Áp xe thành sau họng nguy hiểm ra sao? Khi nào cần nhập viện?

Ngọc Anh

06-01-2025

goole news
16

Áp xe thành sau họng là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, hình thành ổ mủ ở vùng sau họng. Bệnh thường xuất phát từ các nhiễm trùng ban đầu ở mũi, họng, amidan hoặc xoang, và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Áp xe thành sau họng là bệnh gì?

Áp xe thành sau họng là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra ở khu vực mô mềm phía sau họng. Bệnh lý diễn biến bằng cách tích tụ lại mủ, chất dịch do viêm nhiễm xoang, mũi hoặc amidan lâu ngày không khỏi dần đến việc hình thành tạo một hốc có chứa mủ và mủn.

Bệnh được coi là một cấp cứu y khoa vì nếu không được xử lý kịp thời, áp xe thành sau họng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bằng cách làm vỡ các ổ mủ gây tắc nghẻn đường thở hoặc lan trùng nhiễm sang các khu vực lân cận. 

Ảnh chụp X Quang của bệnh nhân bị áp xe 

Ảnh chụp X Quang của bệnh nhân bị áp xe 

Tuy số lượng bệnh nhân được chẩn đoán áp xe không nhiều nhưng bệnh diễn biến khá nhanh với tỷ lệ tử vong cao nên cách điều trị tốt nhất là bệnh nhân phải được đến Bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt, các bác sĩ sẽ tiến hành chích áp xe thành sau họng để điều trị triệt để. Sau hoảng 7 - 10 ngày hồi phục, bệnh nhân sẽ bắt đầu có những chuyên biến tốt đầu tiên. 

Triệu chứng của bệnh áp xe thành sau họng

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi nhưng trên thực tế, không ít các các ca bệnh xảy ra ở người trưởng thành. Do đó, bạn không nên chủ quan mà nên chú tâm quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể bao gồm:

Đối với áp xe thành sau họng ở trẻ em

  • Giai đoạn đầu
    • Ngạt mũi
    • Chảy nước mũi vàng xanh
    • Đau họng, đau cổ
    • Nuốt khó
    • Ho có đờm
  • Giai đoạn sau
    • Sốt cao và rất cao (~ 39- 40 độ C)
    • Rét run
    • Môi khô
    • Lưỡi bẩn
    • Đau họng cổ
    • Mạch nhanh nhỏ, da xanh tái
    • Không bú được, bỏ bú, chán ăn
    • Quấy khóc nhiều
    • Quay cổ khó khăn

Người bệnh có thể bị sốt cao 

Người bệnh có thể bị sốt cao 

Đối với áp xe thành sau họng ở người lớn

Các dấu hiệu cũng tương đồng bao hồm ngạt mũi, chảy nước mũi vàng  xanh, đau họng và đau cổ, nuốt khó, ho có đờm, sốt cao, môi khô, quay cổ khó, giọng nói thay đổi như ngậm hạt thị, khó thở, thở rít, miệng tiết nhiều nước bọt, hơi thở hôi,...

Nguyên nhân của bệnh áp xe thành sau họng

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này được chẩn đoán dựa trên nhiều nguyên nhân khác nhau. Với bệnh lý áp xe thành sau họng ở bệnh nhi đa số đều do nhiễm khuẩn do biến chứng từ các bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm VA, viêm amidan,... chưa khỏi hoàn toàn hoặc vi khuẩn gây bệnh có độc tính cao. Theo đó, vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn ban đầu sẽ tấn công các khu vực lân cận kích thích cơ chế chống lại tác nhân gây bệnh của hạch bạch huyết và gây ra bệnh áp xe.

Đối với người trưởng thành, ngoài nhiễm khuẩn thì các bệnh nhân bị áp xe chủ yếu là do chấn thương vùng họng do dị vật ăn sâu vào thành sau họng (hóc xương cá, mắc dị vật,...) hoặc bị vi khuẩn đặc hiệu như lao tấn công.

Xem thêm: Xương cá dính cổ họng: Hệ quả và các mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Vi khuẩn khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh hơn

Vi khuẩn khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh hơn

Cách chẩn đoán tình trạng áp xe thành sau họng

Việc chẩn đoán được thực hiện qua quy trình từ khai thác bệnh lý tới thực hiện các loại xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác nhau. Dưới đây là ví dụ:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y khoa để quan sát niêm mạc họng, mũi, khu vực thành sau họng và khai thác triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng và sinh hoá máu để xác định bạch cầu đa nhân trong máu
  • Chụp X-quang hoặc CT: Giúp xác định rõ vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối áp xe. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp
  • Chọc hút khối phồng để lấy mủ từ khối phồng đem đi nuôi cấy, làm kháng sinh đồ phục vụ cho quá trình điều trị bệnh

Các biện pháp điều trị áp xe thành sau họng

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng khác nhau, tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu nhập viện điều trị và hội chẩn chuyên khoa để tìm ra phương án chữa bệnh phù hợp. Các phương án có thể được áp dụng bao gồm:

  • Dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch thường được dùng để kiềm soát nhiễm trùng do các chủng vi sinh
  • Phẫu thuật phải được thực hiện cho những trường hợp bị chèn ép đường thở sau khi điều trị kháng sinh từ 24 - 48 giờ
  • Rạch dẫn lưu được cân nhắc thực hiện tuỳ ca bệnh
  • Theo dõi đường thở cẩn thận đối với bệnh nhân bị áp xe hong đặc biệt trong 24 - 48 giờ

Để chủ động bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ sức khoẻ trên, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh bằng cách chăm sóc vệ sinh họng tốt và kiểm tra sức khoẻ Tai mũi họng thường xuyên.

Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu luôn tận tâm, tận sức vì bệnh nhân. Đồng thời, Bệnh viện còn sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ vật tư, phòng mổ chất lượng cao sẵn sàng xử lý mọi ca bệnh từ đơn giản đến phức tạp.

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Có thể nói, áp xe thành sau họng là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng nghi ngờ, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

22

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám