50+ hình ảnh siêu âm các cơ quan và bộ phận của cơ thể

Ngọc Anh

19-04-2024

goole news
16

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay. Nhờ đầu ra là hình ảnh siêu âm, các bác sĩ đánh giá được chính xác, kịp thời tình trạng của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý ngày càng được cải thiện.

Các hình thức chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp siêu âm

Hình ảnh siêu âm cung cấp những thông tin quan trọng về các dấu hiệu bệnh lý và hỗ trợ đáng kể trong khai thác nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay có các dạng siêu âm phổ biến như:

  • Siêu âm ổ bụng: Khảo sát hình thái và kiểm tra chức năng của các tạng ổ bụng

  • Siêu âm phụ khoa: Chẩn đoán bệnh lý phụ khoa, dị tật và bất thường ở hệ sinh sản

  • Siêu âm vú: Phát hiện sớm các khối u, tổn thương dạng viêm và dấu hiệu các bệnh nguy hiểm như ung thư vú

  • Siêu âm tim: Theo dõi nhịp tim, cấu trúc, kích thích và xem xét các bệnh lý về tim.

  • Siêu âm mắt: Tìm kiếm và đánh giá tổn thương ở hốc mắt, nhãn cầu….

Sau đây là một số hình ảnh về những bất thường quan sát được qua các hình thức siêu âm.

Tổng hợp các hình ảnh siêu âm

U mỡ trên siêu âm

U mỡ là hiện tượng các tế bào mô mỡ trưởng thành, tích tụ dưới da, phát triển trong các cơ quan nội tạng. Loại u này thường lành tính, không gây đau đớn, sờ vào thấy hơi mềm và nhão.

(Hình 1 - Hình ảnh u mỡ trên siêu âm nằm dưới da, có tổn thương nhỏ)

(Hình 1 - Hình ảnh u mỡ trên siêu âm nằm dưới da, có tổn thương nhỏ)

(Hình 1.1 - Hình ảnh u mỡ trên siêu âm. Các loại u khác nhau có tiếng vang khác nhau)

(Hình 1.1 - Hình ảnh u mỡ trên siêu âm. Các loại u khác nhau có tiếng vang khác nhau)

Bằng cách tái hiện hình ảnh của u mỡ trong cơ thể người, siêu âm đánh giá được vị trí, kích thước khối u mỡ và tình trạng mô xung quanh. Nếu được chẩn đoán u mỡ, bệnh nhân chỉ phải điều trị khi khối u phát triển nhanh, gây nguy hiểm. 

(Hình 1.2 - Đo kích thước của khối u mỡ trong cơ)

(Hình 1.2 - Đo kích thước của khối u mỡ trong cơ)

U bã đậu trên siêu âm

U bã đậu xuất hiện do tuyến bã bị tắc tạo thành các nốt phồng phát triển chậm dưới da. Các khối u này là lành tính, không gây đau nhưng sẽ lớn dần về kích thước. Mọi vị trí trên cơ thể đều có thể xuất hiện khối u này.

(Hình 2 - Hình ảnh u bã đậu trên siêu âm)

(Hình 2 - Hình ảnh u bã đậu trên siêu âm)

Bằng cách siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện u bã đậu. Có thể loại trừ trường hợp không phải ung thư nếu có các dấu hiệu: đường kính >5cm, tái phát nhanh, nhiễm trùng hoặc chảy mủ.

U có thể tự tiêu biến nhưng đa số bệnh nhân cần thực hiện tiểu phẫu, gây tê để loại bỏ khối u. 

(Hình 2.1 - Hình ảnh u bã đậu trên siêu âm, xuất hiện ở vú bệnh nhân)

(Hình 2.1 - Hình ảnh u bã đậu trên siêu âm, xuất hiện ở vú bệnh nhân)

(Hình 2.2 - Hình ảnh u nang bã đậu trên siêu âm, bác sĩ đang đo kích thước khối u)

(Hình 2.2 - Hình ảnh u nang bã đậu trên siêu âm, bác sĩ đang đo kích thước khối u)

Nhu mô gan thô trên siêu âm

Khi các nhu gan thô tức cấu trúc mô gan đã bị tổn thương nặng. Mô gan bị thay thế bằng các tế bào xơ khiến bề mặt gan thay đổi, chức năng gan suy giảm. Đây là biến chứng diễn biến nặng của các bệnh về gan. Khi đó, bệnh nhân phải sống chung với bệnh, sức khỏe và tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề. 

(Hình 3 - Hình ảnh nhu mô gan thô trên siêu âm (trái) và hình ảnh mô gan bình thường (phải))

(Hình 3 - Hình ảnh nhu mô gan thô trên siêu âm (trái) và hình ảnh mô gan bình thường (phải))

(Hình 3.1 - Hình ảnh nhu mô gan trên siêu âm: bình thường (a), gan nhiễm mỡ (b) và xơ gan(c,d))

(Hình 3.1 - Hình ảnh nhu mô gan trên siêu âm: bình thường (a), gan nhiễm mỡ (b) và xơ gan(c,d))

Siêu âm gan

Siêu âm gan giúp kiểm tra cấu trúc, hình thái và độ đàn hồi của mô gan. Nhờ thế, bệnh lý sẽ được phát hiện sớm hơn ngay cả khi bệnh nhân chưa có triệu chứng.

(Hình 4 - Hình ảnh siêu âm gan bình thường)

(Hình 4 - Hình ảnh siêu âm gan bình thường)

Gan bình thường có đường viền rõ nét và đều. Một vài nốt gồ lên có thể thấy ở dưới bờ sườn, thuỳ đuôi, thuỳ vuông, vùng vòm gan. Các cấu trúc tĩnh mạch gan là cấu trúc ống lòng rỗng âm, không có đường viền. 

(Hình 4.1 - Hình ảnh siêu âm gan bình thường trên siêu âm, chụp CT và chụp MRI)

(Hình 4.1 - Hình ảnh siêu âm gan bình thường trên siêu âm, chụp CT và chụp MRI)

Siêu âm gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là sự tích tụ của các chất béo trong tế bào gan. Ở người bình thường có lượng mỡ ở gan từ 2 - 4%. Mức độ gan nhiễm mỡ nhẹ là 10 - 25%, mức độ nặng từ 30%.

(Hình 5 - Hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ)

(Hình 5 - Hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ)

(Hình 5.1 - Hình ảnh siêu âm gan bình thường (a), hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ (b))

(Hình 5.1 - Hình ảnh siêu âm gan bình thường (a), hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ (b))

Trên ảnh siêu âm, gan nhiễm mỡ có độ hồi âm cao. Sóng siêu âm suy giảm rõ, mất sự rõ nét của cơ hoành và khó xác định các cấu trúc trong gan. 

Sán lá gan trên siêu âm

Sán lá gan là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hoá. Ấu trùng sán lá gan chui vào ruột non, di chuyển vào gan và sinh sống. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm, thoái hoá gan, viêm mật, viêm tụy, viêm ruột, viêm vú và viêm phổi.

Siêu âm có thể phát hiện ra sán lá gan, tổn thương gan mật do nhiễm sán lá gan sớm. Tuy nhiên, siêu âm khó xác định tổn thương giai đoạn sớm, kích thước nhỏ ở nhu mô gan.

(Hình 6 - Sán lá gan trong gan sau giải phẫu)

(Hình 6 - Sán lá gan trong gan sau giải phẫu)

(Hình 6.1 - Hình ảnh sán lá gan trên siêu âm(trái) và sán lá gan trên máy nội soi (phải))

(Hình 6.1 - Hình ảnh sán lá gan trên siêu âm(trái) và sán lá gan trên máy nội soi (phải))

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm kết hợp với khám lâm sàng  được chỉ định để đánh giá kích thước, cấu trúc từ đó phát hiện những bất thường về tuyến giáp nếu có. 

Tuyến giáp bình thường sẽ có hai thuỳ và eo nối ở giữa. Chiều dọc trung bình từ 40 - 60mm, rộng 13 - 18mm. Thể tích tuyến giáp từ 10-15mm ở nữ và 12 - 18mm ở nam. Ngoài ra, siêu âm Doppler cũng có thể quan sát vận tốc, chuyển động của mạch máu để đánh giá bệnh cường giáp. 

(Hình 7 - Hình ảnh siêu âm tuyến giáp bình thường (trái) và ung thư biểu mô nhú (phải))

(Hình 7 - Hình ảnh siêu âm tuyến giáp bình thường (trái) và ung thư biểu mô nhú (phải))

Trong trường hợp bệnh nhân có u ở tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp sẽ được thực hiện thường xuyên để xác định đặc điểm khối u, mức độ xâm lấn để đề xuất phương án điều trị. 

Siêu âm thận 

Trên siêu âm có thể quan sát được thận bình thường có hình dáng giống như hai hạt đậu, rốn ở mặt trong.

Kích thước tương đương nhau hoặc có sự chênh lệch nhẹ, từ 1 - 1,5cm. Vị trí thận phải thấp hơn thận trái. Trung bình cao 9- 12cm, rộng 4- 8cm, rộng 3 - 5cm. 

(Hình 8 - Hình ảnh siêu âm thận bình thường và sỏi thận)

(Hình 8 - Hình ảnh siêu âm thận bình thường và sỏi thận)

(Hình 8.1 - Hình ảnh siêu âm thận bình thường và thận ứ nước)

(Hình 8.1 - Hình ảnh siêu âm thận bình thường và thận ứ nước)

Đường bờ thận đều, bên trái có lá lách đè vào nền nhu mô thận có hình tam giác, thấy rõ động, tĩnh mạch thận. 

Ngược lại nếu siêu âm thận cho có bất cứ biểu hiện gì khác thường tức các chỉ định chuyên sâu hơn sẽ được đưa ra để khảo sát tình trạng thận.

Nang thận trên siêu âm

Đây là những khối dịch xuất hiện bất thường trên bề mặt thận. Qua siêu âm thận, bác sĩ đánh giá được chính xác vị trí, kích thước, số lượng và thành của nang thận.  

Nếu khối có hình tròn hoặc bầu dục, bờ đều, dịch trong. Khối trống âm, không có bóng cản phía sau, không thông với đài bể thận thì đó là nang lành tính. 

(Hình 9 - Hình ảnh u nang thận trên siêu âm)

(Hình 9 - Hình ảnh u nang thận trên siêu âm)

Mặt khác, nếu nang thận có độ đậm, tiếng vang không đồng nhất hoặc đặc. Đó là biểu hiện của nang thận ác tính. 

Siêu âm sỏi thận

Siêu âm sỏi thận được đánh giá qua siêu âm bằng các nốt tăng âm kèm bóng cản. Phương pháp này giúp đánh giá số lượng, vị trí, kích thước và bản chất viên sỏi. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được phát hiện sỏi thận ngay cả khi chưa có triệu chứng nhờ siêu âm sỏi thận hoặc siêu âm ổ bụng. 

(Hình 10 - Hình ảnh siêu âm sỏi thận trái)

(Hình 10 - Hình ảnh siêu âm sỏi thận trái)

Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh, kỹ thuật này cần thực hiện thường xuyên, định kỳ để theo dõi diễn biến bệnh. Đồng thời, bệnh có thể tái phát nên người bệnh đã điều trị cũng cần tái khám thường xuyên. 

Siêu âm ổ bụng

Hình ảnh siêu âm ổ bụng cung cấp kích thước, hình dáng, cấu trúc của các tạng ổ bụng: gan, mật, thận, bàng quang, lá lách, tụy,... Do đó, bác sĩ có thêm thông tin để phát hiện các bệnh lý tiêu hóa, thận - tiết niệu, hệ sinh dục,...

 

(Hình 11- Siêu âm ổ bụng bằng kỹ thuật Doppler)

(Hình 11- Siêu âm ổ bụng bằng kỹ thuật Doppler)

Siêu âm ổ bụng rất thích hợp cho các trường hợp cấp cứu, cần chẩn đoán nhanh để can thiệp y tế kịp thời như đau dạ dày, đau bụng, viêm ruột thừa, lồng ruột,...

Siêu âm vú

Mặc dù không được chỉ định thường xuyên khi kiểm tra vú như chụp nhũ ảnh nhưng phương pháp này cũng có ưu điểm đáng kể. Hình ảnh siêu âm vú có thể phát hiện một số khối u mà chụp Mammography bỏ qua. 

(Hình 12 - Một số hình ảnh siêu âm vú thường gặp)

(Hình 12 - Một số hình ảnh siêu âm vú thường gặp)

Đồng thời, với các khối u mà chụp nhũ ảnh phát hiện được, hình ảnh siêu âm vú giúp phân biệt tính chất khối u: u nang/ u đặc. Trong đó u đặc ở vú có nhiều khả năng gây ung thư vú. Với các trường hợp siêu âm, bác sĩ sẽ xem xét hình dạng, đường bờ, cấu trúc âm, vôi hóa và đặc điểm kết hợp để đánh giá tổn thương tuyến vú. Khi đó, một số đặc trưng của hình ảnh siêu âm ung thư vú sẽ được chỉ định chuyên sâu như: 

  • Tổn thương dạng khối (100%)
  • Hình không đều (87,5%)
  • Bờ tua gai (38,8%)
  • Hướng không song song mặt da (75,5%)
  • Cấu trúc giảm âm (73,5%)
  • Vôi hóa trong khối u (40,8%)

(Hình 12.1 -  Hình ảnh siêu âm vú thấy tế bào ung thư nhỏ (bên trái) và tế bào ung thư dày đặc (bên phải))

(Hình 12.1 -  Hình ảnh siêu âm vú thấy tế bào ung thư nhỏ (bên trái) và tế bào ung thư dày đặc (bên phải))

Siêu âm viêm bàng quang

Bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện sẽ được chỉ định siêu âm bàng quang để kiểm tra tình trạng ứ nước và các khối u trên thành bàng quang. Hình ảnh siêu âm bàng quang ở giai đoạn sớm cho thấy bàng quang bình thường. 

(Hình 13 - Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang mãn tính)

(Hình 13 - Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang mãn tính)

Khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ quan sát rõ bàng quang dày, bề mặt không đều. Các trường hợp nặng hơn có thể phát hiện nhiều hốc cột có dạng giả túi thừa.

Siêu âm tràn dịch khớp gối

Bệnh nhân sẽ bị nghi ngờ tràn dịch khớp gối nếu siêu âm khớp gối cho thấy các vùng không có hồi âm hoặc trống âm, biểu thị sự tích tụ chất lỏng. Chất lỏng có thể tụ quanh, trên xương bánh chè hoặc các khu vực khác của khớp gối. 

Khi chất lỏng tích tụ nhiều sẽ tạo áp lực lên không gian quanh khớp, dẫn đến khoảng cách giữa xương đùi - xương chày bị kéo rộng. Ngoài ra, hình ảnh siêu âm cũng hỗ trợ phát hiện dịch có dấu hiệu xâm nhập vào các khoang cụ thể hay lan ra toàn bộ khớp hay không. 

(Hình 14 - Hình ảnh siêu âm tràn dịch khớp gối)

(Hình 14 - Hình ảnh siêu âm tràn dịch khớp gối)

Nhìn chung, siêu âm tràn dịch khớp gối giúp phát hiện đúng bệnh, đánh giá tình trạng cấu trúc khớp (dây chằng, gân, sụn, mô mềm), hỗ trợ hút dịch và theo dõi bệnh nhân sau điều trị. 

(Hình 14.1 - Hình ảnh siêu âm sụn trong và gai xương trong khớp gối)

(Hình 14.1 - Hình ảnh siêu âm sụn trong và gai xương trong khớp gối)

Có thể nói, bằng sự hỗ trợ của máy siêu âm tần số cao, ảnh siêu âm thể hiện trực quan về tình hình của các tạng ngay thời điểm đó. Bên cạnh chẩn đoán sớm, siêu âm cũng giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ hữu hiệu trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất phương án điều trị tối ưu hơn. 

Để Đặt lịch khám và biết thêm về siêu âm, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

90

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám