Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối và cách phòng tránh

Hoàng Lan

27-01-2021

goole news
16

Tiểu đường thai kỳ có 2 loại là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýt 2. Nó có thể xuất hiện trong suốt quá trình mang thai và có thể gây một số biến chứng nhẹ cho mẹ và bé. Cùng tìm hiểu ngay dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối cùng cách phòng tránh qua bài viết này nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai, hay hiểu đơn giản hơn thì nó chính là tình trạng đường trong máu cao hơn so với mức bình thường ở phụ nữ mang thai.

Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2- 10% phụ nữ mang thai sẽ mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới mẹ và thai nhiTiểu đường thai kỳ nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi

Tình trạng bệnh thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và nó cũng sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi nên cần khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối

Tuyến tụy là nơi sản xuất ra insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Trong thời gian mang thai, nhu cầu năng lượng sẽ tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi nên cơ thể người mẹ đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Khi đó cơ thể thai phụ sẽ tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao đó. Tuy nhiên thực tế không phải mẹ bầu nào cũng được thuận lợi như vậy.

Mặt khác, trong suốt thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố để giúp thai nhi phát triển làm ảnh hưởng tới việc tiết insulin. Những loại nội tiết tố này cũng gây ra một số rủi ro, được coi là một kháng insulin. Khi đó, tuyến tụy không cung cấp đủ insulin cần thiết cho cơ thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao, xuất hiện tiểu đường thai kỳ.

Ai dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối?

Những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong 3 tháng cuối thai kỳ, do đó bạn cần hết sức cẩn thận khi mang thai và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ:

Những đối tượng dẽ mắc tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuốiNhững đối tượng dẽ mắc tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối

  • Trong gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Phụ nữ có tiền sử sản khoa bất thường như sảy thai liên tiếp, thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân, sinh non, thai bị dị tật bẩm sinh.
  • Người từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó.
  • Phụ nữ bị đa nang buồng trứng.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng bạn có thể nhận biết dấu hiệu khi mang thai 3 tháng cuối bị tiểu đường thai kỳ như sau:

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuốiDấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

  • Bà bầu bị sụt cân 3 tháng cuối không rõ nguyên nhân
  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác
  • Hay xuất hiện tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn
  • Các vết thương hở, trầy xước khó lành
  • Vùng kín bị ngứa, nhiễm nấm và khó vệ sinh
  • Nước tiểu có kiến bâu vào
  • Ăn uống không kiểm soát
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, thiếu sức sống…

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu cũng gần như là tiểu đường ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Cách phòng tránh tiểu đường 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ nếu không được chăm sóc tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con như tiền sản giật, sinh non, sẩy thai, nhiễm khuẩn niệu,... không những thế mà nguy cơ bị ở lần mang thai tiếp theo cũng sẽ cao hơn. Do vậy, phòng tránh là cách tốt nhất để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. 

Hãy lưu lại ngay 2 cách đơn giản để phòng tránh tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng là điều đầu tiên bạn cần chú ý và quan tâm. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đặc biệt, nên ăn gì và không nên ăn gì nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và khoa học. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳChế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Không có thực đơn nào là chung cho tất cả phụ nữ mang thai nhưng có những nguyên tắc chung mà bạn có thể thực hiện như là:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 6 bữa/ngày, tránh việc ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến lượng insulin tiết ra không đủ.
  • Ăn thêm các thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày gồm có sắt, vitamin, canxi và protein.
  • Ăn theo chế độ ăn low-carb: giảm lượng tinh bột và tăng chất đạm có trong thịt, trứng, cá…
  • Tránh những độ ngọt như bánh quy, kẹo mà thay vào đó là ăn đồ ăn có đường tự nhiên như trái cây, cà rốt,... 
  • Ăn đa dạng các loại rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt,…

Và có một cách đơn giản hơn đó là nhờ tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày. Hãy tuân thủ theo kế hoạch ăn uống đề ra để không còn phải lo lắng về chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao, từ đó hạn chế được nguy cơ đái tháo đường khi mang thai.

Chế độ tập luyện

Thai 3 tháng cuối mẹ nên tập luyện nhiều hơn bằng các bài thể dục nhẹ như đi bộ, bơi, yoga cho bà bầu,... vừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp thai nhi phát triển.

Tập luyện là cách đơn giản để phòng đái tháo đường thai kỳTập luyện là cách đơn giản để phòng đái tháo đường thai kỳ

Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên đi bộ 20- 30 phút sau mỗi bữa ăn để đẩy lùi tiểu đường thai kỳ và khắc phục chứng chuột rút, đau lưng,... thường gặp khi mang thai.

Ngoài ra mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, kiểm tra tiểu đường thai kỳ và uống insulin nếu cần.

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối

Ba tháng cuối hay tam cá nguyệt thứ ba là chặng đường cuối cùng của thai kỳ. Ở giai đoạn này thi nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện để có thể chào đời một cách khỏe mạnh. Nếu mẹ bầu thấy có những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh, phát triển rất tốt ở 3 tháng cuối:

Một vài dấu hiệu để mẹ nhận biết con yêu khỏe mạnh 3 tháng cuốiMột vài dấu hiệu để mẹ nhận biết con yêu khỏe mạnh 3 tháng cuối

  • Ngực căng đau: nếu mẹ vẫn thấy ngực vẫn căng, đau nhức kèm theo tiết sữa non thì chứng tỏ thai kỳ đang diễn ra suôn sẻ. Hiện tượng ngực căng đau là dấu hiệu tuyến sữa đang hoạt động để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa nuôi theo theo đúng cơ chế tự nhiên.
  • Mẹ tăng cân đều đặn: cân nặng tốt nhất mà mẹ cần tăng trong suốt thai kỳ là 13- 15 kg, trong đó ở 3 tháng cuối mẹ cần tăng 5- 6 kg. Tức là nếu ở giai đoạn này trung bình mỗi tuần mẹ tăng khoảng 0,3- 0,5kg thì có nghĩa là em bé đang phát triển rất ổn.
  • Đi tiểu thường xuyên: những tháng cuối thai nhi phát triển nhiều nhất nên tử cung ngày một lớn gây áp lực cho bàng quang khiến mẹ luôn cảm giác buồn tiểu. Do đó, nếu mẹ đi tiểu thường xuyên chứng tỏ thai nhi đang phát triển không ngừng và khỏe mạnh nên mẹ hoàn toàn yên tâm nhé.
  • Chuyển động của thai nhi: thường thì vào tháng thứ 5 của thai kỳ mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những chuyển động của con trong bụng nhưng những tháng cuối sẽ có những cú đạp mạnh hơn do cân nặng tăng và con cũng khỏe hơn có thể khiến mẹ giật mình tỉnh dậy giữa đêm. (Lưu ý, nếu thai giảm hoạt động một cách đột ngột cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra)
  • Huyết áp và lượng đường trong máu ổn định: thời điểm này nếu mẹ kiểm tra huyết áp và lượng đường trong máu thấy ổn định thì mẹ có thể yên tâm chờ ngày gặp con yêu nhé. Chứng tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật sẽ có nguy cơ xảy ra rất thấp.

Để quá trình sinh đẻ diễn ra thuận lợi thì tốt nhất 3 tháng cuối thai kì bạn nên khám thai thường xuyên để theo dõi tình trạng nước ối, nhịp tim thai nhi, cân nặng, ngôi thai, trường hợp có bất thường sẽ được can thiệp kịp thời.

Thăm khám và chăm sóc thai kỳ đúng cách đẩy lùi tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ không chỉ nguy hiểm cho người mẹ mà thai nhi cũng chịu những tổn thương. Nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thai chết lưu, băng huyết, dị tật thần kinh, khó sinh, sinh non,... Do đó mẹ cần kiểm tra đường huyết thường xuyên để được điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Khám thai theo lịch chỉ định của bác sĩ, nếu có dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Hướng dẫn chăm sóc thai kỳ để phòng tránh tiểu đường khi mang thaiHướng dẫn chăm sóc thai kỳ để phòng tránh tiểu đường khi mang thai

Cách đơn giản mà hiệu quả nhất để đẩy lùi tiểu đường thai kỳ chính là ăn uống khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập luyện thường xuyên.

Ngoài ra, để bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ và có cuộc vượt cạn nhẹ nhàng nhất, BVĐK Phương Đông cung cấp thai sản trọn gói. Khi sử dụng dịch vụ này, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm bởi sẽ được chăm sóc bởi các bác sĩ khoa sản đầu ngành và những y tá có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ thăm khám kỹ càng, nếu có bất thường sẽ có hướng điều trị kịp thời.

Mỗi lần thăm khám mẹ sẽ được làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu bị bệnh sẽ được tư vấn về hướng điều trị và xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé, đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện mà sức khỏe của mẹ vẫn luôn đảm bảo tốt nhất.

Khi mẹ có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 1900 1806 để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc và nghỉ ngơi phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,159

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám