Bệnh truyền nhiễm là gì? Phân loại, dấu hiệu và cách phòng bệnh

Doan Nguyen

14-03-2024

goole news
16

Bệnh truyền nhiễm không chỉ có ảnh hưởng lớn tới mỗi người bệnh mà còn có thể tác động tới cả cộng đồng. Việc trang bị kiến thức cho bệnh chính là yếu tố tiên quyết hàng đầu giúp các bạn phòng ngừa đúng cách, tránh bị lây nhiễm cho bản thân, gia đình cũng như những hệ lụy nguy hiểm do căn bệnh gây ra. Hãy cùng Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Cách gọi phổ biến của bệnh truyền nhiễm là bệnh lây. Đây là một dạng bệnh lý vô cùng phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) gây ra. 

Bệnh có khả năng lây truyền qua cộng đồng với nhiều cách thức khác nhau và có thể trở thành vùng dịch (nếu có nhiều người trong khu vực cùng mắc bệnh). Ngoài ra, có một số những trường hợp con người sử dụng phải thực phẩm độc hại hay nguồn nước đang bị ô nhiễm hoặc có sự tiếp xúc với sinh vật trong môi trường cũng có thể mắc bệnh. 

Nước ta với đặc thù là nước nhiệt đới, nhiều vùng điều kiện sống còn thấp với nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Bởi vậy, những căn bệnh lây truyền vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều khu vực có dịch xảy ra quanh năm như dịch: Sốt xuất huyết, trực trùng, sốt rét,...).

Hình 1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật lây truyền gây raHình 1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật lây truyền gây ra

Phân loại bệnh truyền nhiễm theo Bộ Y Tế 

Căn cứ theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 đã có phân ra những bệnh liên quan tới truyền nhiễm cụ thể thành 3 nhóm như sau:

Bệnh truyền nhiễm nhóm A

Đây là những bệnh đặc biệt nguy hiểm, được xác định có khả năng lây truyền nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao. Các bệnh thuộc nhóm này gồm:

  • Bại liệt.
  • Cúm A-H5N1.
  • Dịch hạch.
  • Đậu mùa.
  • Sốt xuất huyết (nguyên nhân do virus Ebola/Lassa/Marburg).
  • Sốt Tây sông Nile.
  • Sốt vàng.
  • Tả.
  • Viêm đường hô hấp cấp. 
  • Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (2019 - nCov) (bệnh mới bổ sung từ 29/01/2020).

Hình 2. H5N1 là căn bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ gia cầmHình 2. H5N1 là căn bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ gia cầm

Bệnh truyền nhiễm nhóm B

Đây là nhóm các bệnh về truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh, có thể gây ra tình trạng tử vong. Các bệnh thuộc nhóm này được tổng hợp gồm:

  • Bệnh do virus Adeno. 
  • Bệnh do virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS).
  • Bệnh bạch hầu. 
  • Bệnh cúm.
  • Bệnh dại.
  • Bệnh ho gà. 
  • Bệnh lao phổi. 
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh sởi. 
  • Bệnh tay-chân-miệng. 
  • Bệnh than. 
  • Bệnh thủy đậu. 

Hình 3. Sốt phát ban được xếp vào phân loại bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm BHình 3. Sốt phát ban được xếp vào phân loại bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B

Bệnh truyền nhiễm nhóm C

Đây hạng mục bệnh ít nguy hiểm cũng như tốc độ lây truyền không nhanh chóng. Những bệnh thuộc nhóm này gồm có:

  • Bệnh do Chlamydia, giang mai. 
  • Bệnh do giun. 
  • Bệnh lậu. 
  • Bệnh mắt hột. 
  • Bệnh do nấm Candida Albicans. 
  • Bệnh Nocardia. 
  • Bệnh phong. 
  • Bệnh do virus Cytomegalo. 
  • Bệnh do virus Herpes. 
  • Bệnh sán dây. 
  • Bệnh sán lá gan. 
  • Bệnh viêm da mụn mủ do tình trạng truyền nhiễm. 
  • ….

Hình 4. Bệnh truyền nhiễm nhóm C có tốc độ lây lan chậm hơn so với nhóm A và BHình 4. Bệnh truyền nhiễm nhóm C có tốc độ lây lan chậm hơn so với nhóm A và B

Các bệnh lý về truyền nhiễm thường gặp

Dựa vào mức độ nguy hiểm và sự phổ biến các bệnh truyền nhiễm có thể kể tới một số bệnh như:

Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt do virus cấp tính Poliovirus lây truyền qua đường tiêu hóa, lây lan nhanh thành dịch. Virus khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây phá hủy hệ thống thần kinh, làm tổn thương các tế bào sừng cũng như tế bào thần kinh. Các triệu chứng chung có thể thể kể tới như: Sốt, hay buồn nôn, nhức đầu. 

Tình trạng bệnh gặp phải như:

  • Thể liệt mềm cấp điển hình: Chán ăn, vận động khó, đau cơ, liệt chi. 
  • Thể viêm màng não vô khuẩn: Cứng tại phần gáy. 
  • Thể nhẹ hồi phục nhanh sau vài ngày: Khó ngủ, táo bón. 
  • Thể ẩn không xuất hiện triệu chứng, có thể chuyển sang thể nặng hơn. 

Hình 5. Bệnh bại liệt gây ra bởi virus cấp tính PoliovirusHình 5. Bệnh bại liệt gây ra bởi virus cấp tính Poliovirus

Bệnh cúm A/H5N1

Cúm A/H5N1 là bệnh truyền từ động vật (chim, gia cầm, động vật có vú) truyền nhiễm sang cho người. Tác nhân chính là do virus cúm A. Đặc tính của loại virus này chính là khả năng biến dị nhanh, có thể gây bệnh nặng cho người. 

Bệnh dịch hạch

Bệnh lây nhiễm cấp tính do nhiễm khuẩn Yersinia Pestis. Nguồn bệnh xuất phát từ những loại động vật gặm nhấm như: Chuột, thỏ,... có lây nhiễm thông qua vật trung gian là bọ chét. Khi nhiễm bệnh sẽ nhiễm độc nặng toàn thân. Khoảng thời gian dịch hạch bùng phát mạnh nhất phải kể tới thời điểm thời tiết nóng bức, hanh khô. 

Bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa chủ yếu do nhiễm virus toàn thân với dấu hiệu phát ban trên da. Triệu chứng nặng có thể xuất hiện mụn nước hay mụn mủ khắp cơ thể. Bệnh cần được điều trị bằng thuốc kết hợp với bôi trên da để tránh biến chứng. 

Hình 6. Bệnh đậu mùa là căn bệnh có khả năng lây truyền nhanhHình 6. Bệnh đậu mùa là căn bệnh có khả năng lây truyền nhanh

Bệnh tả

Dịch tả do nhiễm khuẩn tả Vibrio cholerae lây nhiễm qua đường tiêu hóa, đường nước bị nhiễm bẩn từ phân của người hay động vật bị nhiễm khuẩn tả. Thực phẩm do không bảo quản kỹ bị ruồi hay côn trùng nhiễm khuẩn tả bám vào cũng có thể lây bệnh sang người. 

Bệnh tay chân miệng

Bệnh do dạng virus Enterovirus gây ra. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nguồn bệnh được lây nhiễm từ dịch tiết mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hay phân của người mắc bệnh. 

Hình 7. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em
Hình 7. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em

Bệnh cúm

Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến do virus cúm Influenza gây ra. Mức độ lây lan bệnh nhanh chóng, đặc biệt là khi tiếp xúc gần. Đặc biệt, trong những điều kiện thời tiết lạnh, ẩm cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nhanh chóng. Tỷ lệ lây lan bệnh rất nhanh, có thể tạo thành dịch và đại dịch. Chủ yếu bệnh lây lan qua: Đường hô hấp, không khí dạng giọt bắn, nước bọt, dịch tiết mũi họng, hắt hơi, ho. 

Bệnh dại

Virus gây bệnh thuộc họ Rhabdoviridae, chủng Lyssavirus xâm nhập sợi trục của tế bào thần kinh ngoại biên lần đầu tiên. Con đường lây truyền nhanh thông qua hoạt động tiếp xúc với nước bọt, vết thương của người mắc bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể tỷ lệ tử vong rất lớn.

Bệnh lao phổi

Căn bệnh do nhiễm trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis (họ Mycobacteriaceae). Căn bệnh này rất dễ lây qua đường hô hấp từ người sang người. Lây lan nhanh chóng trong thời gian chưa được chữa trị. Nếu 01 người mắc bệnh ho khạc ra vi khuẩn sẽ có nguy cơ lây bệnh cho từ 10 -15 người. 

Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm là gì? 

Với sự tiến bộ của y khoa, con người đã có thể hiểu được rõ ràng mọi vấn đề của bệnh lây nhiễm. Đặc điểm chung của căn bệnh cụ thể như sau:

  • Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua nhiều con đường khác nhau. 
  • Bệnh vi sinh vật gây ra. Mỗi bệnh lại do một loại mầm bệnh gây ra. Tuy nhiên, có một số những trường hợp cũng có thể do hai hay nhiều mầm bệnh gây ra. 
  • Bệnh có thể lây qua một con đường nhưng cũng có thể lây qua nhiều con đường khác nhau. 
  • Bệnh phát triển theo từng giai đoạn khác nhau và diễn ra kế tiếp nhau. 
  • Cơ thể sau khi mắc bệnh có đáp ứng miễn dịch dịch thể, qua trung gian tế bào (miễn dịch bảo vệ). 

Dấu hiệu đặc trưng của người mắc bệnh truyền nhiễm 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi bệnh lý truyền nhiễm đều sẽ có những dấu hiệu cũng như triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, có một số đặc điểm chung có thể nhận biết dễ dàng như:

  • Sốt.
  • Tiêu chảy.
  • Cơ thể mệt mỏi. 
  • Đau các cơ. 
  • Ho. 
  • Người bệnh cần thăm khám ngay nếu có một số các triệu chứng sau:
  • Khó thở. 
  • Ho liên tục hơn 1 tuần. 
  • Đau đầu thường xuyên. 
  • Bị phát ban toàn thân hay sưng phù. 
  • Mắc vấn đề về thị lực bất thường. 

Hình 8. Sốt là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh truyền nhiễm
Hình 8. Sốt là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh truyền nhiễm

Những giai đoạn phát triển của bệnh lây nhiễm 

Những căn bệnh truyền nhiễm có thời kỳ phát triển bệnh qua nhiều giai đoạn:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Đa số người bệnh sẽ không cảm thấy có triệu chứng gì. Thời kỳ ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh, số lượng cũng như độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể mỗi người. 
  • Thời kỳ khởi phát: Bắt đầu xuất hiện một số các dấu hiệu của bệnh nhưng chưa nặng. Bệnh sẽ khởi phát theo dạng: Đột ngột hoặc từ từ. 
  • Thời kỳ toàn phát: Bệnh phát triển nặng nhất, đầy đủ những dấu hiệu của bệnh. Các biến chứng cũng sẽ thường xuất hiện trong thời kỳ này. 
  • Thời kỳ bệnh được đẩy lùi: Với sự chống đỡ của cơ thể người bệnh, hoạt động điều trị, mầm bệnh hay độc tố cũng sẽ dần được loại trừ ra ngoài cơ thể. Những dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn toàn phát cũng sẽ dần mất đi. 
  • Thời kỳ hồi phục: Sau khi độc tố cùng mầm bệnh đã được loại bỏ ra ngoài cơ thể thì những tổn thương tại các cơ quan sẽ hồi phục. Thời điểm này chỉ còn lại một vài rối loạn nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục được theo dõi bởi một số các trường hợp có thể sẽ bị tái phát. 

Cách thức để phòng tránh bệnh truyền nhiễm 

Bệnh truyền nhiễm là căn bệnh nguy hiểm do khả năng lây lan nhanh. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hay biến chứng khi mắc bệnh. Phương pháp phòng tránh phổ biến như:

Tiêm vắc-xin

Tiêm vắc-xin là giải pháp chủ động tạo hệ miễn dịch tối ưu cho cơ thể, đặc biệt lòa những người có nguy cơ bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Mỗi người cần chủ động tiêm phòng theo đúng lịch khi cơ thể khỏe mạnh. Tỷ lệ người tiêm phòng lớn thì khả năng miễn dịch trong cộng đồng càng lớn. Như vậy, bệnh sẽ khó lây truyền và hạn chế bùng phát dịch trên diện rộng. 

Hình 9. Bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh truyền nhiễm bằng việc tiêm ngừa vắc xin
Hình 9. Bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh truyền nhiễm bằng việc tiêm ngừa vắc xin

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

Mỗi người cần chú ý rửa tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh cũng như tiếp xúc với các đồ vật. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để hạn chế được các bệnh viêm nhiễm trên da. Chú ý đeo khẩu trang khi ra đường đặc biệt là tới khu vực đông người. 

Giữ gìn vệ sinh và đảm bảo về an toàn thực phẩm

Thực phẩm ăn hàng ngày cần được nấu chín, nước cần được lọc sạch và xử lý sau đó đun sôi. Chú ý bảo quản tốt thức ăn đã chế biến, không để ruồi nhặng bậu. Đặc biệt, chú ý không sử dụng lẫn lộn dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín. Đây là cách tốt nhất giúp ngăn chặn các bệnh dễ lây nhiễm qua đường tiêu hóa như: Bệnh lỵ, thương hàn, bệnh tả,...

Giữ gìn môi trường sinh sống

Luôn vệ sinh khu vực sinh sống, loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi, cung cấp nguồn nước sạch dùng trong ăn uống, sinh hoạt. Chú ý thu gom, xử lý rác thải của người, động vật. Có thể nuôi cá diệt bọ gậy, phun thuốc sinh học diệt muỗi - ruồi, loại bỏ các dụng cụ chứa nước hạn chế nơi sinh sản của muỗi. 

Duy trì và đảm bảo lối sống lành mạnh, quan hệ an toàn

Luôn duy trì lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không tiêm chích ma túy,.... Lối sống này sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV,... cùng các bệnh lây truyền qua dịch tiết cơ thể khác như: Viêm gan B, C,...

Hình 10. Duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể 
Hình 10. Duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
 

Các phương pháp hiệu quả điều trị bệnh lý truyền nhiễm

Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán xác định chính xác bệnh lây nhiễm đặc biệt quan trọng giúp tìm ra được phương án điều trị dứt điểm. Hiện tại, với sự phát triển của y khoa hiện đại có một số các cách thức có thể khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả như:

Sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh được phân thành các nhóm và điều trị riêng cho tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Theo đó, người bệnh cần được xác định cụ thể tình trạng bệnh gặp phải để có được các loại thuốc phù hợp. 

Sử dụng thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus đã được phát triển để điều trị một số loại virus như: Cúm, viêm gan B, C, mụn rộp sinh dục Herpes, HIV/AIDS. Thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của virus, giảm tình trạng phát triển của bệnh. 

Thuốc kháng nấm

Đối với những tình trạng nhiễm trùng da hay móng do nấm có thể sử dụng tới các loại thuốc kháng nấm. Một số bệnh nhiễm nấm, bệnh ảnh hưởng tới phổi hay màng nhầy cũng có thể được điều trị với thuốc kháng nấm tại đường uống. 

Riêng với tình trạng nhiễm nấm nội tạng thì bệnh sẽ nguy hiểm hơn, đặc biệt là những người bệnh có hệ miễn dịch yếu. Khi đó, bệnh nhân có thể cần sử dụng tới thuốc kháng nấm dạng tiêm tại tĩnh mạch. 

Thuốc kháng ký sinh trùng

Những bệnh lây nhiễm do ký sinh trùng gây ra như sốt rét có thể điều trị bởi thuốc kháng ký sinh trùng. Đối với bệnh này cần có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp bởi một số loại ký sinh trùng đã có hình thành đề kháng với thuốc nên việc điều trị ban đầu có thể gặp phải nhiều khó khăn. 

Bệnh truyền nhiễm là căn bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh nên cần có các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp. Hy vọng với những thông tin được Bệnh viện Phương Đông cập nhật trên đây sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh để có được cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt trước mọi nguy cơ gây bệnh trong môi trường.

140

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám