Virus thủy đậu là gì?
Virus thủy đậu gây bệnh truyền nhiễm cấp tính, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngoài da với một số triệu chứng phát ban, mụn nước, phỏng rộp. Mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm virus, nguy cơ cao ở người chưa từng mắc bệnh thủy đậu, zona hoặc chưa tiêm đầy đủ vacxin.
Virus thủy đậu còn được gọi là Varicella Zoster virus
Virus VZV thuộc họ Herpes, kích thước phân tử rất nhỏ, chỉ khoảng 150 - 200mm, nên có khả năng trú ẩn sâu trong các tế bào. Virus xâm nhập vào cơ thể sẽ nhân lên tại chỗ, gây nhiễm virus huyết tiên phát rồi phân tán nhanh đến hệ thần kinh, da và các cơ quan khác.
Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết bệnh thủy đậu có thể lây lan và phát triển mạnh ở mọi nơi trên thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, virus thủy đậu khởi phát mạnh từ giữa tháng 3 đến tháng 5, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện lây lan và bùng phát.
Điều kiện lây lan virus gây bệnh thủy đậu
Bộ Y tế Việt Nam (2016) cho biết, cơ thể người là nguồn chứa virus VZV duy nhất. Vậy nên loại virus này khó có thể tồn tại bên ngoài cơ thể, nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với đồ vật của người bệnh gần như bằng không.
Điều kiện lây lan virus Varicella Zoster
Sau đây là 3 điều kiện làm tăng nguy cơ nhiễm virus Varicella Zoster:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thủy đậu hoặc bệnh zona qua đường hô hấp, dịch mủ trên da.
- Gia đình có người bệnh thủy đậu, khoảng cách tiếp xúc gần làm tăng nguy cơ lây nhiễm cao.
- Hệ miễn dịch suy yếu, thường gặp ở người già, bệnh nền, phụ nữ mang thai,... khả năng chống virus kém.
Vào những thời điểm virus phát triển mạnh, gia đình cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền,... Đồng thời cách ly tuyệt đối người bệnh, hạn chế khả năng lây lan trong gia đình cũng như cộng đồng.
Triệu chứng nhiễm virus thủy đậu
Nhận biết nhiễm virus thủy đậu theo từng giai đoạn, ủ bệnh, phát bệnh và phục hồi theo bảng sau:
Giai đoạn 1
Ủ bệnh
|
Giai đoạn 2
Phát bệnh
|
Giai đoạn 3
Phục hồi
|
Mệt mỏi, đau nhức, chán ăn, nhức đầu, sốt nhẹ khoảng 38 độ C.
|
- Phát ban trên khắp cơ thể.
- Xuất hiện mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch trắng trong.
- Sốt.
- Cơ thể suy nhược, ê ẩm.
- Mệt mỏi.
- Đau nhức xương cơ.
- Mất ngủ, chán ăn.
|
Phát ban khô lại, đóng mài và bong vảy.
|
Trong trường hợp các nốt thủy đậu, zona mọc dày hơn trên da, xuất hiện thêm ở niêm mạc họng, thanh quản, mắt, trong miệng hoặc vùng kín, đi kèm với sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi, đau cơ trở nặng, nhức mỏi nhiều thì cần nhanh chóng di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị.
Đối tượng dễ nhiễm virus Varicella Zoster
Virus Varicella Zoster có thể gây bệnh cho mọi đối tượng, phổ biến nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu hoặc zona thần kinh, đặc biệt là người già, người suy giảm hệ miễn dịch.
Ví dụ, tỷ lệ người lớn trên 20 tuổi mắc bệnh thủy đậu chỉ chiếm khoảng 10%, do đã có sẵn miễn dịch. Khả năng tái nhiễm giảm xuống chỉ còn 1% nếu đã từng bị thủy đậu, khả năng miễn dịch gần như bền vững suốt đời.
Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu
Virus thủy đậu gây bệnh truyền nhiễm cấp tính, có bản chất lành tính nên khả năng khỏi và hồi phục tương đối nhanh. Nếu được điều trị, chăm sóc tốt, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau 7 - 10 ngày phát bệnh.
Biến chứng VZV nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời
Ngược lại, người bệnh và gia đình chủ quan có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng tổn thương khiến các vùng da bị lở loét nghiêm trọng, trở nặng.
- Nhiễm trùng huyết dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng, tử vong.
- Viêm phổi thường xuất hiện ở người lớn, suy hô hấp hoặc phù phổi.
- Biến chứng thần kinh trung ương gây ức chế điều hòa tiểu não mức độ nhẹ, dẫn đến viêm não, viêm màng não.
- Hội chứng Reye ảnh hưởng đến chức năng não và gan, khiến người bệnh co giật, mất ý thức, thậm chí tử vong.
- Zona thần kinh có thể gây viêm dây thần kinh vận động, suy yếu cơ đi kèm khô mắt, đau tai, loét giác mạc, mù lòa.
Phụ nữ mang thai nhiễm VZV có thể lây truyền từ mẹ sang con, tác động nghiêm trọng khiến thai nhi dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non, chết lưu hoặc tử vong. Vậy nên, cần có những hành động thực tế trong công tác chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa virus.
Phương pháp chẩn đoán
Virus Varicella Zoster gây bệnh lý ngoài da, có thể nhận biết thông qua các nốt mụn nước chứa dịch mủ viêm bên trong. Vậy nên, bệnh thủy đậu hay zona thần kinh có thể chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng, hiếm khi cần xét nghiệm để đưa ra kết luận.
Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các phương pháp cận lâm sàng như đo nồng độ bạch cầu trong máu, sinh hóa máu để kiểm tra tình trạng men gan, lympho bào, xét nghiệm dịch nốt phỏng, xét nghiệm huyết thanh của người bệnh.
Kỹ thuật cận lâm sàng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm virus
Triệu chứng do virus Varicella Zoster tương tự Enterovirus, Herpes Simplex nên cần có những phương pháp phân biệt chính xác, chuyên môn. Người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp.
Điều trị nhiễm virus thủy đậu
Điều trị người bệnh thủy đậu, zona thần kinh thường tập trung làm giảm triệu chứng sốt, ngứa, đau nhức, viêm, rút ngắn thời gian phát bệnh. Bệnh nhân và gia đình có thể tham khảo các phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc
|
Dùng thuốc Famciclovir 500mg, ngày 3 lần với người lớn, tình trạng trung bình đến nặng.
|
Dùng thuốc Valacyclovir 1g, ngày 3 lần với người lớn, tình trạng trung bình đến nặng.
|
Dùng Acyclovir:
- Ngày 4 lần với liều 20mg/kg, áp dụng 5 ngày cho trẻ từ 2 tuổi trở lên hoặc trên dưới 40kg.
- Ngày 4 lần với liều 800mg, áp dụng 5 ngày cho trẻ nặng hơn 40 kg.
- Ngày 5 lần với liều 800mng, áp dụng trẻ vị thành niên và người lớn.
|
Uống thuốc hạ sốt có hoạt chất Paracetamol, thuốc chống ngứa Dimedrol 1%, thuốc an thần chống co giật gardenal,...
|
Điều trị không dùng thuốc
|
Bổ sung nước lọc, nước ép trái cây, ưu tiên đồ ăn dạng lỏng như canh, cháo, soup.
|
Giữ móng tay chân ngắn gọn, sạch sẽ để hạn chế tình trạng cào, cãi khi thấy ngứa gáy. Trẻ nhỏ nên đeo bao tay, bao tất khi ngủ.
|
Mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ với nước mát, hạn chế tích tụ mồ hôi và bụi bẩn.
|
Khử khuẩn thường xuyên các vật dụng cá nhân của người bệnh như chăn, ga giường, gối, nệm,... ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.
|
Dùng nghệ làm khô miệng vết thương, nên ưu tiên nghệ tươi để điều trị sẹo lõm. Mỗi ngày bôi hai lần, một lần trước khi đi ngủ và sáng ngày hôm sau.
|
*Phương pháp điều trị trong bảng trên chỉ mang tính tham khảo.
Người bệnh hoặc người thân có thể liên hệ 1900 1806 hoặc với các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, nhận chỉ định điều trị cụ thể và phù hợp với tình trạng cá nhân.
Biện pháp phòng ngừa tại nhà
Phòng ngừa virus thủy đậu là hành động cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân. Sau đây là các biện pháp tránh lây nhiễm VZV cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người già:
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm VZV
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ.
- Cách ly người bị phơi nhiễm trong khoảng 7 ngày, không đi học hoặc đi làm, tránh tiếp xúc với người xung quanh.
- Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn đồ vật, dụng cụ nhiễm dịch tiết mũi họng của người bệnh.
- Rửa tay bằng xà phòng đều đặn, đặc biệt trước khi ăn, sau khi vệ sinh hoặc tiếp xúc với đồ vật nơi công cộng.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh.
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi nhiễm virus thủy đậu
Khi nhiễm virus Varicella Zoster, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng phát ban, mụn nước, ngứa rát và đau nhức vùng da bị tổn thương. Trong quá trình điều trị và chăm sóc, cần lưu ý một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn để hồi phục nhanh chóng:
- Nên ăn thực ăn dạng lỏng, nửa lỏng giúp tiêu hóa dễ dàng như cháo, súp, canh. Bổ sung chất xơ, vitamin C có trong cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, rau dền, rau ngót, củ cải trắng, bí đau, ngải cứu,...
- Không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều axit, đồ cứng, thịt động vật, đồ làm từ nếp, sữa và chế phẩm từ sữa, hạn chế muối.
Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí?
Virus thủy đậu có thể tồn tại nhiều ngày trong không khí, thời gian của chúng bị rút ngắn nếu môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát. Vậy nên, cần đều đặn vệ sinh nhà ở và bản thân để hạn chế khả năng nhiễm nhiễm.
Virus thủy đậu chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Virus Varicella Zoster chết ở nhiệt độ cao, môi trường 55 độ C trở lên có thể tiêu diệt loại virus này. Tuy nhiên, cơ thể con người ngay cả khi sốt khó đạt nhiệt độ nêu trên, cần có phương pháp điều trị và chăm sóc cụ thể để thuyên giảm triệu chứng.
Kết luận lại, virus thủy đậu là một loại virus thuộc họ Herpes, gây bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh. Mọi đối tượng, trẻ em hay người lớn đều có nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt người có hệ miễn dịch kém, môi trường sống thiếu sạch sẽ và thông thoáng.
Quý khách hàng có thể liên hệ 1900 1806 hoặc với các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, nhận chỉ định điều trị cụ thể và phù hợp với tình trạng cá nhân.