Chẩn đoán xuất huyết dạ dày và phương pháp điều trị hiệu quả

Nguyễn Thị Vân Anh

24-11-2022

goole news
16

Hệ tiêu hoá rất dễ gặp phải vấn đề do là cơ quan xử lý trực tiếp thức ăn sau khi nạp vào cơ thể và cơ chế hoạt động cũng phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sinh hoạt thường ngày. Một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cần đề phòng đó chính là xuất huyết dạ dày. Bệnh gây ra do đâu? Dấu hiệu bệnh là gì và cách điều trị ra sao? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc này.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày (GI) là một tình trạng bất thường ở hệ tiêu hoá khi niêm mạc dạ dày bị chảy máu, dẫn tới hiện tượng người bệnh bị nôn ra máu hoặc trong phân có lẫn máu. Đây cũng là biến chứng đáng lo ngại của một số bệnh lý đường tiêu hoá cần được can thiệp kịp thời.

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu bất thường khi niêm mạc dạ dày bị tổn thươngXuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu bất thường khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương

Đối tượng nào dễ bị xuất huyết dạ dày?

Độ tuổi dễ bị xuất huyết bao tử nhất là từ 20-50 tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới bởi thói quen uống bia rượu nhiều hơn. Ngoài ra các đối tượng khác vẫn có khả năng chịu ảnh hưởng của tình trạng này đó là trẻ sơ sinh - trẻ em do bị virus, vi khuẩn xâm nhập, người trưởng thành sử dụng các loại thuốc chống viêm như Non-steroid, Aspirin cũng có nguy cơ dạ dày bị xuất huyết.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Cầm máu kịp thời là giải pháp trước mắt để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. 

Tình trạng dạ dày bị xuất huyết do rất nhiều nguyên nhânTình trạng dạ dày bị xuất huyết do rất nhiều nguyên nhân

Dưới đây là những nguyên nhân xuất huyết dạ dày đã được nghiên cứu:

  • Loét dạ dày - tá tràng: Là tình trạng tại dạ dày, tá tràng xuất hiện các vết loét. Những vết viêm loét này khi không được can thiệp điều trị sẽ dẫn đến ăn sâu vào mạch máu, gây chảy máu mao mạch. Máu khi này có thể tự cầm được nhưng nếu loét vào động mạch, loét xơ chai sẽ khiến chảy máu ồ ạt.
  • Ung thư dạ dày: Các mạch máu tân sinh bị vết loét ăn sâu dẫn tới tình trạng máu chảy âm ỉ, dai dẳng và khó cầm.
  • Viêm dạ dày cấp do uống nhiều bia rượu, niêm mạc dạ dày bị phù nề, tổn thương và xuất huyết.
  • Sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm như Corticoid, Aspirin, AINS gây loét niêm mạc, tăng tiết acid, giảm khả năng bảo vệ của dạ dày.
  • Ure máu cao dẫn tới tăng tính thấm mao mạch, gây viêm niêm mạc dạ dày.
  • Cúm ác tính dẫn tới viêm dạ dày cấp biến chứng.
  • Stress nặng dẫn tới chảy máu dạ dày (chiếm 20-30 số ca, 10% bị xuất huyết nặng do dạ dày tăng tiết acid và giảm bảo vệ).
  • Mắc hội chứng Schonlein - Henoch gây viêm mao mạch dị ứng và viêm dạ dày.
  • Polyp dạ dày tá tràng dẫn tới viêm chảy máu.
  • Tăng áp cửa dẫn tới tĩnh mạch trướng dạ dày.
  • Mắc bệnh Dieulafoy dẫn tới phình mạch dưới niêm mạc.
  • Thoát vị hoành gây kẹt, thiếu máu dẫn tới hoại tử.
  • Mắc bệnh về rối loạn đông máu - cầm máu.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Sốt xuất huyết.
  • Suy tủy.
  • Leucémie do giảm kết dính tiểu cầu, tăng hệ thống kháng đông gây chảy máu.
  • Suy gan nặng ảnh hưởng tới các yếu tố đông máu và giảm prothrombin.
  • Sử dụng thuốc kháng đông như kháng vitamin K, heparin….
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày, tá tràng hoặc thực quản do biến chứng của việc tăng áp lực tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch mở rộng tại phần dưới thực quản ở những người xơ gan.
  • Hội chứng Mallory Weiss - xuất hiện các vết rách tại nơi giao nhau giữa dạ dày và thực quản, dẫn tới niêm mạc bị tổn thương dẫn tới xuất huyết.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Tuy bệnh có nhiều nguyên nhân nhưng về triệu chứng, nhìn chung các bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày điển hình sau đây:

  • Đau nhiều tại vùng thượng vị: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới những cơn đau trầm trọng tại vùng thượng vị, sau đó cảm giác đau đớn sẽ lan rộng ra toàn vùng bụng khiến ổ bụng căng cứng. 
  • Sắc tố da bị thay đổi: Các bệnh lý như nhiễm trùng, viêm loét dạ dày dẫn tới xuất huyết và các ảnh hưởng như giảm chuyển hoá hấp thu dinh dưỡng khiến người bệnh thiếu chất, suy nhược, da nhợt nhạt.
  • Nôn ra máu: Là biểu hiện thường gặp ở người bị xuất huyết dạ dày kèm theo cảm giác chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn thức ăn có kèm máu (đỏ tươi hoặc máu đen).
  • Đi ngoài ra máu: Máu kèm phân có màu đen, mùi khó chịu.
  • Thiếu máu: Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, vã mồ hôi lạnh.

Xuất huyết dạ dày nặng gây đau đớn và chảy máu liên tụcXuất huyết dạ dày nặng gây đau đớn và chảy máu liên tục

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết bao tử ở giai đoạn đầu thường không có các triệu chứng rõ rệt nên dễ bị bỏ qua, chỉ có thể phát hiện dựa trên kết quả của xét nghiệm y khoa. Tuy nhiên nếu để kéo dài, bệnh sẽ diễn biến trầm trọng hơn, khi này người bệnh lạnh chân tay, chóng mặt, mạch đập yếu, thiếu máu do chảy máu ồ ạt,... Bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày

Có thể thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dạ dày. Do đó việc chẩn đoán chính xác căn nguyên gây tình trạng này mới có thể thực sự điều trị hiệu quả. Hiện nay, để chẩn đoán chảy máu dạ dày, các đơn vị y tế sẽ áp dụng một số biện pháp sau:

Nội soi viên nang

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nuốt một viên nang nhỏ có gắn máy quay video, hình ảnh dạ dày và ruột non sẽ được ghi lại và truyền về máy tính để kiểm tra và xác định được vị trí xuất huyết có thể có từ dạ dày cho đến sâu trong ruột non.

Siêu âm nội soi

Thiết bị nội soi có phần đầu dò siêu âm gắn máy quay giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng các lớp mô tại đường tiêu hoá. Nhờ đó sẽ phát hiện được nơi niêm mạc bị tổn thương và chảy máu.

Siêu âm nội soi giúp bác sĩ tìm được vị trí bị chảy máu do tổn thương ở dạ dàySiêu âm nội soi giúp bác sĩ tìm được vị trí bị chảy máu do tổn thương ở dạ dày

Nội soi đại tràng

Bác sĩ sử dụng thiết bị là đầu ống soi mềm đưa vào đường hậu môn, thiết bị có gắn máy quay để xem xét đại tràng, đưa hình ảnh về máy tính để phát hiện bất thường trong ruột.

Chụp động mạch

Phương pháp này thực hiện gây tê vùng, qua phần trước khuỷu tay bên phải hoặc cổ tay mà không gây đau đớn cho người bệnh. Chất cản quang được tiêm vào động mạch bằng ống thông qua động mạch chủ, hình ảnh sẽ được thu lại và tìm ra điểm bất thường.

Nội soi trên (Esophagogastroduodenoscopy)

Sử dụng một ống nội soi đưa vào thực quản, dạ dày và phần trên của tá tràng. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện bất thường sẽ tiến hành lấy mẫu mô nhỏ để đưa đi xét nghiệm và kiểm soát lượng máu chảy.

Hỗ trợ nội soi – Balloon

Kiểm tra tình trạng chảy máu tại ruột non bằng phương pháp chuyên biệt mà nội soi phần trên hay nội soi đại tràng không thực hiện được. Nhờ kết quả này sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, đồng thời có thể kiểm soát tình trạng chảy máu trong khi nội soi.

Nội soi tuyến tiền liệt ngược

Phương pháp này giúp kiểm tra ống dẫn của gan, tuyến tụy, túi mật để xác định nguyên nhân gây xuất huyết. Tuy nhiên nếu chỉ kiểm tra tình trạng chảy máu dạ dày thì không cần phải thực hiện phương pháp này.

Phương pháp điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Những trường hợp bị xuất huyết nhẹ trong giai đoạn đầu sẽ không cần điều trị y tế mà đa phần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh nặng hơn và có triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm để xác định nguyên nhân, vị trí xuất huyết và thực hiện các biện pháp chữa trị sau:

Điều trị bằng Tây y

Đây là cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày khi tình trạng chưa quá nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sau khi thực hiện xét nghiệm và xác định liệu xuất huyết bao tử có do nguyên nhân là vi khuẩn Hp hay không. Các loại thuốc thường dùng gồm có:

  • Thuốc giảm điều tiết acid pepsin, HCl dạ dày, ngăn ngừa vết loét ăn sâu vào niêm mạc gây xuất huyết, thuốc gồm omeprazole, kvamatel, ranitidine,...
  • Thuốc cầm máu: thuốc Posthypophyse, Vitamin K, Hemocaprol, etamzilat,...
  • Thuốc trung hòa axit và kháng tiết axit: Thuốc thường có hai chất chính là Magnesium và Nhôm có tác dụng trung hòa acid, giảm tình trạng viêm loét.

Uống thuốc kê toa của bác sĩ để cầm máu và điều trị căn nguyên gây chảy máu dạ dàyUống thuốc kê toa của bác sĩ để cầm máu và điều trị căn nguyên gây chảy máu dạ dày

Điều trị xuất huyết dạ dày bằng nội soi

Nếu tình trạng chảy máu không giảm sau khi dùng thuốc, khi này bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng nội soi như dùng chất cầm máu tại chỗ, tia laser, đầu nhiệt, kẹp cầm máu, kim chích cầm máu,... Một số loại thuốc có tác dụng cầm máu thường dùng đó là thuốc co mạch (adrenalin) hay thuốc gây xơ hóa (polidocanol alcool).

Điều trị xuất huyết qua truyền động mạch

Phương pháp này áp dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày nặng, chảy máu ồ ạt và không điều trị được bằng các phương pháp khác. Bác sĩ sẽ dùng các hoạt chất của Vasopressin để truyền vào động mạch và qua ống thông động mạch đến đúng vị trí chảy máu. Ngoài ra cũng có thể thực hiện biện pháp dùng chất spongel để làm tắc mạch máu tại nơi động mạch đang chảy máu để ngăn chặn tức thì máu chảy.

Điều trị xuất huyết bằng phẫu thuật

Giải pháp điều trị này cũng dành cho bệnh nhân nặng, máu chảy nhiều, có thể tử vong; người bị xuất huyết và thủng dạ dày; hoặc trường hợp bệnh trung bình nhưng máu chảy quá 48 tiếng và phải truyền hơn 20 đơn vị máu.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thực hiện trên các ca bệnh nặngĐiều trị bằng phương pháp phẫu thuật thực hiện trên các ca bệnh nặng

Lưu ý sau khi điều trị xuất huyết dạ dày

Sau khi điều trị xuất huyết dạ dày, người bệnh sẽ cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn:

  • Có khoảng thời gian nghỉ ngơi.
  • Ăn các món ăn loãng như cháo, súp để giúp dạ dày tiêu hoá dễ dàng, ít phải co bóp và dễ chuyển hoá thức ăn.
  • Tránh ăn các thực phẩm có độ acid cao như dưa cà muối, canh chua dấm, cóc, xoài, chanh,... các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,....
  • Kiêng bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá,...
  • Ăn chia thành các bữa nhỏ, không ăn quá no hoặc để quá đói, không để dạ dày trống làm tăng acid gây kích thích dẫn tới chảy máu.
  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, nhai kỹ, ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi để dạ dày tiêu hoá thức ăn, không vận động ngay hay nằm ngủ.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để chữa trị tại nhà gây nên nhiều hệ luỵ cho sức khỏe và còn khiến cho bệnh có thể trầm trọng hơn.

Ăn đồ loãng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa để làm giảm áp lực cho dạ dày sau điều trị xuất huyếtĂn đồ loãng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa để làm giảm áp lực cho dạ dày sau điều trị xuất huyết

Cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Phòng bệnh luôn dễ dàng và ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc điều trị khi bệnh xuất hiện. Để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày, bạn hãy chủ động thực hiện những hướng dẫn sau:

  • Ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi, ăn đúng bữa, không ăn quá no hoặc quá đói.
  • Ưu tiên các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ quả, thịt, cá, trứng, sữa,...
  • Hạn chế thực phẩm đông lạnh, đồ đóng hộp sẵn, đồ chiên rán quá nhiều,...
  • Cân bằng công việc và cuộc sống để tránh tạo áp lực, xây dựng đời sống tinh thần thoải mái, giàu năng lượng.
  • Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau trong thời gian dài.
  • Không thức khuya.
  • Thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe.

Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để ngăn ngừa bệnh tậtThực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để ngăn ngừa bệnh tật

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng thường gặp của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá và một số hội chứng khác. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, bất cứ ai dù trong độ tuổi nào cũng cần phải xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm giúp tăng hiệu quả chữa trị và giảm chi phí điều trị. Để đăng ký thăm khám tại BVĐK Phương Đông, quý khsch vui lòng bấm số 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,070

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa
19001806 Đặt lịch khám