Ưu nhược điểm của siêu âm đầu dò
Siêu âm đầu dò là hình thức siêu âm được tiến hành tại vùng kín của nữ giới. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò siêu âm cỡ khoảng 2 hoặc 3...
Y học hiện đại càng ngày càng phát triển với nhiều phương chẩn đoán, phát hiện những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể của con người. Siêu âm là một trong những phương pháp, kỹ thuật được sử dụng phổ biến, hiệu quả cao và an toàn với cơ thể. Vậy siêu âm là gì? Siêu âm có bao nhiêu loại? Quy trình, kỹ thuật và một số lưu ý khi thực hiện siêu âm là gì? Cùng Phương Đông giải đáp những vấn đề đó trong bài viết dưới đây nhé.
Siêu âm (tên tiếng Anh - Ultrasound) là một phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý bằng cách sử dụng đầu dò phát sóng âm để ghi lại hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể rồi được phản xạ lại thông qua hình ảnh chuẩn y khoa. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật mà hình ảnh chẩn đoán siêu càng ngày càng trở lên rõ nét, chân thật hơn giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được nguồn gốc gây bệnh cùng như tìm được cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh lý bên trong cơ thể
Không chỉ vậy, kỹ thuật siêu âm còn được sử dụng để kiểm tra, khảo sát các bộ phận, cơ quan khác nhau như: tim, thận, gan, túi mật, tuyến giáp, buồng trứng, tử cung, thai nhi,... giúp xác định được những thay đổi bất thường trong cơ thể, tình trạng của dạ dày hay theo dõi được sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, việc thực hiện siêu âm nên được tiến hành khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định.
Kỹ thuật siêu âm là một trong những công cụ chẩn đoán bệnh an toàn, nhanh chóng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh để thực hiện điều trị hoặc theo dõi tình trạng của cơ thể. Siêu âm có rất nhiều hình thức phổ biến như: Siêu âm 3D, siêu âm 4D, siêu âm Doppler, siêu âm tim, siêu âm trị liệu,... Dưới đây là những lợi ích của tất cả các loại hình thức siêu âm:
Ba mẹ kiểm tra được tình trạng của thai nhi khi còn trong bụng mẹ
Là khi bạn mang thai, siêu âm thai sẽ giúp các ba mẹ kiểm tra được tình trạng phát triển của thai cũng như là kiểm tra xem em bé có bị dị tật hay không,... Một trường hợp khác là khi bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng như: Đau, sưng tấy hay một số triệu chứng đặc trưng khác, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm để xác định tình trạng tổng quan của các cơ quan bên trong cơ thể. Kỹ thuật siêu âm giúp kiểm tra, chẩn đoán được tình trạng của nhiều cơ quan trong cơ thể như:
Phòng siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Ngày nay, siêu âm không còn là điều gì quá xa lạ, với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cực kỳ hiện đại giúp các bác sĩ phát hiện được chính xác bệnh lý và đưa ra phương án điều trị hiệu quả tốt cho bệnh nhân.
Theo y học, siêu âm chia thành 3 loại chính, tùy vào cách tiếp cận các bộ phận của cơ thể để thu nhận hình ảnh mà có những tên gọi khác nhau. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh và bộ phận cần chuẩn đoán để chỉ định loại siêu âm phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Ba loại siêu âm đó cụ thể là:
Kỹ thuật siêu âm không xâm lấn là phương pháp được chỉ định nhiều nhất khi các bệnh nhân cần thực hiện siêu âm. Kỹ thuật này được sử dụng để chẩn đoán, kiểm tra các cơ quan, nội tạng vùng bụng, chậu như gan, thận, bàng quan,... hay một số mô khác như khớp hoặc cơ.
Bệnh nhân có thể theo dõi trực tiếp hình ảnh cùng bác sĩ
Đối với loại siêu âm không xâm lấn này, thiết bị siêu âm sẽ được bôi một lớp gel siêu âm và chỉ di chuyển trên bề mặt da tại vị trí của bộ phận cần chẩn đoán để tiến hành ghi nhận hình ảnh để đánh giá tình trạng, kết quả siêu âm. Vậy nên, kỹ thuật này hay được sử dụng để siêu âm tim, siêu âm thai nhi trong bụng mẹ để tiện theo dõi sự phát triển và rà soát bệnh dị tật.
Kỹ thuật siêu âm không xâm lấn thường được chỉ định phổ biến trong các trường hợp sau:
Nếu siêu âm trên bề mặt da gọi là siêu âm không xâm lấn thì siêu âm xâm lấn là kỹ thuật đưa trực tiếp thiết bị vào bên trong cơ thể để chẩn đoán bệnh. Không phải bộ phận nào cũng có thể thực hiện siêu âm không xâm lấn, phương pháp này thường được sử dụng khi thực hiện siêu âm bên ngoài và phát hiện ra bất thường và cần thực hiện xâm lấn để kiểm tra chính xác kết quả hơn.
Kỹ thuật siêu âm xâm lấn thường được sử dụng để thực hiện khi siêu âm qua âm đạo hoặc hậu môn. Trường hợp siêu âm xâm lấn này được thực hiện để chẩn đoán hình ảnh ở các cơ quan như buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, bàng quang,... Ngoài ra, siêu âm xâm lấn còn kiểm tra được tình trạng của trực tràng như khối u trực tràng, tắc trực tràng.
Siêu âm xâm lấn còn được gọi là siêu âm đầu dò
Trước khi thực hiện siêu âm xâm lấn, bệnh nhân sẽ được yêu cầu vệ sinh vùng sẽ thực hiện siêu âm đó. Để thực hiện kỹ thuật siêu âm này bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm ngửa hoặc nghiêng, đầu gối được hướng về phía ngực. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò nhỏ vô trùng hoặc latex hay bao cao su để dần dần tiến vào âm đạo hoặc hậu môn. Trong quá trình thu hình ảnh chẩn đoán, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu một chút, nhưng cảm giác sẽ biến mất khi kết thúc siêu âm. Kỹ thuật này được thực hiện rất nhanh gọn và tốn ít thời gian, nên không cần quá lo lắng khi thực hiện. Riêng với trường hợp nữ giới chưa quan hệ sẽ được hướng dẫn chi tiết trước và trong quá trình thực hiện siêu âm.
Siêu âm nội soi là kỹ thuật cận lâm sàng thường thực hiện kiểm tra đối với một số bộ phận như thực quản, dạ dày. Quá trình siêu âm nội soi là sử dụng một ống nội soi dài, linh hoạt được đưa vào cơ thể của bệnh nhân đẻ ghi lại hình ảnh thông qua thực quản và dạ dày.
Hiện nay, một số bệnh viện kết hợp việc siêu âm nội soi dạ dày, thực quản cùng với thủ thuật sinh thiết hoặc xử lý polyp đối với các bệnh nhân có dấu hiệu có khối u. Siêu âm nội soi đều có thể thực hiện bằng phương pháp gây mê hoặc gây tê tùy vào thể trạng của bệnh nhân.
Hình ảnh bệnh nhân đang nội soi dạ dày, thực quản
Quy trình siêu âm được chia ra làm 3 bước gồm: Chuẩn bị trước siêu âm, quá trình khi siêu âm và sau khi siêu âm. Cùng tìm hiểu 3 quy trình để có thể chuẩn bị thật tốt trước khi siêu âm nhé.
Đối với hình thức siêu âm không xâm lấn (sóng siêu âm) hầu hết đều không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Nhưng đối với một vài trường hợp siêu âm sau cần có lưu ý:
Khi thực, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tháo hết toàn bộ nữ trang trên người, vậy nên để tránh mất thời gian và lạc mất đồ nên chuẩn bị trước khi ở nhà. Đặc biệt, nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái để tiện lợi trong quá trình thực hiện.
Đối với siêu âm không xâm lấn, bác sĩ hay kỹ thuật viên sẽ thực hiện thoa gel lên đầu mặt máy siêu âm hoặc vùng da siêu âm. Lớp gel này giúp ngăn không khí ở máy đầu dò và da của bệnh nhân. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là loại gel an toàn và có thể tẩy rửa dễ dàng. Để thu được hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ ấn đầu dò lên khu vực da cần siêu âm và chụp ảnh để thu được hình ảnh cần thiết.
Bác sĩ siêu âm sẽ tiến hành thoa gel trước
Với các trường hợp siêu âm nội soi hay siêu âm xâm lấn, đầu dò sẽ được gắn vào một thiết bị nội soi như ống dài và được đưa vào một bộ phận mở tự nhiên của cơ thể bệnh nhân như:
Kỹ thuật siêu âm không hề gây ra đau đớn, nhưng bệnh nhân có thể cảm thấy hơi nhột hoặc khó chịu nhẹ khi kỹ thuật viên hoặc bác sĩ tì đầu dò hay di chuyển, nhất là khi bệnh nhân siêu âm vùng chậu vì phải nhịn tiểu để siêu âm.
Quá trình chẩn đoán siêu âm thường chỉ diễn ra trong vòng 30 - 60 phút. Đối với siêu âm không xâm lấn, sau quá trình kết thúc bác sĩ sẽ lau sạch phần gel lúc đầu. Sau đó, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả cũng như là chẩn đoán và lời khuyên điều trị từ bác sĩ.
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh vừa thu được để kiểm tra xem bệnh nhân có dấu hiệu hoặc khối u bất thường trong cơ thể hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định tái khám định kỳ hay kết hợp thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như MRI, CT,... để xác định đúng tình trạng hay diễn biến của bệnh trên cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Siêu âm có vai trò chính là chẩn đoán bệnh và hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh bởi có một số bệnh có những triệu chứng lâm sàng tương đồng nên dễ có khả năng chẩn đoán sai bệnh hay khiến phác đồ điều trị không phù hợp với tình trạng bệnh. Phương pháp siêu âm còn giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh từ các triệu chứng bất thường như:
Siêu âm giúp phát hiện sớm các khối u trong cơ thể
Không chỉ giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng tình trạng của bệnh nhân mà siêu âm còn hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật chính xác vị trí cần điều trị trong quá trình nội soi trong phẫu thuật. Hay như khi thực hiện sinh thiết khối u, siêu âm giúp các bác sĩ chọn chính xác vị trí sinh thiết tránh gây đau đớn cho bệnh nhân khi phải thực hiện lần.
Hỗ trợ hình ảnh siêu âm trong thực hiện phẫu thuật nội soi
Kỹ thuật siêu âm được thực hiện khá đơn giản và an toàn với sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt kỹ thuật này không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật thực hiện và chuyên môn cao như chụp MRI hay cắt lớp vi tính nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn rằng có thể đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
Kỹ thuật siêu âm tuy được thực hiện đơn giản và nhanh chóng, nhưng để tránh mất thời gian hay gặp bất tiện thì bạn cần lưu ý một số những điều sau:
Đặc biệt, bệnh nhân cần trả lời thành thật các câu hỏi của bác sĩ về tình trạng của cơ thể và những chỉ định cần thực hiện trước khi tiến hành chẩn đoán hình ảnh, để quá trình thu kết quả hình ảnh được diễn ra nhanh chóng và thu được kết quả tốt nhất.
Siêu âm là kỹ thuật đơn giản và an toàn với cơ thể, đặc biệt cực kỳ cần thiết trong việc tầm soát các dấu hiệu bệnh lý để được can thiệp và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng về sau. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về siêu âm, quy trình cũng như là các kỹ thuật của nó trong y học hiện nay. Đến ngay với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được lựa chọn và trải nghiệm những phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất hiện nay cũng như kiểm tra tình trạng sức khỏe trong cơ thể ngay nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Siêu âm đầu dò là hình thức siêu âm được tiến hành tại vùng kín của nữ giới. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò siêu âm cỡ khoảng 2 hoặc 3...