Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, là trong quá trình mang thai khả năng dung nạp đường huyết bị rối loạn dẫn đến đường huyết tăng cao quá mức quy định. Theo nhiều thống kê cho thấy rằng, nếu mẹ bầu ăn uống không cân đối sẽ có khoảng 2-5% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn mang thai nào, tuy nhiên phổ biến nhất là ở thời điểm 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Nếu cơ thể tạo ra đủ insulin hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường, dẫn đến lượng đường trong máu tăng dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Nếu mắc bệnh này cả mẹ và em bé có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình mang và sau sinh. Tuy nhiên, các rủi ro có thể được giảm thiểu nếu thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, được phát hiện sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ có định hướng đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Khi đường huyết tăng cao quá quy định dẫn tới tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ có triệu chứng như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý khá đặc biệt, không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc các biểu hiện bất thường. Hầu hết nếu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bạn sẽ không thể phát hiện được bệnh. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể xuất hiện triệu chứng trong trường hợp lượng đường trong máu tăng quá cao như sau.
- Cơn khát nước tăng dần.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Tình trạng khô miệng kéo dài.
- Có tình trạng mệt mỏi dài ngày.
Tuy nhiên, đây cũng là những triệu chứng sơ đoán ban đầu và là dấu hiệu phổ biến khi mang thai. Vậy nên, khi mẹ bầu có dấu hiệu khác thường cần đi khám để trao đổi trực tiếp với bác sĩ và làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng quá đặc biệt
Tiểu đường thai kỳ gây ra những ảnh hưởng gì?
Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng cho mẹ bầu, khiến mẹ có thể bị tăng cân quá mức và mắc phải tình trạng sau:
- Bị đa ối, làm tử cung to nhanh và gây ra rối loạn hô hấp và tuần hoàn.
- Một số trường hợp có thể dọa sinh non hoặc thậm chí sảy thai.
- Làm tăng nguy cơ tiền sản giật và bị huyết áp cao.
- Tình trạng chuyển dạ có thể kéo dài dẫn đến khó sinh. Bên cạnh đó còn dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh.
- Gây rối loạn đường trong máu dẫn đến hôn mê sâu, tăng tỷ lệ mổ khi sinh.
Bên cạnh đó nếu trong thời kỳ mang thai mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể gặp những biến chứng như.
- Tỷ lệ dị tật thai nhi cao hơn.
- Thai nhi dễ gặp tình trạng bị rối loạn tăng trưởng.
- Nếu mức độ nguy hiểm cao có thể bị lưu thai do đường huyết tăng quá cao.
Nếu không điều trị tiểu đường thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé
Thời điểm nào nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm do tiểu đường thai kỳ gây ra cần thực hiện xét nghiệm đầy đủ. Đây là điều rất cần thiết để đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai. Thời điểm để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ trong trường hợp chưa được chẩn đoán trước đó.
Đối với phụ nữ có thai kỳ sau sinh từ 4 đến 12 tuần sẽ thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ bền vững. Bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp dung nạp glucose đường uống cũng như các tiêu chuẩn trong việc chẩn đoán không mang thai phù hợp. Đặc biệt, phụ nữ có tiền sử của bệnh đái tháo đường thai kỳ nên xét nghiệm ít nhất 3 năm 1 lần. Đồng thời cần tham gia điều trị và có lối sống tích cực để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Mang thai từ tuần 24 đến tuần 28 nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?
Ở phần trên bạn đã biết về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ, vì vậy bạn cần đến cơ sở bệnh viện thực hiện xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm. Dưới đây sẽ là 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Phương pháp 1 bước - Dung nạp Glucose
Xét nghiệm theo phương pháp này cần thực hiện vào sáng sớm khi bụng đang trống rỗng. Mẹ bầu không được ăn uống trong khoảng ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm và trong quá trình lấy máu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để thực hiện kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi cho mẹ bầu uống 75g lượng dung dịch glucose. Cách 1 giờ sẽ được lấy mẫu máu, sau 3 lần nếu có 2 kết quả dương tính có thể kết luận bị mắc tiểu đường thai kỳ.
Sau khi dung nạp glucose trong 2 giờ, bác sĩ sẽ căn cứ vào giá trị đường huyết bất thường để đưa ra kết luận cuối cùng, các giá trị cụ thể là:
- Lượng đường huyết lúc đói > 92mg/dl (5,1mmol/l).
- Thời điểm sau 1 giờ > 180mg/dl (10,0mmol/l).
- Thời điểm sau 2 giờ > 153mg/dl (8,5mmol/l).
Phương pháp 1 bước sẽ cho mẹ bầu uống 75g glucose để lấy máu
Phương pháp 2 bước - Thử glucose + dung nạp glucose
Do chế độ ăn uống không cân đối nên hiện nay nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ ngày một tăng cao. Mẹ bầu nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 22 đến tuần thứ 24. Ở phương pháp 2 bước này, trước tiên bác sĩ sẽ xét nghiệm thử glucose để sàng lọc nguy cơ xem có cần kiểm tra tiếp hay không. Nếu lượng đường huyết đo được sau 1 giờ uống có kết quả là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL sẽ tiếp tục thực hiện dung nạp glucose.
Để có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose. Bởi vì chỉ khoảng 30% phụ nữ khi thử glucose dương tính bị mắc tiểu đường thai kỳ. Vào hôm trước xét nghiệm, mẹ bầu nên ăn muộn vì sẽ phải nhịn ăn vào buổi sáng để đảm bảo được tính chính xác. Bác sĩ cho mẹ bầu uống 100g glucose trong vòng 3 giờ. Cứ cách 1 giờ sẽ trích máu từ ngón tay để kiểm tra đường huyết. Giá trị đường huyết bất thường sau 3 lần kiểm tra như sau.
- Lượng đường huyết lúc đói là 95mg/dl (5,3mmol/l).
- Thời điểm sau 1 giờ > 180mg/dl (10,0mmol/l).
- Thời điểm sau 2 giờ > 155mg/dl (8,6mmol/l).
- Thời điểm sau 3 giờ > 140mg/dl (7,8mmol/l).
Phương pháp 2 bước thai phụ sẽ được thử glucose và dung nạp glucose
Những vấn đề cần biết khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Quá trình mang thai là thời điểm rất quan trọng, vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt khi đi khám và làm xét nghiệm. Dưới đây là những điều cần biết khi đi xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ.
Trước khi thực hiện xét nghiệm
Để có kết quả đo đường huyết chính xác, trước khi làm xét nghiệm thai phụ phải nhịn đói ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu. Bởi vì nếu lấy máu ngay sau khi ăn, chất dinh dưỡng đã chuyển hóa thành đường glucose và chuyển thành năng lượng để nuôi cơ thể. Lúc này lượng đường trong máu sẽ tăng rất cao dẫn đến kết quả bị sai lệch.
Các phương pháp 1 bước và 2 bước đòi hỏi sản phụ lấy máu ít nhất 3 lần và cách nhau 1 giờ. Trong quá trình lấy máu mẹ bầu cũng không nên ăn bất cứ thứ gì. Ngoài việc nhịn ăn, trước khi làm xét nghiệm thai phụ cũng cần tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá để có kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó cũng cần lựa chọn cơ sở y tế thật sự uy tín hoặc bệnh viện để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Thai phụ cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm
Cách đọc kết quả xét nghiệm
Sau khi tiến hành dung nạp glucose theo phương pháp 1 bước, sẽ có kết quả. Giá trị đường huyết bất thường trong 2 giờ là:
- Lượng đường huyết lúc đói > 92mg/dl (5,1mmol/l).
- Thời điểm sau 1 giờ > 180mg/dl (10,0mmol/l).
- Thời điểm sau 2 giờ > 153mg/dl (8,5mmol/l).
Nếu 1 trong các chỉ số trên vượt ngưỡng có thể xác định thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này cần được bác sĩ tư vấn và đưa ra cách điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?
Thai phụ nên đến cơ sở y tế lớn có uy tín và nhiều trang thiết bị hiện đại để làm xét nghiệm. Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông có đầy đủ cơ sở vật chất khang trang, quy trình xét nghiệm chuyên nghiệp chính xác, trong đó có xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Đến đây, thai phụ sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám tiểu đường thai kỳ cao cấp cùng các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao với mức giá vô cùng hợp lý. Ngoài ra các gói khám thai sản trọn gói đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé có mức chi phí rất ưu đãi. Mẹ bầu sẽ được tư vấn và đưa ra chương trình chăm sóc phù hợp với kinh tế gia đình.
Một số lưu ý khi thai phụ bị tiểu đường thai kỳ
Khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và phát hiện mình bị mắc bệnh này. Mẹ bầu cần lưu ý trong 2 giai đoạn chính dưới đây.
Trong quá trình mang thai
Thai phụ cần gặp bác sĩ để lên kế hoạch kiểm soát ổn định đường huyết và tránh tác động ảnh hưởng.
- Tham gia khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề thay đổi bất thường của cơ thể.
- Ăn uống lành mạnh theo thực đơn của bác sĩ dinh dưỡng.
- Có chế độ luyện tập hợp lý.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên, luyện tập phù hợp với tuổi thai và sức khỏe của mẹ.
- Để tránh hạ đường huyết gây nguy hiểm hãy luôn mang theo đồ ngọt bên mình.
- Theo dõi đường huyết nếu được chỉ định tiêm insulin và phải theo sự điều chỉnh của chuyên gia.
Trong quá trình mang thai cần khám định kỳ để kiểm soát đường huyết
Sau khi sinh con
Nếu phụ nữ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lần đầu sẽ có nguy cơ mắc lần thứ hai. Vì vậy bạn cần tiếp tục theo dõi sức khỏe định kỳ với bác sĩ để kiểm soát đường huyết và lưu ý một số vấn đề sau.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ đang theo dõi và điều trị cho mình tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, kết hợp luyện tập thích hợp.
- Theo dõi cân nặng và có kế hoạch trong ăn uống tránh thừa cân.
- Thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose sau sinh từ 4 - 12 tuần để được chẩn đoán tiểu đường sớm.
Nếu mắc tiểu đường thai kỳ cần có chế độ ăn uống lành mạnh
Thai phụ cần làm gì để hạn chế mắc tiểu đường thai kỳ?
Mẹ bầu cần có lối sống tích cực, vận động điều độ, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống uống lành mạnh để tránh mắc tiểu đường thai kỳ. Trong thực đơn ăn uống nên bổ sung nhiều chất xơ, protein nạc, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây, uống sinh tố, nước ép rau quả và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra thai phụ nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám và tư vấn về cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Bệnh viện có đầy đủ mọi dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao và chăm sóc tận tình nhất để đồng hành cùng mẹ bầu đến ngày mẹ tròn con vuông.
Thai phụ nên đến Bệnh viện để khám thai định kỳ
Bài viết đã chia sẻ đến bạn về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, một vấn đề quan trọng trong giai đoạn mang thai. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.