Vi khuẩn HP là gì? mức độ nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày do khuẩn HP

Trần Thị Hương Ngát

28-08-2020

goole news
16

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.  Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em và là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn HP là gì?

Helicobacter Pylori có nghĩa là vi khuẩn HP đây là loại vi khuẩn phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn HP có thể sản sinh chất có thể gây phá hủy thành niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành viêm loét dạ dày mạn tính, chất đó gọi là urease

Những con đường lây nhiễm vi khuẩn chính là phân – miệng, miệng – miệng, dạ dày – dạ dày và dạ dày – miệng . 

Điều kiện lý tưởng để vi khuẩn HP tồn tại là môi trường acid trong dạ dày. Khi sinh sống ở đây, chúng sản sinh tăng cường các enzyme Urease trung hòa độ acid trong dạ dày. Vi khuẩn HP ưa chuộng môi trường acid, vì thế khi ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ và uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng môi trường acid trong dạ dày. Điều này là nguyên do khiến việc tiêu diệt vi khuẩn HP trở nên nghiêm trọng.

Vi khuẩn HP là gì? mức độ nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày do khuẩn HP

Hình ảnh minh họa vi khuẩn HP 

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có sức sống mãnh liệt  và chúng có thể tồn tại trong nhiều điều kiện nhiệt độ và môi trường khác nhau. Thông qua các tiếp xúc thông thường, vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành.

Các con đường chính lây nhiễm vi khuẩn dạ dày gồm:

+ Đường miệng - miệng: Chúng có thể được truyền qua các tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh. Nếu dùng chung ly uống nước, đuc. chén,... thì khả năng nhiễm vi khuẩn HP là rất cao.

+ Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP vẫn có thể tồn tại trong chất thải của người bệnh. Nếu không rửa tay cẩn thận  trước và sau khi đi vệ sinh và dùng bữa, người bình thường dễ lây nhiễm khuẩn này.Ngoài ra thói quen ăn đồ sống cũng khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn HP.

+ Đường khác: vi khuẩn HP còn có thể lây nhiễm thông qua các thiết bị y tế như dụng cụ nội soi tai mũi họng,  thiết bị nội soi dạ dày,... Đây là những nguyên nhân khách quan lây nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng.

Không chỉ lây qua đường miệng, vi khuẩn HP tồn tại trong môi trường có thể lây truyền qua các con vật trung gian như ruồi, chuột, gián,… khi chúng bám vào thức ăn.

Ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP?

Mọi đối tượng đều có thể có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP. Tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như  khu vực địa lý, uổi tác, chất lượng sống và thói quen sinh hoạt.

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao do bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn có thói quen mớm thức ăn và hôn môi trẻ....

Virus HP có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn HP có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như:

Xuất huyết nội: Vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng xuyên qua mạch máu và gây thiếu máu thiếu sắt

Tắc nghẽn: Vi khuẩn HP có thể gây hình thành các khối I làm ngăn chặn thức ăn ra khỏi dạ dày

Hình thành vết loét: Nhiễm khuẩn HP có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ ruột non và dạ dày. Điều này có thể cho phép hình thành các vết loét và axit dạ dày ăn mòn niêm mạc

Viêm niêm mạc dạ dày: Khi bị nhiễm vi khuẩn HP có thể kích thích dạ dày từ đó gây viêm dạ dày

Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Thủng dạ dày: Trong một số các trường hợp nghiêm trọng, vết loét ở dạ dày có thể xuyên thủng thành dạ dày

Viêm phúc mạc: Đây là tình trạng xảy ra khi niêm mạc hoặc phúc mạc bụng bị nhiễm trùng

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày

Cách nhận biết khi bị nhiễm vi khuẩn HP

Các triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: khó tiêu, rối loạn phân đầy hơi và những cơn đau bụng ở vùng thượng vị… Nếu thường xuyên gặp những triệu chứng như vậy, bạn nên đi khám để biết kết quả chính xác nhất.

Hiện nay, bác sĩ thường áp dụng những phương pháp sau để phát hiện vi khuẩn HP:

Phương pháp xâm lấn: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi tá tràng, dạ dày để đánh giá tình trạng viêm teo niêm mạc viêm loét dạ dày, tá tràng cũng như các tổn thương ung thư, tiền ung thư để theo dõi và phẫu thuật sớm. Sau khi soi xong, bác sĩ sẽ sinh thiết 2 mẫu mô để tiến hành test urease nhanh, nuôi cấy vi khuẩn hoặc làm sinh thiết mô bệnh học.

Phương pháp không xâm lấn: Đối với phương pháp không xâm lấn, bác sĩ không cần nội soi dạ dày, tá tràng mà vẫn có thể xác định được người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Phương pháp không xâm lấn bao gồm 3 cách là: xét nghiệm để tìm vi khuẩn HP trong phân, test hơi thở và xét nghiệm để tìm kháng thể HP trong máu.

Biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý như ung thư dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày tá tràng cụ thể như sau:

  • Người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP chiếm 90 - 95% 
  • Người bệnh loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP trên 70% 
  • Người bị chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP trên 50% 
  • Các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP khoảng 90% 

Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Nội soi kiểm tra vi khuẩn HP

Nội soi dạ dày tìm vi khuẩn HP là một trong những phương pháp xét nghiệm mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng và an toàn. Nội soi thông qua đường miệng được thực hiện bằng một ống nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày giúp bác sĩ xác định các vị trí dạ dày bị loét do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình nội soi, các mô tế bào đồng thời cũng được lấy ra để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP.

Test thở Ure

Để đánh giá tình trạng vi khuẩn tồn tại trong dạ dày hay không các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp test thở ure. Bệnh nhận được uống 1 viên thuốc chuyên dụng hoặc một lượng chất lỏng không hại vào cơ thể. Sau đó  trong vòng 1 giờ người bệnh sẽ được lấy mẫu hơi thở để làm xét nghiệm vi khuẩn HP.

Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP  gây viêm loét dạ dày

Khách hàng đang thực hiện test hơi thở phát hiện vi khuẩn HP tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Xét nghiệm phân

Bệnh nhân được lấy mẫu phân tại bệnh viện.Trong quy trình lấy mẫu xét nghiệm, để phòng vi khuẩn lan ra môi trường cần dùng túi nilon chuyên dụng đựng mẫu xét nghiệm. Chú ý, bệnh nhân không để phần lẫn với nước tiểu cùng xét nghiệm. Sau khi thu thập mẫu phân sẽ được thêm vào một chất tạo màu, nếu phân chuyển sang màu xanh dương thì người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp. Thời gian để có kết quả xét nghiệm từ 1 - 4 ngày.

Xét nghiệm máu

Phương pháp xét nghiệm máu sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu huyết thanh của người bệnh đo kháng thể kháng H.pylori. Từ các thông số chuyên môn giúp xác định người bệnh đó có bị nhiễm vi khuẩn Hp không.

Lưu ý:  Phương pháp này không được áp dụng để tiệt trừ Hp 

Điều trị viêm loét dạ dày do khuẩn HP

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng có cơ hội hồi phục bệnh. Trong trường hợp nếu vi khuẩn vừa mới phát triển ở mức viêm dạ dày, bác sĩ điều trị bằng cách cho bệnh nhân dùng thuốc đặc trị. Một số trường hợp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị 90% nếu sử dụng thuốc đúng hướng dẫn.

Vi khuẩn HP có thể bị tiêu diệt bởi thuốc thuốc ức chế acid dạ dày kèm theo thuốc kháng sinh nếu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình điều trị. Bệnh nhân cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều thuốc hay mua thuốc uống bên ngoài.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước, rau củ quả sẽ tạo môi trường kiềm tính cho dạ dày. Từ đó vi khuẩn không còn cơ hội phát triển và chúng sẽ bị tiêu diệt theo thời gian.

Nguyên tắc quan trọng nhất để điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra bao gồm: không ăn thức ăn dầu mỡ và  không thức ăn cay nóng.  Đây là những nhóm thực phẩm khiến bệnh tái phát nghiêm trọng hơn do  làm tăng nồng độ axit cho dạ dày.

Nguyên tắc quan trọng nhất để điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP là không ăn đồ cay nóng

Nguyên tắc quan trọng nhất để điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP là không ăn đồ cay nóng

Các phòng ngừa vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số lời khuyên giúp người bệnh phòng ngừa vi khuẩn này như sau:

  • Từ bỏ thói quen dùng chung đũa gắp thức ăn và đũa dùng bữa
  • Cha mẹ không nên mớm và nhai thức ăn cho trẻ nhỏ, không sử dụng chung bình hoặc ca khi uống nước
  • Sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn cần đảm bảo bạn đã rửa tay bằng dung dịch sát trùng
  • Hạn chế ăn uống tại các hàng quán ven đường và dụng cụ ăn uống trong gia đình cần phải được vệ sinh sạch sẽ
  •  Không nên dùng nhiều thực phẩm sống như rau sống, gỏi hoặc các loại thức ăn lên men không đảm bảo vệ sinh.
  • Để phòng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP, trước khi ăn hoa quả cần rửa sạch các loại rau củ quả và trái cây 
  • Từ bỏ thói quen ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn,  ăn đồ chua, cay và hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá...
  • Ăn các loại thực phẩm sạch đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng qua kiểm định 
  • Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về tự điều trị bệnh dạ dày khi chưa có sử chỉ định của bác sĩ, bởi vì khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi không được điều trị triệt để.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà ở, cần chủ động bảo vệ bản thân khi sống chung với người bệnh bị nhiễm khuẩn HP
  • Để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể đào thải các độc tố, trong đó có vi khuẩn HP mỗi ngày cần tập thể dục ít nhất 30-1 tiếng
  • Suy nghĩ lạc quan, duy trì tâm trạng thoải mái vì vi khuẩn HP có khuynh hướng tái phát triển khi người bệnh căng thẳng.
  •  Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Các phòng ngừa vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa vi khuẩn HP

Cách chăm sóc người bệnh nhiễm vi khuẩn HP

  • Uống nước đun sôi hoặc nước đóng chai, không sử dụng nước máy
  • Ăn chín, không ăn thực phẩm sống, gỏi...
  • Ăn các loại rau quả củ được trồng theo tiêu chuẩn sạch
  • Trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện cần rửa tay sạch sẽ
  • Bảo quản thức ăn tráng các loại côn trùng bám vào...

Một số câu hỏi về vi khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter Pylori sống được bao lâu?

Vi khuẩn HP với dạng hình que, chúng có sức sống mãnh liệt trong môi trường dạ dày và sẽ không sinh sôi và phát triển.

Ở môi trường tự nhiên thì vi khuẩn HP lại tồn tại ở 2 dạng là dạng xoắn và dạng hình cầu. Dạng hình cầu HP có thể tồn tại đến một năm ở trong môi trường nước, còn dạng xoắn với sức sống khá yếu ớt.  Trong không khí, khi mà nhiệt độ và độ ẩm phù hợp chúng sẽ có thể tồn tại từ 1 - 4 tiếng trước khi tìm được vật chủ khác để bám vào.

Khi ra khỏi cơ thể người vi khuẩn HP cũng sẽ có sự thay đổi về cấu trúc để có thể thích nghi với môi trường mới để tồn tại được lâu hơn.


Vi khuẩn Helicobacter Pylori chết ở nhiệt độ nào?

Các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trên 100 độ C. Ngoài ra, vi khuẩn HP bị tiêu diệt khi tiếp xúc ở nhiệt độ gần 100 độ C.

Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như vi khuẩn salmonella, vi khuẩn gây độc tố tụ cầu vàng,  vi khuẩn tả,… Việc sử dụng nước sôi để tráng theo các chuyên gia chỉ là biện pháp tâm lý bởi còn nhiều yếu tố khác chúng ta phải cân nhắc.

Khám và điều trị vi khuẩn HP ở đâu?

Để khám và điều trị vi khuẩn HP bệnh nhân cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo về trang thiết bị, ơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa tiêu hóa để được kiểm tra hơi thở hp một cách chính xác, an toàn.

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sử dụng test hơi thở chẩn đoán vi khuẩn HP vừa cho giá trị chẩn đoán rất cao lại vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Khi có triệu chứng bất thường, người bệnh nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,455

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám