Viêm tai ngoài: Nhận biết triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Lê Thảo

29-04-2022

goole news
16

Viêm tai ngoài là bệnh lý về tai thường gặp và nó ít nguy hiểm hơn viêm tai giữa. Tuy nhiên vẫn cần điều trị sớm nếu không dễ bị nhiễm trùng tiến triển lan sang tai giữa, ảnh hưởng đến thính giác. Cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, cách điều trị cũng như phương pháp phòng ngừa bệnh tại bài viết dưới đây.

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp biểu bì và lớp dưới da của ống thính giác bên ngoài, có thể liên quan đến màng nhĩ, loa tai do vi khuẩn hoặc một số trường hợp hiếm là do nấm. 

Viêm tai ngoài có nguy hiểm không?Viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lý về tai mũi họng thường gặp, mức độ nghiêm trọng từ nhiễm trùng nhẹ ống tai ngoài đến viêm tai ngoài ác tính và có thể đe dọa đến tính mạng.

Viêm tai ngoài ở người lớn phổ biến hơn nhiều so với trẻ nhỏ, nhất là các vận động viên bơi lội, nó thường xuất hiện vài ngày sau khi đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh có xu hướng gia tăng ở các nước vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Do đó, cần có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách, nhằm trị dứt điểm, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Viêm tai ngoài kiêng ăn gì? Bệnh gây các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, chảy dịch mủ nên người bệnh cần tránh những món ăn có thể gây kích thích sự mưng mủ trong tai như gạo nếp, hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ, thịt bò,...

Các thể viêm tai ngoài?

Nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí của ống tai ngoài, thường là ở một bên tai. Bệnh thường gặp vào mùa hè và do tụ cầu khuẩn gây ra. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm ngoáy tai bằng vậy cứng, bẩn gây xước ống tai, do viêm nang lông hoặc tuyến bã.

Nhọt ống tai ngoài có thể tự khỏi nhưng dễ tái phátNhọt ống tai ngoài có thể tự khỏi nhưng dễ tái phát

Triệu chứng đặc hiệu của bệnh như đau tai, đau ngày một dữ dội, đau khi nhai, ngáp và đặc biệt đau nhiều về đêm, nghe kém tiếng trầm, kèm theo ù tai, có thể bị sưng tấy nắp tai hoặc sau tai, khi viêm tấy lan tỏa gây sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Mới đầu, ống tai sưng đỏ, chạm vào rất đau, sau đó sưng to dần và 1 phần ống tai bị che lấp, xung quanh tấy đỏ, ở giữa có mụn mủ trắng. Nhọt ống tai ngoài có thể tự khỏi nhưng dễ tái phát.

Viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài

Là tình trạng viêm nhiễm lan tỏa khắp ống tai ngoài, nguyên nhân thường là do bơi lội, tắm biển. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như ngoáy tai, nước, cát, bụi bẩn chui vào gây sang chấn nhỏ ở ống tai ngoài hoặc do dịch mủ bít đọng trong ống tai.

Viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài thường là do bơi lội, tắm biểnViêm tấy lan tỏa ống tai ngoài thường là do bơi lội, tắm biển

Triệu chứng thường gặp là ngứa trong ống tai, sau đó nóng, rát như bỏng, vài ngày sau xuất hiện cơn đau dữ dội, khả năng nghe kém và bị ù tai. Dùng tai kéo vành tai, ấn nắp tai cơn đau tăng rõ rệt, da ống tai nề đỏ, ống tai bị chít hẹp do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng, da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hoặc sùi lấp ống tai ngoài, nếu không được điều trị sẽ tạo mủ. 

Viêm sụn vành tai

Là tình trạng ứ thanh dịch giữa sụn và màng sụn hoặc viêm sụn hoại tử. Tình trạng viêm nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra các di chứng làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng của vành tai. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tụ máu, dịch vành tai, nhiễm tụ cầu, sang chấn (xước da do gãi) hoặc sau chấn thương (dập, đụng).

Triệu chứng ban đầu của viêm sụn vành tai là ngứa rát, hơi đau nơi bị xây xát (thường là trên vành tai) sau đó là nóng, sưng, đỏ. Khi viêm tấy thành mủ thì tình trạng đau tăng rõ, sưng ngày một lớn, sờ vào thấy nóng, các nếp sụn ở vành tai mất đi. Khi viêm sụn tai hoại tử: đau dữ dội, sưng tấy, căng mọng lan rộng ra một phần của vành tai làm mất các hố, nếp của vành tai bao gồm mặt trước và sau vành tai. Khi mủ vỡ, vành tai co rúm gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

Viêm sụn vành tai gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹViêm sụn vành tai gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ

Chàm ống tai

Chàm ống tai (Eczema) thường gặp ở trẻ nhỏ do mủ, thường là mủ nhầy, chảy thường xuyên hoặc ứ đọng mủ lâu, chàm từ ống tai lan ra vành tai hoặc cũng có thể do cơ địa dị ứng, chàm có thể từ vùng đầu, cổ lan đến vành tai và ống tai ngoài.

Triệu chứng của bệnh gồm da vùng tai ngoài ngứa, mẩn đỏ, xuất hiện mụn phỏng nhỏ chứa dịch nhầy. Các mụn phỏng khi vỡ tạo thành các vẩy màu nâu, mỏng phủ trên bề mặt của nhọt. Nếu là chàm khô thì sẽ gây ngứa da, mẩn đỏ, vùng da bị chàm dày lên, có những mảnh biểu bì nhỏ đục hoặc xám nổi thảnh vảy dễ gây bong tróc. 

Khi gãi sẽ gây trầy xước da nhiễm khuẩn tạo thành chàm nhiễm khuẩn với các mụn loét nhỏ, nóng, có mủ, bề mặt có vảy nâu cứng, có thể gây viêm tấy rộng ra cả tổ chức dưới da vùng sau tai và thái dương.

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài

Việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như giúp cho việc điều trị được dễ dàng hơn.

1. Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do vi khuẩn, thường là trực khuẩn mủ xanh có tên khoa học là Pseudomonas, ngoài ra còn do một số loại nấm nhưng hiếm gặp hơn.

Ngoài ra, nhiễm trùng gây bệnh viêm tai giữa còn có thể do các nguyên nhân khác như:

  • Gãi hoặc ngoáy tai nhưng vệ sinh không tốt khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm
  • Tai có dị vật
  • Dùng tăm bông hoặc vật làm sạch ống tai nhưng quá mạnh gây tổn thương, chảy máu dẫn tới viêm nhiễm.

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoàiMột số nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài

2. Yếu tố nguy cơ

Viêm tai ngoài thường gặp ở những người hay bơi lội, người có cơ địa da nhạy cảm, người ít ráy tai hoặc người mắc bệnh tiểu đường cũng dễ bị viêm nhiễm. Việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài:

  • Thường xuyên bơi lội ở vùng nước bẩn, kém vệ sinh, nhiều vi khuẩn
  • Vệ sinh tai không sạch sẽ
  • Trẻ có ống tai bị hẹp dẫn tới dễ giữ nước trong tai, nếu vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng
  • Dị ứng hoặc kích thích keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, trang sức,...
  • Tai bị tổn thương do dùng tăm bông hoặc vật dụng khi vệ sinh trong tai
  • Dùng tai nghe thường xuyên, ống trợ tính không vệ sinh sạch sẽ.

Với những người đang mắc bệnh cũng nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ này để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái phát nhiều lần.

Triệu chứng bệnh viêm tai ngoài?

Viêm tai ngoài là một trong những bệnh khá dễ nhận biết với những triệu chứng đặc trưng như:

  • Ù tai.
  • Đau nhẹ vùng tai và xung quanh.
  • Tai rỉ dịch.

Triệu chứng điển hình của bệnh là gây rỉ dịchTriệu chứng điển hình của bệnh là gây rỉ dịch

  • Ngứa tai.
  • Có mụn nhọt hoặc u gây đau vùng khoang tai, khi mụn nhọt lớn dần, vỡ ra gây chảy máu, mủ trong tai thì mức độ đau sẽ dữ dội hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp viêm tai ngoài cấp tính còn gây sưng nề, đỏ, đau nặng kèm sốt và nổi hạch. Nhiễm trùng lan rộng sẽ gây triệu chứng toàn thân và nghiêm trọng hơn. Người bị bệnh viêm tai ngoài có mủ có thể bị ảnh hưởng đến thính lực nhưng sau điều trị, các triệu chứng bệnh biến mất thì khả năng nghe sẽ phục hồi.

Chẩn đoán và điều trị viêm tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và dấu hiệu bên ngoài, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu mủ trong tai để làm xét nghiệm tìm loại vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì người bệnh cũng cần điều trị bằng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. 

Viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi? Hầu hết các ca bệnh chỉ cần dùng thuốc nhỏ tai có kháng sinh trong 10-14 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Điều trị viêm tai ngoài ở trẻ emĐiều trị viêm tai ngoài ở trẻ em

Viêm tai ngoài uống thuốc gì? Trường hợp người bệnh đau nhiều hoặc bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân cần được điều trị tích cực bằng:

  • Sử dụng thuốc uống Corticosteroid nhằm giảm viêm.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng lan rộng.
  • Thuốc giảm đau ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc acetaminophen.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn cũng cần chăm sóc, vệ sinh tai sạch sẽ trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị, chườm nước ấm để giảm những cơn đau nhẹ. Chú ý không để ướt khoang tai trong vòng 1 tuần sau khi tất cả triệu chứng đã biến mất.

Những người bị bệnh viêm tai ngoài mãn tính có thể phải điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để đề phòng biến chứng.

Như vậy, với câu hỏi viêm tai ngoài có tự khỏi thì câu trả lời là: KHÔNG!

Phòng ngừa viêm tai ngoài 

Dù là bệnh phổ biến, có thể biến chứng gây mất thị giác nhưng viêm tai ngoài lại rất dễ phòng ngừa, chỉ cần bạn chú ý chăm sóc tai đúng cách thì nguy cơ bị bệnh rất thấp. Một vài biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản như sau:

  • Dùng bông tăm thấm khố tai sau khi tắm hoặc bơi lội
  • Không ngoáy tai bằng vật sắc nhọn
  • Không lấy ráy tai ở nơi cắt tóc vì nguy cơ lây nhiễm bệnh cực cao
  • Không lấy ráy tai thường xuyên
  • Mang nút bịt tai khi đi bơi để tránh nước vào tai

Phòng ngừa bệnh viêm tai ngoàiPhòng ngừa bệnh viêm tai ngoài

  • Không bơi ở những ao hồ, bể bơi có nguồn nước bẩn, ôi nhiễm
  • Hạn chế sử dụng tai nghe, nhất là loại nhét vào lỗ tai
  • Vệ sinh máy trợ thính sạch sẽ để giảm thiểu rủi ro, tháo máy trước khi đi ngủ
  • Nếu dùng keo xịt tóc, thuốc nhuộm hoặc các sản phẩm khác thì nên đặt bông gòn vào tai trước.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh lý viêm tai ngoài, cách điều trị viêm tai ngoài. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh từ đó chủ động trong việc phòng ngừa cũng như điều trị. Bệnh viện Phương Đông cung cấp dịch vụ y tế đa khoa chất lượng cao. Gọi ngay 1900 1806 để được nhân viên chăm sóc tư vấn chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,133

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám