6 nguyên nhân khiến bé yêu bị chảy máu cam và cách phòng ngừa

Đặng Nguyễn Vân Anh

21-08-2020

goole news
16

Trẻ nhỏ rất thường bị chảy máu cam, nhất là ở độ từ 2 đến 10 tuổi và đây là bệnh lý phổ biến thường gặp. Có trường hợp có thể xử lý tại nhà nhưng nếu máu chảy với tần suất nhiều và nghiêm trọng thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế được để thăm khám và điều trị. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến bé yêu bị chảy máu cam và cách phòng ngừa mà cha mẹ nào cũng cần biết để nuôi con khỏe mạnh.

Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam hay chảy máu mũi là hiện tượng các mạch máu ở mũi bị vỡ và chảy ra, đây là bệnh thuộc vùng tai mũi họng phổ biến ở trẻ. Tình trạng trẻ bị chảy máu mũi không hiếm gặp nhưng vẫn khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Hình ảnh trẻ nhỏ chảy máu mũiHình ảnh trẻ nhỏ chảy máu mũi

Chảy máu mũi được chia thành chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau:

  • Chảy máu mũi trước: chiếm khoảng 90%, xuất phát từ phía trước mũi, thường chảy một bên, khối lượng máu chảy ra không nhiều nhưng dai dẳng. Trường hợp này dễ xử lý tại nhà hoặc cơ sở y tế.
  • Chảy máu mũi sau: chiếm khoảng 10% trường hợp, máu chảy cả 2 bên, chảy nhiều và ra phía sau, chủ yếu đi xuống họng. Tuy không phổ biến nhưng chảy máu mũi sau nguy hiểm và khó kiểm soát hơn nên được khuyến cáo nên cơ sở y tế để được can thiệp bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Thường xảy ra ở người cao tuổi, huyết áp cao, bị thương ở vùng mũi hoặc mặt.

Nguyên nhân bé bị chảy máu cam?

Có nhiều nguyên nhân chảy máu mũi ở trẻ em, đa phần trường hợp chảy máu cam là do màng mạch ở vách ngăn mũi gặp tổn thương. Dưới đây là những nguyên nhân chảy máu mũi ở trẻ em:

Yếu tố thời tiết

Thời tiết là một trong những yếu tố đầu tiên phải kể đến khiến trẻ bị chảy máu cam. Độ ẩm quá thấp khiến cho không khí khô, màng nhầy vách mũi trẻ cũng kém đàn hồi đi, giảm độ co giãn và nhạy cảm. Khi có sự chà xát nhẹ như hắt hơi, dụi mũi cũng có thể làm mũi trẻ chảy máu.

Còn khi trời nóng, các mạch máu giãn nở, trẻ sẽ cảm thấy ngứa dẫn tới ngoáy mũi thường xuyên khiến mũi chảy máu.

Bé chảy máu mũi do va đập, chấn thương

Trẻ nhỏ rất hiếu động nên rất dễ bị va đập, chấn thương. Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do va đập với các dụng cụ cứng hoặc chấn thương khi chơi đùa. Cũng có thể là do trẻ cho đồ chơi, dị vật vào mũi hay va vào vật cứng như bàn, ghế, tường, tủ,...

Trẻ bị chảy máu cam khi chấn thương ở mũiTrẻ bị chảy máu cam khi chấn thương ở mũi

Bổ sung thiếu dưỡng chất

Vitamin C đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sức đề kháng của con trẻ. Với tác dụng bảo vệ, chống lại các bệnh truyền nhiễm. Do đó khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ suy giảm, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp yếu đi tạo cơ hội cho vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, làm tổn thương vùng mạch máu khiến cho trẻ hay chảy máu cam.

Không cân bằng độ ẩm

Bật điều hòa có thể làm giảm nhiệt độ trong phòng nhưng cũng đồng thời làm giảm độ ẩm khiến không khí khô ở môi trường xung quanh. Nếu bật điều hòa thường xuyên và trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng độ ẩm khiến mũi trẻ bị khô rát, dễ chảy máu.

Ngủ điều hòa thường xuyên làm tăng nguy cơ chảy máu cam ở trẻ nhỏNgủ điều hòa thường xuyên làm tăng nguy cơ chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Mặc dù ít nhưng cũng xảy ra đó là có một số bé thường đứng trước tủ lạnh mở cửa để làm mát cũng làm mũi chảy máu.

Viêm mũi, u mũi

Viêm mũi làm cho các mạch máu gồm cả động mạch và tĩnh mạch mở rộng, khi đó các mạch máu trong khoang mũi của trẻ sẽ có những biến đổi gây nên hiện tượng chảy máu dù chỉ một tác động nhẹ từ bên ngoài.

Đặc biệt là khi xuất hiện khối u ở mũi thì hiện tượng chảy máu cam là điều tất yếu sẽ xảy ra. Thường thì các khối u này là lành tính nhưng cũng có số ít trường hợp là ác tính nên nếu phát hiện có u ở mũi mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm.

Yếu tố bẩm sinh, di truyền

Các yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho bé bị tổn thương mũi và chảy máu khi có tác động từ ngoại cảnh.

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Thường thì trẻ hay bị chảy máu mũi là do nóng trong hoặc cơ thể thiếu vitamin C, với trẻ 5 tuổi thì có thể là do một trong những nguyên nhân kể trên nên cha mẹ không cần quá lo lắng chỉ cần thực hiện xử lý đúng cách thì máu sẽ ngừng chảy.

Chảy máu cam không nguy hiểm nếu không bị thường xuyênChảy máu cam không nguy hiểm nếu không bị thường xuyên

Tuy nhiên nếu trẻ chảy máu mũi quá thường xuyên thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, có khối u ở mũi, bệnh bạch hầu,... khi đó cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Cũng có hiện tượng trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn cần quan sát kỹ hơn để sớm nhận biết các biểu hiện lạ để xử lý cho kịp.

Xử trí đúng cách khi trẻ chảy máu cam

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ cần bình tĩnh và xử lý tại nhà bằng cách làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Giữ bình tĩnh cho con: có một số khi thấy máu chảy sẽ sợ hãi, hoảng loạn và quấy khóc, điều này sẽ khiến việc xử lý gặp khó khăn.
  • Có thể cho bé đứng hoặc ngồi ghế ở tư thế thẳng, đầu nghiêng nhẹ về phía trước.

Xử lý đúng cách khi trẻ bị chảy máu mũi để tránh gặp nguy hiểmXử lý đúng cách khi trẻ bị chảy máu mũi để tránh gặp nguy hiểm

  • Rửa tay sạch sẽ rồi dùng tay bóp phần nửa dưới của mũi, giữ cố định khoảng 10 phút, trong thời gian này không nên thả tay thường xuyên để kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa vì máu cần có thời gian để tạo cục đông, thả tay quá sớm hoặc nhiều lần sẽ khiến máu chảy kéo dài. Nếu bé lớn thì bạn có thể hướng dẫn con tự làm để con thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
  • Sau 10 phút thả tay ra và quan sát, neeys máu ngừng chảy thì để bé nằm nghỉ (nằm nghiêng để tránh trường hợp máu còn trong mũi chảy xuống họng). Tuyệt đối không để trẻ nuốt máu vì có thể gây sặc, nôn mửa thậm chí là ngộ độc.

Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em đơn giản

Cách chữa chảy máu mũi ở trẻ em thì có nhiều nhưng dưới đây là những cách đơn giản nhất, phù hợp với trẻ nhỏ, con sẽ hợp tác với bố mẹ nên bạn hãy áp dụng cho con yêu nhé để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em nhé.

Dùng khăn lạnh

Trường hợp trẻ đồng ý phối hợp thì mẹ có thể chườm khăn lạnh, càng lạnh càng tốt lên sau gáy và trán. ĐỘ lạnh sẽ khiến hệ thần kinh co thắt mạch máu, làm chậm quá trình chảy máu.

Có thể dùng khăn đặt lên mũi để máu nhanh đông hoặc ngậm 1 viên đá lạnh sẽ giúp mạch máu co lại, ngăn máu chảy tới mũi.

Dùng giấm táo

Ngoài công dụng làm đẹp, chữa táo bón, giảm cân,... thì giấm táo còn được biết đến với công dụng trị chảy máu cam nhờ khả năng làm se các thành mạch máu bị vỡ.

Cách làm: nhúng bông gòn vào ít giấm táo, đặt nhẹ nhàng vào lỗ mũi và để yên 5p để máu ngừng chảy, lưu ý là không ấn mạnh sẽ làm máu chảy nhiều hơn.

Xông mũi bằng hành tây

Xông mũi bằng nước hành tây sẽ giúp máu mũi ngừng chảyXông mũi bằng nước hành tây sẽ giúp máu mũi ngừng chảy

Cắt 1 củ hành tây đun với 500ml lít, khi hơi nước bốc lên thì hít hơi nước này trong vài phút máu sẽ đông nhanh và ngừng chảy.

Uống nước lá tre

Dùng 1 nắm lá tre đun với 300- 500ml nước, đung trong 15- 20 phút, bỏ bả rồi uống nước. Uống mỗi ngày 1 lần trong ba ngày sẽ ngừa máu chảy tiếp.

Nước lá tre khá khó uống nên nếu trẻ không hợp tác mẹ có thể dùng cách khác.

Dùng cây tầm ma

Cho 45g tầm ma khô vào cốc nước sôi, sau 3 phút lọc bỏ bã rồi nhúng bông gòn vào nước và đặt vào lỗ mũi để cầm máu.

Dùng ngó sen

Trẻ bị chảy máu cam thường là do nóng trong nên bài thuốc này sẽ cho hiệu quả cao, ngó sen dễ ăn nên rất hợp với trẻ nhỏ. Như vậy giờ đây bạn sẽ không cần phân vân trẻ chảy máu cam nên ăn gì.

Ăn canh ngó sen sẽ trị chứng chảy máu cam cho béĂn canh ngó sen sẽ trị chứng chảy máu cam cho bé

Cách làm: ninh nhừ 40gam ngó sen với 1 móng giò lợn để ăn. Hai ngày 2 một lần, thực hiện như vậy trong 2 tuần sẽ trị chứng chảy máu cam ở trẻ.

Cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ

Bạn khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn được các trường hợp chảy máu mũi ở trẻ do nguyên nhân có thể là do khách quan. Nhưng bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm hiện tượng chảy máu cam cho bé tại nhà.

  • Điều trị dứt điểm chứng dị ứng để ngăn ngừa viêm mũi
  • Sử dụng nước muối chuyên dụng dạng xịt để giữ ẩm cho mũi của trẻ, làm mềm niêm mạc. Cách làm này rất có ích với những trẻ thường xuyên bị cảm, nghẹt mũi hay dị ứng.

Giữ ẩm cho mũi là cách hiệu quả nhất để phòng chảy máu mũi ở trẻ nhỏGiữ ẩm cho mũi là cách hiệu quả nhất để phòng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ

  • Bôi kem vaseline vào phần trước của vách ngăn mũi để giữ ẩm niêm mạc mũi. Nếu trẻ thường xuyên chảy máu thì bôi 2 lần mỗi ngày cho đến khi không còn chảy máu cam trong vài ngày liên tục, trường hợp khác có thể bôi khi có nhu cầu.
  • Cho trẻ uống đủ nước, nhất là vào những ngày hanh khô
  • Tránh các chấn thương tại vùng vách ngăn mũi
  • Dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi trong phòng ngủ để cấp ẩm cho không khí khi bật điều hòa
  • Cắt móng tay cho trẻ để tránh bị thương khi ngoáy mũi
  • Khuyến khích trẻ đeo thiết bị bảo hộ mũi khi chơi thể thao hoặc các hoạt động mà có thể làm mũi bị thương.

Khi nào cần đưa trẻ chảy máu cam đi khám?

Tuy chảy máu cam ở trẻ em là tình trạng phổ biến nhưng bố mẹ cần chú ý, quan sát nếu máu mũi con không ngừng chảy sau 10 phút xử lý hoặc chảy máu kèm các biểu hiện dướng đây thì cần đưa đến bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ:

Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thường xuyên chảy máu hoặc kèm các biểu hiện lạĐưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thường xuyên chảy máu hoặc kèm các biểu hiện lạ

  • Máu chảy liên tục và không thể cầm sau 7- 10 phút bóp mũi.
  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, lặp đi lặp lại nhiều lần mà không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu bệnh về mũi ở trẻ.
  • Máu không chỉ chảy từ mũi mà còn từ miệng khi bé ho hoặc nôn mửa.
  • Trẻ chảy máu cam kèm theo các vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể hoặc chảy máu đồng thời ở các khu vực khác như phân, nước tiểu,...
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, bệnh thận, hemophilia,...
  • Trẻ chảy máu cam nhiều lần đồng thời bị nghẹt mũi kinh niên.
  • Tim đập nhanh, khó thở, khạc hoặc nôn ra máu.
  • Trẻ xanh nhợt, đổ nhiều mồ hôi, không phản ứng, kém ăn,.....

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bố mẹ bổ sung thêm kiến thức nuôi con, hiểu được nguyên nhân khiến bé yêu bị chảy máu cam và cách phòng ngừa. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến bệnh hoặc đặt lịch khám vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để được tư vấn nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

14,097

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám