bệnh viêm xương chũm
Nếu như không phát hiện sớm, đặc biệt với trẻ nhỏ, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đó là:
- Áp xe ngoài màng cứng: Bệnh kèm theo những triệu chứng nhức đầu, gây biến chứng áp xe và thường phát hiện trong quá trình phẫu thuật.
- Áp xe đại não và tiểu não: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
- Liệt mặt: Bệnh có thể dẫn đến di chứng mạn tính gây liệt mặt thể ngoại biên, liệt vận động các cơ mặt. Biến chứng mức độ nhẹ khiến mặt mất cân đối và khép mi không kín.Thẻ nặng có thể liệt hoàn toàn, mất các nếp nhăn, mồm méo xệch.
- Viêm màng não: Triệu chứng nôn mửa, sốt cao, mê sảng, co giật.
- Viêm tĩnh mạch bên và nhiễm khuẩn huyết: Sốt cao từng cơn, ấn vào phần xương chũm thấy đau, có thể gây tử vong.
- Viêm mê nhĩ: Chóng mặt, ù tai kèm theo điếc kiểu tiếp nhận.
Mặt lệch là một trong những di chứng do bệnh gây ra
Phương pháp áp dụng điều trị viêm xương chũm hiện nay
Viêm xương chũm là bệnh khá nguy hiểm, có thể nhận biết sớm thông qua các dấu hiệu. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó là:
Điều trị bằng tây y
Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai xương chũm nếu ở mức độ nhẹ có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bởi thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, với những bệnh lý có những biến chứng nặng nề, cần phải có sự can thiệp của một số phương pháp ngoại khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Thuốc Tây sử dụng điều trị thường có:
- Kháng sinh: Acetaminophen, Amoxicillin,...
- Chống viêm, giảm sưng: Diclofenac, Ibuprofen,...
- Thuốc nhỏ tai với trường hợp mạn tính, kháng sinh đường uống như Cephalosporin.
- Thuốc nhỏ mũi chống xung huyết, giảm phù nề: Sunfarin, Xylometazoline, Collydexa, ... để làm sạch vùng hốc mũi, tai giữa và góp phần phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Nếu ở mức độ nhẹ có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bởi thuốc kháng sinh
Can thiệp phẫu thuật
Với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, không đáp ứng với thuốc hoặc có thêm các khối Cholesteatoma, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp phẫu thuật. Phương pháp ngoại khoa được áp dụng nhiều nhất chính là chích rạch mủ để dẫn lưu chất lỏng nhằm giảm áp lực cho tai, giảm các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, còn một số biện pháp can thiệp khác như loại bỏ tế bào xương chũm, chỉnh hình xương chũm. Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể dùng kết hợp thêm với thuốc giảm đau, kháng sinh và kiểm tra định kỳ vết mổ để tránh các trường hợp phát sinh.
Với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng sẽ chuyển sang phẫu thuật
Phương pháp đông y
Theo đông y, bệnh lý này là do tà độc lưu tụ tại vùng xương chũm gây ra tình trạng viêm, bên cạnh đó khí huyết trong cơ thể suy nhược tạo điều kiện cho những yếu tố có hại xâm nhập. Một số bài thuốc Đông Y kết hợp được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:
- Sài hồ kết hợp với long đởm để thanh nhiệt điều trị viêm.
- Thanh tỳ thang là bài thuốc gồm dược liệu bạch chỉ, bán hạ, bạch truật, nhân sâm, phục linh,... để kiện tỳ, phù hợp điều trị viêm tai mạn cho trẻ nhỏ.
- Bài thuốc tri bá gồm thục địa, hoài sơn, đan bì, bạch linh, giúp dưỡng âm, thanh nhiệt tốt cho người bệnh.
Phương pháp Đông Y được đánh giá là an toàn nhưng bạn cũng nên tìm hiểu những địa chỉ uy tín. Phương pháp chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có những triệu chứng nặng hay chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Phương pháp Đông Y lành tính
Phòng ngừa bệnh viêm tai xương chũm hiệu quả?
Để có thể phòng ngừa bệnh, đặc biệt là trẻ em, tốt nhất chính là nâng cao đề kháng tự nhiên và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần:
- Chủ động phòng ngừa các bệnh lý về tai bằng cách: Không nên tùy tiện dùng các vật dụng sắc nhọn lấy ráy tai, giữ cho tai khô thoáng, không được để tai đọng nước, ẩm…
- Không nên đeo tai nghe với âm lượng quá lớn, tránh xa những va chạm có thể gây ra chấn động tai.
- Chủ động phòng các bệnh lý về tai mũi họng như thường xuyên vệ sinh răng miệng, đeo khẩu trang khi làm việc, di chuyển trong môi trường khói bụi, ô nhiễm…
- Nên chủ động đi thăm khám và điều trị nếu như có bất cứ vấn đề gì liên quan đến tai mũi họng. Với trẻ nhỏ, nếu như nhận thấy những biểu hiện lạ nên nhanh chóng đưa đi thăm khám bác sĩ.
Một số thắc mắc liên quan đến viêm xương chũm
Bên cạnh những kiến thức cơ bản về bệnh, rất nhiều bệnh nhân cũng băn khoăn khác nhau. Bệnh Viện Phương Đông xin giải đáp những thắc mắc liên quan:
Những ai có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm xương chũm?
Viêm tai xương chũm có thể bắt gặp ở bất cứ ai nhưng những người có nguy cơ mắc cao hơn cả là những người:
- Người có đề kháng yếu.
- Viêm tai giữa.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6-13 tháng tuổi.
Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm xương chũm
Khi nào nên đến thăm khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh viêm xương chũm?
Nên tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám khi bạn, con bạn có các triệu chứng đã đề cập trên bài viết mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Mỗi người có cơ địa và bệnh lý khác nhau, chính vì thế nên đến kiểm tra tại chuyên khoa để bác sĩ đưa ra hướng xử lý tốt nhất cho bạn.
Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm xương chũm, nguyên nhân và hướng điều trị. Đây là căn bệnh nên được phát hiện sớm để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng nghe về sau và nhiều di chứng nguy hiểm khác. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp cơ sở vật chất hiện đại, y bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ giúp đưa ra những phương án điều trị phù hợp. Liên hệ tới số hotline 19001806 để được hỗ trợ hoặc đặt lịch khám.