Bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của người mắc. Bệnh lý gây ra bởi virus và đã từng gây dịch ở hầu hết các châu lục. Từ những năm 1950, sau khi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng căn bệnh đã được khống chế.
Tổng quan về bệnh bại liệt
Bại liệt là căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus Polio theo đường tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp là hội chứng liệt mềm cấp. Bệnh có thể dự phòng được bằng cách tạo ra miễn dịch chủ động khi thực hiện tiêm chủng vaccine. Nhờ đó tỷ lệ mắc bệnh lý này ở trẻ em suy giảm đáng kể.
Trong quá khứ bại liệt từng xuất hiện và gây dịch ở rất nhiều châu lục. Thời điểm dịch bệnh bùng phát số người mắc và chết do bại liệt tăng mạnh. Từ năm 1955, khi vắc xin ra đời tỷ lệ mắc và tử vong do căn bệnh đã suy giảm đáng kể, nhất là tại các nước phát triển.
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của người mắc
Tại nước ta trước khi xuất hiện vắc xin đã xuất hiện đại dịch bại liệt vào năm 1957 - 1959. Theo thống kê tỷ lệ bại liệt vào năm 1959 ở nước ta là 126,4/100.000 dân. Năm 1962 nước ta chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm động lực Sabin. Đây là cột mốc quan trọng giúp nhiều trẻ em của nước ta có cơ hội được tiếp cận với vắc xin bại liệu.
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, vắc xin bại liệt được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng giúp gần như 100% trẻ em được uống vắc xin. Tới năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã tuyên bố Việt Nam là nước thành công trong việc thanh toán dịch bệnh bại liệt trên toàn quốc. Điều này đồng nghĩa với việc không còn bệnh nhân nào mắc căn bệnh do virus bại liệt hoang dại gây ra. Đây là thành công rất lớn của nền y tế nước nhà.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh bại liệt là do virus polio. Đây là virus có hình khối cầu, không có vỏ đồng thời có chứa ARN. Polio hiện tại có 3 typ bao gồm:
- Typ I: Giữ vai trò chính trong việc gây ra căn bệnh bại liệt (chiếm tới 90%) và được gọi với tên Brunhilde.
- Typ II: Được gọi với tên là Lansing
- Typ III: có tên gọi là Leon
Chuyên gia nhận định virus bại liệt có thể sống dai ở những môi trường bên ngoài. Chúng có thể sống được nhiều tháng trong phân ở điều kiện nhiệt độ từ 0 - 40 độ C. Ở môi trường nước chúng có thể sống được 2 tuần trong điều kiện nhiệt độ thường. Virus bại liệt có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau thời gian nửa giờ đồng hồ và chỉ bị tiêu diệt bởi thuốc tím.
Về cơ chế xâm nhập, virus có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường tiêu hóa. Tiếp sau đó di chuyển tới các hạch bạch huyết, tại đây một lượng nhỏ virus sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở tế bào thần kinh vận động của vỏ não, tế bào sừng trước tủy sống và gây ra hội chứng liệt mềm trên lâm sàng.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt biểu hiện các dấu hiệu khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh cụ thể. Căn bệnh được chia thành 3 thể như sau:
- Bệnh bại liệt thể nhẹ: Có triệu chứng là sốt cao, mất ngủ, buồn nôn, nôn mửa, rát cổ họng, tiêu chảy hoặc táo bón. Mắc bại liệt ở thể nhẹ có thể hồi phục trong vài ngày.
- Bệnh bại liệt thể không liệt: Còn được gọi là thể viêm màng não vô khuẩn với biểu hiện phổ biến nhất là cứng cổ và đau đầu.
- Bệnh bại liệt thể liệt: Dấu hiệu phổ biến nhất là sốt, đau đầu, cứng phần cổ và lưng, táo bón, rất nhạy cảm khi bị chạm vào người. Người mắc sau đó mất dần cảm giác và vận động phần dưới cơ thể khiến bị liệt không đối xứng.
Bệnh bại liệt nếu được điều trị sớm có thể hồi phục dần trong thời gian từ 2 tới 6 tháng. Một số trường hợp nặng, liệt tủy sống và hành tủy có thể dẫn tới tử vong.
Cơ chế lây truyền
Bại liệt là căn bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ người sang người theo đường phân miệng. Virus bại liệt từ phân của người bệnh sẽ lây lan làm vấy bẩn nguồn nước, thực phẩm sau đó xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thông qua đường tiêu hóa. Một số ít trường hợp lây truyền qua đường hầu họng.
Bên cạnh đó bại liệt cũng có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người đang mang virus hoặc đối tượng vừa sử dụng vắc xin bại liệt đường uống do đây là loại vắc xin sống giảm động lực được làm từ virus sống. Nguồn lây truyền bệnh là người mắc bại liệt hoặc người lành đang mang virus. Thời điểm lây truyền có thể từ 7 tới 10 ngày trước khi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng.
Biện pháp chẩn đoán
Bệnh bại liệt được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng bao gồm: Khó khăn khi nuốt, thở, phản xạ bất thường, cứng cổ và lưng. Ngoài ra việc chẩn đoán căn bệnh cần dựa vào tiền sử tiêm chủng, xét nghiệm phân lập chính xác virus bại liệt trong thời gian 14 ngày kể từ thời điểm mắc bệnh.
Ngoài ra trước khi chẩn đoán nghi ngờ mắc bại liệt cần khai thác và loại trừ các nguyên nhân khác do:
- Bị liệt do chấn thương.
- Liệt do tình trạng viêm dây thần kinh.
- Liệt do bị hội chứng Guillain Barré.
- Triệu chứng liệt do nhiễm virus ECHO và Coxsackie
Phương pháp điều trị bệnh bại liệt
Bại liệt là căn bệnh lây nhiễm do virus hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hiện nay trị bệnh chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ.
Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do vi rút nên hiện chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu. Điều trị bệnh bài liệt là điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng, cụ thể như sau:
- Sử dụng máy thở nếu cần thiết.
- Chỉ định bệnh nhân dùng các thuốc giảm đau.
- Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu để giúp cơ bắp hoạt động.
- Sử dụng thuốc chống co thắt giúp thư giãn cơ bắp.
- Sử dụng thuốc kháng trong trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Khi bị đau nhức và co thắt cơ có thể sử dụng đệm sưởi ấm.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển như xe điện, xe lăn hoặc gậy.
Biện pháp phòng ngừa căn bệnh
Hiện nay cách phòng ngừa bệnh bại liệt hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Theo thống kê trước khi đưa vào tiêm chủng mở rộng từ năm 1950, bệnh bại liệt đã khiến hàng nghìn người bị liệt mỗi năm. Sau khi triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã hạn chế được đa số các trường hợp mắc bệnh.
Hiện nay có 2 loại vắc xin chính được sử dụng bao gồm:
- Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV):
- Vắc xin bại liệt đường uống (OPV):
Đối tượng trẻ em sẽ được tiêm 4 liều vắc xin IPV với mỗi liều ở các độ tuổi là: 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, sau 12 tháng và trước 24 tháng.
Bệnh bại liệt nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh thông qua việc tiêm vắc vắc xin. Cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm chủng phòng ngừa bại liệt.