50+ ảnh siêu âm thai nhi bình thường và bất thường

Ngọc Anh

19-04-2024

goole news
16

Siêu âm thai nhi là kỹ thuẩn chẩn đoán hình ảnh bằng đầu dò qua ngả âm đạo. Bác sĩ sẽ chuyển động đầu dò trên bụng mẹ để thu được ảnh siêu âm - ảnh dựng lại cơ quan và các bộ phận của thai nhi. Do đó, bác sĩ dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai nhi (kích thước, cân nạng) và phát hiện sớm các bất thường của thai kỳ (nếu có).

Siêu âm là gì? Ảnh siêu âm thể hiện điều gì?

Siêu âm (Ultrasound) là phương pháp sử dụng đầu dò tác động sóng siêu âm tần số cao vào khu vực cần khảo sát. Chùm sóng gặp cơ quan và các mô dưới da sẽ phản xạ lại. Máy siêu âm xử lý và phát lại hình ảnh siêu âm thể hiện hình thái, cấu trúc của cơ quan. 

Đặc trưng của siêu âm là an toàn, phù hợp cho nhiều đối tượng nên hỗ trợ rất lớn trong đánh giá khảo sát và đánh giá nhiều bộ phận khác nhau. Bao gồm cả trường hợp thai nhi cần theo dõi sự phát triển và đánh giá dị tật bẩm sinh. 

Ưu nhược điểm của phương pháp siêu âm

Kỹ thuật siêu âm đem lại những lợi ích sau đây:

  • Độ chính xác cao, đánh giá chính xác vị trí và kích thước một số bất thường. VD: sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang
  • An toàn, không gây hại cho người sử dụng. Đa số các phương pháp siêu âm không yêu cầu chuẩn bị cầu kỳ, không cần chọc dò, không cần gây mê và không gây đau đớn.
  • Chi phí tiết kiệm, phù hợp với đa số bệnh nhân hơn chụp CT, chụp MRI.
  • Thời gian thực hiện và trả kết quả nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân. Đồng thời siêu âm rất phù hợp trong chẩn đoán nhanh cho các trường hợp cấp cứu.

Tuy nhiên không thể loại trừ một số nhược điểm của siêu âm như sau:

  • Sóng siêu âm hạn chế xuyên qua phần cứng như xương. 
  • Phương pháp bộc lộ khá nhiều hạn chế khi cơ quan khảo sát nằm sâu hoặc tổn thương nhỏ, nằm ở vị trí khuất. Mặt khác với trường hợp người bệnh có lớp da hoặc mỡ dày, hình ảnh siêu âm cũng không mang nhiều giá trị. 
  • Độ chính xác của siêu âm còn phụ thuộc vào khả năng đọc ảnh siêu âm của bác sĩ chuyên khoa. Với kỹ thuật siêu âm chuyên sâu thì yêu cầu với tay nghề người thực hiện càng cao.

Ảnh siêu âm tử cung và phần phụ

Một trong số những ứng dụng phổ biến của siêu âm là sử dụng trong kiểm tra phần phụ và đánh giá tử cung. Thông qua ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá về:

  • Hình thái, chức năng hoạt động của tử cung
  • Phát hiện các bệnh phụ khoa 
  • Tìm kiếm khối u, đánh giá các dấu hiệu bệnh lý (nếu có)

Sau đây là một số hình ảnh siêu âm thể hiện điển hình ở tử cung và phần phụ.

Siêu âm trứng sắp rụng và đã rụng

Đây là phương pháp được thường được sử dụng trong kiểm tra sức khoẻ sinh sản, khá phổ biến cho các cặp vợ chồng cần theo dõi ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai. 

Trên thực tế, nhiều cha mẹ tiêm thuốc kích trứng, đẩy nhanh quá trình rụng trứng để làm thụ tinh nhân tạo (IUI) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF). Khi đó, không ít bệnh nhân phải siêu âm trứng liên tục để theo dõi, chọn ngày chọc hút cho chuẩn xác nhất.

(Hình 1 - Hình ảnh siêu âm trứng sắp rụng (a- trái) và hình ảnh siêu âm trứng đã rụng(b- phải))

(Hình 1 - Hình ảnh siêu âm trứng sắp rụng (a- trái) và hình ảnh siêu âm trứng đã rụng(b- phải))

Siêu âm buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang (PCOS) là hiện tượng rối loạn nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là 2,2 - 26,7% phụ nữ (15 - 44 tuổi). Siêu âm có thể phát hiện bệnh qua độ dày của niêm mạc tử cung và tình trạng trứng. 

(Hình 2 - Hình ảnh siêu âm buồng trứng bình thường (dưới) và hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang (trên))

(Hình 2 - Hình ảnh siêu âm buồng trứng bình thường (dưới) và hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang (trên))

(Hình 2.1  - Ảnh siêu âm u nang buồng trứng được phân chia lành tính, ác tính theo quy tắc IOTA)

(Hình 2.1  - Ảnh siêu âm u nang buồng trứng được phân chia lành tính, ác tính theo quy tắc IOTA)

(Hình 2.2 - Hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng và buồng trứng bình thường)

(Hình 2.2 - Hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng và buồng trứng bình thường)

Buồng trứng đa nang nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra khó mang thai, ngưng thở lúc ngủ, diễn biến thành ung thư nội mạc tử cung,...

Siêu âm tử cung bình thường và bất thường

Siêu âm là phương pháp khá tối ưu để đánh giá tử cung. Bằng cách thực hiện siêu âm qua ngã âm đạo hoặc thành bụng, bác sĩ đánh giá được các dị dạng tử cung và nội mạc tử cung thường gặp nhất. 

(Hình 3 - Hình ảnh siêu âm tử cung bình thường (trái) và u xơ ở nội mạc tử cung (phải))

(Hình 3 - Hình ảnh siêu âm tử cung bình thường (trái) và u xơ ở nội mạc tử cung (phải))

U xơ tử cung thường là các khối tế bào cơ trơn lành tính. Hiện nay 4 loại u xơ tử cung đều có thể được phát hiện qua siêu âm. Ngoài siêu âm thì bác sĩ có thể chỉ định nội soi buồng tử cung, chụp CT, chụp cộng hưởng từ hoặc sinh thiết nội mạc tử cung để đánh giá u xơ tử cung. 

(Hình 3.1 - Hình u xơ tử cung trên siêu âm: 2 u xơ ©, 1 u xơ (d))

(Hình 3.1 - Hình u xơ tử cung trên siêu âm: 2 u xơ ©, 1 u xơ (d))

(Hình 3.2 - U xơ dưới thanh mạc - một trong 4 loại u xơ tử cung trên ảnh siêu âm)

(Hình 3.2 - U xơ dưới thanh mạc - một trong 4 loại u xơ tử cung trên ảnh siêu âm)

Polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Siêu âm bơm nước buồng tử cung sẽ được chỉ định để chẩn đoán hình dạng, vị trí polyp. Bệnh có thể gây ra vô sinh hiếm muộn, buồng trứng đa nang, thiếu máu mạn tính và tăng nguy cơ ung thư tử cung - cổ tử cung. 

(Hình 3.3 - Hình ảnh siêu âm polyp nội mạc tử cung, khối u có kích thước 1,5cm x 0,7cm)

(Hình 3.3 - Hình ảnh siêu âm polyp nội mạc tử cung, khối u có kích thước 1,5cm x 0,7cm)

Ngoài các biểu hiện bệnh lý thì tử cung đôi cũng là một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp có thể phát hiện qua siêu âm. Với phụ nữ chưa mang thai, dị dạng này có thể gây vô sinh hoặc kinh nguyệt thất thường. Với thai phụ, tử cung đôi có thể gây sẩy thai, khó sinh, sinh non hoặc thai nhẹ cân. 

(Hình 3.4 - Hình ảnh siêu âm tử cung đôi)

(Hình 3.4 - Hình ảnh siêu âm tử cung đôi)

Cách xem hình ảnh siêu âm thai

Siêu âm và xét nghiệm định tính, định lượng B-hCG hỗ trợ chẩn đoán thai sớm với độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao. Siêu âm đầu dò âm đạo có thể phát hiện túi trống âm đường kính 2 - 3mm, tương ứng với tuổi thai 4,5 - 5 tuần.  

Siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi

Trễ kinh sẽ là dấu hiệu dễ thấy nhất, bởi đối với thai nhi 1 tuần tuổi, siêu âm rất khó để thấy túi thai. Bởi trên thực tế, lúc này phôi thai mới xuất hiện, đang làm tổ, di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 6 - 7 thì bác sĩ có thể quan sát rõ hơn và khẳng định chị em có/ không mang thai.

Siêu âm thai 4 tuần tuổi

Khi chạm mốc 4 tuần tuổi, phôi thai mới có kích thước bằng 1 hạt vừng và trên siêu âm mới thấy được túi thai. Lúc này thai nhi vẫn chưa có tim thai. Tuy nhiên, siêu âm vào tuần thứ 4 của thai kỳ có thể kiểm tra thai đã về tử cung chưa và tình hình phát triển của thai nhi.

Hình ảnh túi thai 4 tuần tuổiHình ảnh túi thai 4 tuần tuổi trên máy siêu âm đầu dò

(Hình 4 - Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi qua đầu dò ngả âm đạo)

(Hình 4 - Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi qua đầu dò ngả âm đạo)

Nếu mẹ mang đa thai, hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần rất khó có thể phát hiện. Bởi phôi hoàn toàn có thể tách ra thành 2 hợp tử ở giai đoạn sau. Ở tuần thứ 4 trên siêu âm vẫn chưa đủ thông tin để quan sát. Thời điểm sớm nhất bác sĩ nghi ngờ song thai là vào tuần 6 - 8 và xác nhận vào tuần 10 -12 của thai kỳ.

(Hình 4.1 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần vẫn còn là 1 chấm nhỏ)

(Hình 4.1 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần vẫn còn là 1 chấm nhỏ)

(Hình 4.2 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần tuổi đã thấy túi thai và noãn)

(Hình 4.2 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần tuổi đã thấy túi thai và noãn)

Siêu âm thai nhi 5 tuần tuổi

Thai nhi 5 tuần không lớn hơn thai nhi 4 tuần nhiều. Trên siêu âm, mẹ mới chỉ nhìn thấy túi noãn hoàng như 1 bong bóng nhỏ, nằm gọn trong vòng tròn lớn hơn. Về tim thai, bác sĩ nếu nghe kỹ có thể thấy những dao động rất nhỏ của tim. Một số trường hợp khác, như mang thai đôi trên siêu âm có thể thấy 2 noãn hoàng trong 1 hoặc 2 túi thai. 

(Hình 5 - Hình ảnh siêu âm thai nhi 5 tuần tuổi)

(Hình 5 - Hình ảnh siêu âm thai nhi 5 tuần tuổi)

(Hình 5.1 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 5 tuần tuổi)

(Hình 5.1 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 5 tuần tuổi)

Siêu âm thai 7 tuần tuổi

Trên máy siêu âm, thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước khoảng 1,3 cm. Túi thai bên ngoài khoảng 1,5 - 2cm. Đây cũng là lúc mẹ có thể nghe thấy tim thai. Các bộ phận như tai, lưỡi, tay chân và nội tạng của bé cũng bắt đầu hình thành và phát triển. 

(Hình 6 - Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi, đã nghe được tim thai)

(Hình 6 - Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi, đã nghe được tim thai)

Về phía mẹ, bác sĩ có thể khảo sát về tình hình tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng có vấn đề gì không. Số lượng, vị trí, tuổi thai, kích thước cũng được thông báo trong giai đoạn này. 

(Hình 6.1 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 7 tuần tuổi đơn hợp tử)

(Hình 6.1 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 7 tuần tuổi đơn hợp tử)

Siêu âm thai 10 tuần tuổi

Khi thai qua 3 tháng đầu tiên, em bé đã hình thành những bộ phận chính trong cơ thể. Răng, mắt, đầu gối, tay, khuỷu tay, khuỷu chân đã có thể quan sát rõ ràng. Nhịp tim khá nhẹ và trung bình >100 nhịp/ phút.

(Hình 7 - Hình ảnh siêu âm thai 10 tuần tuổi)

(Hình 7 - Hình ảnh siêu âm thai 10 tuần tuổi)

(Hình 7.1 - Hình ảnh siêu âm thai 10 tuần tuổi bằng kỹ thuật siêu âm 3D)

(Hình 7.1 - Hình ảnh siêu âm thai 10 tuần tuổi bằng kỹ thuật siêu âm 3D)

(Hình 7.2 - Hình ảnh siêu âm thai 10 tuần tuổi ở song thai, 2 túi thai)

(Hình 7.2 - Hình ảnh siêu âm thai 10 tuần tuổi ở song thai, 2 túi thai)

Đồng thời đây cũng là thời điểm tuần 10 - 13 cũng là thời điểm mẹ cần lưu ý để thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy, sàng lọc bệnh Down cho em bé. Bên cạnh đó xét nghiệm NIPT sàng lọc bất thường về NST với độ chính xác lên đến 99% cũng có thể thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ. 

Siêu âm 12 tuần

Thai 12 tuần đã có sự phát triển khá vượt trội, chiều dài đầu mông có thể đạt 5,5 cm. Đồng thời, tế bào thần kinh, xương khớp của thai nhi đã hoàn thiện tương đối. Các nét trên khuôn mặt rõ ràng hơn và em bé sẽ khá hiếu động như co duỗi ngón tay, ngón chân, khép chặt mắt,... 

Đây cũng là thời điểm để bác sĩ xác định số lượng thai. Nếu mang song thai, mẹ đã có thể quan sát khá rõ trên siêu âm.

(Hình 8.2 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 12 tuần)

(Hình 8.2 - Hình ảnh siêu âm thai đôi 12 tuần)

Siêu âm 4d thai 22 tuần

Sau tuần thứ 20 là thời điểm phù hợp mẹ bầu có thể siêu âm 4D bởi em bé đã phát triển khá đầy đủ các bộ phận. Hình ảnh siêu âm có thể quan sát chuyển động và phát hiện dị tật thai nhi. Các dị tật có thể phát hiện bao gồm: dị tật đầu - mặt - ống thần kinh, dị tật tim - phổi - lồng ngực, dị tật ổ bụng và dị tật tứ chi.

(Hình 9 - Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần có thể thấy rõ gương mặt bé)

(Hình 9 - Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần có thể thấy rõ gương mặt bé)

(Hình 9.1 - Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần phát hiện em bé đang cười và há miệng)

(Hình 9.1 - Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần phát hiện em bé đang cười và há miệng)

(Hình 9.2 - Siêu âm 3D ở tuần thứ 19 - 20 phát hiện polyp mũi ở thai nhi)

(Hình 9.2 - Siêu âm 3D ở tuần thứ 19 - 20 phát hiện polyp mũi ở thai nhi)

Siêu âm em bé mũi cao

Chiều dài xương mũi là chỉ số quan trọng để đánh giá các bệnh lý nguy hiểm. Ngoài di truyền, dân tộc và tuổi thai thì nếu xương mũi quá ngắn thì có thể là dấu hiệu của hội chứng Down. 

Mẹ có thể siêu âm đo độ dài xương mũi vào tuần thứ 12, 28, 32 kết hợp cùng xét nghiệm NIPT để phát hiện sớm dị tật. Một số bất thường như bất sản xương mũi (không có xương mũi) hay thiểu sản xương mũi (xương mũi ngắn),... Vì thế nếu bác sĩ thông báo quan sát thấy em bé mũi cao trên siêu âm cũng là một dấu hiệu đáng mừng. 

(Hình 10 - 10.4 - Hình ảnh siêu âm em bé mũi cao và khi ra đời)

(Hình 10 - 10.4 - Hình ảnh siêu âm em bé mũi cao và khi ra đời)

(Hình 10 - 10.4 - Hình ảnh siêu âm em bé mũi cao và khi ra đời)

(Hình 10 - 10.4 - Hình ảnh siêu âm em bé mũi cao và khi ra đời)

(Hình 10 - 10.4 - Hình ảnh siêu âm em bé mũi cao và khi ra đời) 

Siêu âm thai ngoài tử cung

Đây là hiện tượng có thể được phát hiện rất sớm vào tuần thứ 4 - 5 của thai kỳ. Siêu âm đầu dò âm đạo sẽ xác định chính xác vị trí làm tổ của thai, khảo sát tử cung chi tiết. Nếu trên hình ảnh siêu âm của tử cung không thấy thai, mà bác sĩ lại thấy một nhân bao quanh noãn bên ngoài thì nhiều khả năng thai đã làm tổ không đúng chỗ. 

(Hình 12 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung. Phát hiện túi chứa noãn hoàng và cực thai nhi ở phần phụ trái - Thai 6 tuần)

(Hình 12 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung. Phát hiện túi chứa noãn hoàng và cực thai nhi ở phần phụ trái - Thai 6 tuần)

Nếu được chẩn đoán thai ngoài tử cung, không còn cách nào khác ngoài đình chỉ thai. Bởi nếu để lâu hơn thai nhi lớn (thường là ở vòi trứng) có thể gây vỡ và máu chảy ồ ạt vào ổ bụng. Khi đó người mẹ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

(Hình 12.1 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung, thai tại vòi trứng (chiếm 95% các TH mang thai ngoài tử cung))

(Hình 12.1 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung, thai tại vòi trứng (chiếm 95% các TH mang thai ngoài tử cung))

(Hình 12.2 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung. Túi thai làm tổ ở phần kẽ của ống dẫn trứng)

(Hình 12.2 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung. Túi thai làm tổ ở phần kẽ của ống dẫn trứng)

(Hình 12.3 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung buồng trứng)

(Hình 12.3 - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung buồng trứng)

(Hình 12.4 - Hình ảnh siêu âm mang thai gần sẹo mổ lấy thai, sẹo mổ là đường mờ nằm dưới túi thai)

(Hình 12.4 - Hình ảnh siêu âm mang thai gần sẹo mổ lấy thai, sẹo mổ là đường mờ nằm dưới túi thai)

Thai vô sọ trên siêu âm

Đây là dị tật ống thần kinh dạng nặng, trung bình khoảng 1000 em bé sẽ có 1 bé mắc. Vào tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, siêu âm có thể phát hiện ra tình trạng vòm sọ và não thai nhi. Các thai nhi phát hiện dị tật này sẽ được chỉ định đình chỉ thai, nếu không cũng mất sớm vài giờ sau sinh. 

(Hình 13 - Hình ảnh thai nhi vô sọ trên siêu âm. Thai không có vòm sọ hoặc quan sát xương trán không thấy não)

(Hình 13 - Hình ảnh thai nhi vô sọ trên siêu âm. Thai không có vòm sọ hoặc quan sát xương trán không thấy não)

(Hình 13.1 - Em bé sinh ra trong trường hợp thai vô sọ)

(Hình 13.1 - Em bé sinh ra trong trường hợp thai vô sọ)

Siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch

Đây là dị tật có thể phát hiện qua siêu âm ở tuần thứ 20 hoặc sớm hơn vào tuần thứ 13 của thai kỳ. Hở hàm ếch sẽ khiến vùng mặt của trẻ biến dạng, xuất hiện khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Với 7000 trẻ sinh ra sẽ có 1 em bé mắc sứt môi, hở hàm ếch.

(Hình 14 - Hình ảnh siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch ở tuần thai thứ 28)

(Hình 14 - Hình ảnh siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch ở tuần thai thứ 28)

(Hình 14.1 - Hình ảnh siêu âm thai nhi hở hàm ếch với bất thường ở mũi)

(Hình 14.1 - Hình ảnh siêu âm thai nhi hở hàm ếch với bất thường ở mũi)

Bệnh có thể điều trị bằng giải phẫu sửa môi, sửa chữa hàm ếch và phẫu thuật theo trình tự ở các giai đoạn khác nhau. 

(Hình 14.2 - Hình ảnh siêu âm thai nhị bị hở hàm ếch tái hiện bằng kỹ thuật 3D)

(Hình 14.2 - Hình ảnh siêu âm thai nhị bị hở hàm ếch tái hiện bằng kỹ thuật 3D)

Siêu âm bàn chân khoèo

Dị tật bàn chân khoèo rất khó phát hiện trước tuần thứ 16 của thai kỳ. Thai nhi bị dị tật chân khoèo có thể gặp bàn tay khoèo hoặc cứng khớp vùng khớp gối hoặc khớp khuỷu tay. Một số dị tật khác có thể đi cùng là trật khớp háng, cơ cẳng chân teo hoặc liệt,... 

(Hình 15 - Hình ảnh siêu âm bàn chân khoèo trên siêu âm 3D, 2D)

(Hình 15 - Hình ảnh siêu âm bàn chân khoèo trên siêu âm 3D, 2D)

Bất thường này không quá hiếm gặp với tỷ lệ 1/1000 trẻ sơ sinh. Trẻ có bàn chân khoèo phải bắt đầu điều trị vào 1 - 2 tuần lễ sau sinh bằng các bài tập kéo duỗi bàn chân, đi giày hoặc đeo nẹp bàn chân,...

(Hình 15.1 - Hình siêu âm chân khoèo và hình siêu âm chân bình thường)

(Hình 15.1 - Hình siêu âm chân khoèo và hình siêu âm chân bình thường)

Tắc ruột ở thai nhi

Đây là hiện tượng cấp cứu thường thấy trong khoa nhi. Siêu âm thai nhi có thể chẩn đoán tình trạng này khi khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc. Nếu trẻ bị tắc ruột trong quá trình hình thành ruột từ thai kỳ thì từ 10 -15 ngày sau sinh sẽ phải can thiệp ngoại khoa.

(Hình 16 - Hình ảnh tắc ruột ở thai nhi, phát hiện qua siêu âm vào tuần 23 (trái) và tuần 33 (phải))

(Hình 16 - Hình ảnh tắc ruột ở thai nhi, phát hiện qua siêu âm vào tuần 23 (trái) và tuần 33 (phải))

(Hình 16.1 - Hình ảnh tắc ruột ở thai nhi vào tuần thứ 20, dấu hiệu quai ruột giãn)

(Hình 16.1 - Hình ảnh tắc ruột ở thai nhi vào tuần thứ 20, dấu hiệu quai ruột giãn)

 

Siêu âm bóc tách túi thai

Với các chẩn đoán bóc tách túi thai 5%, 10%, 15% là hiện tượng máu tụ quanh túi thai, bánh nhau bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung. Khi đó việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy của mẹ bầu sang con bị ảnh hưởng. Bệnh có thể gây xuất huyết nặng và có nguy cơ sảy thai cao. 

(Hình 18 - Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai 35%)

(Hình 18 - Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai 35%)

Mẹ được chẩn đoán bóc tách túi thai phải hết sức lưu ý trong sinh hoạt để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

(Hình 18.1 - Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai 5%)

(Hình 18.1 - Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai 5%)

Siêu âm sót rau thai

Đây là hiện tượng thai bị sót lại trong tử cung sau sinh gây ra viêm nhiễm nặng, đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu. Dấu hiệu lâm sàng là ra máu bất thường. Dịch có màu đen, hôi khó chịu, nhiều máu khác với sản dịch sau sinh.

Bệnh nhân được chỉ định siêu âm có thể được kết luận sót nhau thai, sẽ được kết hợp điều trị nội khoa. Can thiệp ngoại khoa sẽ được tiến hành để nạo hút nốt thai còn sót ra ngoài (nếu cần thiết).

(Hình 19 - Hình ảnh siêu âm sót rau, sau sẩy thai)

(Hình 19 - Hình ảnh siêu âm sót rau, sau sẩy thai)

(Hình 19.1 - Hình ảnh bánh rau còn sót lại được lấy ra sau khi phẫu thuật)

(Hình 19.1 - Hình ảnh bánh rau còn sót lại được lấy ra sau khi phẫu thuật)

Có thể nói, hình ảnh siêu âm là đầu ra của quá trình chẩn đoán hình ảnh bằng sóng siêu âm tần số cao. Ảnh siêu âm hỗ trợ rất lớn trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị phần phụ, tử cung, thai nhi và cả các cơ quan của cơ thể. 

Phần tiếp theo trong chuỗi series “ảnh siêu âm” sẽ khai thác sâu hơn về vai trò trong chẩn đoán các bất thường về mô, cơ quan, nội tạng của cơ thế.

Để Đặt lịch khám và biết thêm về siêu âm, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

22,381

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám