Basedow là bệnh gì? Những triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đào Thị Huyền

16-07-2021

goole news
16

Basedow là một dạng bệnh lý tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay, nếu không được khám và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra tình trạng suy tim, suy kiệt, sốt cao, tim đập nhanh thậm chí là tử vong.

Basedow là gì?

Basedow là bệnh nội tiết, cường giáp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành, được đặc trưng bởi hội chứng cường giáp không ức chế được (triệu chứng lồi mắt) và biểu hiện bướu giáp lan tỏa. Bệnh Basedow xảy ra nhiều ở phụ nữ hơn, thường ở độ tuổi từ 20-50.

Nguyên nhân của bệnh basedow

Để giúp quá trình điều trị bệnh được thuận lợi hơn rất nhiều, mỗi người cần nắm rõ được nguyên nhân điển hình của bệnh basedow:

Qua khảo sát cho thấy, có khoảng 15% người mắc bệnh Basedow có họ hàng cùng bị bệnh. Trong khi đó có tới 50% họ hàng của người bệnh đã có kháng thể kháng tuyến giáp trong cơ thể.

Một số nguyên nhân khác có nguy cơ dẫn tới bệnh basedow gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai đặc biệt là sau sinh
  • Trong thời gian dài dung nạp quá nhiều iod 
  • Thay đổi đáp ứng miễn dịch do người bệnh đang điều trị bệnh bằng thuốc Lithium làm 
  • Người bị nhiễm khuẩn hoặc virus
  • Dừng điều trị bằng thuốc Corticoid
  • Thường xuyên bị stress kéo dài

Nguyên nhân của bệnh basedow

Thường xuyên bị stress là nguyên nhân của bệnh basedow

Cách nhận biết triệu chứng của Basedow

Triệu chứng của Basedow được chia làm 2 loại là: hiểu hiện tại tuyến giáp và biểu hiện ngoài tuyến giáp.

Biểu hiện tại tuyến giáp

+ Bướu giáp:

Bướu giáp lớn, thường lan tỏa, mềm, tương đối đều, hơi cứng hoặc đàn hồi, bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận, có thể có rung miu tâm thu, thổi tâm thu tại bướu. Một số triệu chứng điển hình biểu hiện rối loạn vận mạch vùng cổ ( đỏ, tăng tiết mồ hôi, da nóng). Vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân không có bướu giáp lớn (liên quan kháng thể).

+ Hội chứng nhiễm độc giáp:

Hội chứng nhiễm độc giáp thường tỉ lệ với nồng độ hormon giáp với nhiều cơ quan bị ảnh hưởng.

- Tim mạch: nhịp tim nhanh, loạn nhịp khó thở, hồi hộp khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi. Ở các động mạch lớn, huyết áp tâm thu gia tăng so với huyết áp tâm trương, hiệu áp gia tăng, trường hợp nặng suy tim loạn nhịp,  mạch nhảy nhanh và nghe tiếng thổi tâm thu, gan to, phù hai chi dưới, phù phổi...

- Thần kinh cơ: Run bàn tay, yếu cơ là triệu chứng dễ nhận biết. Ngoài ra, bệnh nhân thường dễ kích thích thay đổi tính tình, mệt mỏi,  dễ cảm xúc, bất an,  nói nhiều, không tập trung tư tưởng, mất ngủ.

- Tăng tiết nhiều mồ hôi, rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, lòng bàn chân, bàn tay  ẩm. Phản xạ gân xương có thể bình thường, giảm hoặc tăng. Đặc biệt dấu hiệu teo cơ, yếu cơ, yếu cơ thực quản làm khó nuốt hoặc nói nghẹn và yếu cơ hô hấp gây khó thở.

- Dấu hiệu tăng chuyển hóa: luôn có cảm giác nóng, tăng thân nhiệt, tắm nhiều lần trong ngày, uống nhiều nước, gầy nhanh, nóng khó chịu, lạnh dễ chịu. Ngoài ra có các biểu hiện rối loạn chuyển hóa calci gây hiện tượng loãng xương ở người lớn tuổi sau mãn kinh gây biến chứng, gãy xương tự nhiên, xẹp đốt sống, viêm quanh các khớp và tăng calci máu.

- Biểu hiện tiêu hóa: Ăn nhiều nhưng không béo, nôn mửa, tiêu chảy đau bụng, vàng da.

- Tiết niệu sinh dục: giảm tình dục, tiểu nhiều, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương, vô sinh và chứng vú to nam giới.

- Da và cơ quan phụ thuộc: xuất hiện một số biểu hiện như: có hiện tượng bạch ban ở lưng bàn tay và các chi,  rối loạn sắc tố da, ngứa, tóc khô, mất tính mềm mại rất dễ rụng, các móng tay, chân giòn dễ gãy, rụng lông...

Cách nhận biết triệu chứng của Basedow

Triệu chứng của Basedow được chia làm 2 loại là: hiểu hiện tại tuyến giáp và biểu hiện ngoài tuyến giáp

Biểu hiện ngoài tuyến giáp:

+ Tổn thương mắt:

Thường gặp lnhất là lồi mắt. Có 2 loại lồi mắt:  lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết) và lồi mắt giả có thể độc lập với điều trị hoặc không liên quan đến mức độ nhiễm độc giáp. Vì thế có thể xảy ra sau quá trình điều trị nhất là điều trị phóng xạ và phẫu thuật.

Lồi mắt giả: Tổn thương không thâm nhiễm liên quan đến bất thường về chức năng do tăng thyroxin, tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây tăng co kéo cơ nâng mi làm cho khóe mắt bị rộng ra.

Lồi mắt thật (hay còn gọi là lồi mắt nội tiết): Tổn thương thâm nhiễm liên quan đến các thành phần hốc mắt gây bệnh mắt nội tiết trong bối cảnh tự miễn trong bệnh Basedow từ đó gây thương tổn tổ chức sau hốc mắt và cơ vận nhãn. Bệnh lí mắt thường phối hợp gia tăng nồng độ kháng cụ thêt là  thể kháng thụ thể TSH (kích thích).

+ Phù niêm:

Phù niêm tỉ lệ gặp chiếm 2-3%, có tính chất đối xứng, thường định vị ở dưới đầu gối và mặt trước cẳng chân. Vùng thương tổn dày có đường kính vài cm, có giới hạn. Da vùng tổn thương có màu hồng, thâm nhiễm cứng (da heo), bóng, lông dựng đứng, lỗ chân lông nổi lên, bài tiết nhiều mồ hôi.

+ To các đầu chi:

Đầu các ngón chân và đầu ngón tay biến dạng hình dùi trống, liên quan đến màng xương, tái và nhiệt độ bình thường phân biệt với bệnh phổi mạn.

Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy một số triệu chứng của các bệnh lý tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp,nhược cơ nặng, tiểu đường...

 To các đầu chi là biểu hiện ngoài tuyến giáp:

Biểu hiện ngoài tuyến giáp gồm đầu các ngón chân và đầu ngón tay biến dạng hình dùi trống

Đường lây truyền bệnh Basedow

Bệnh Basedow là bệnh không lây truyền bởi đây  là bệnh nội tiết liên quan đến sự nhạy cảm của tế bào lympho T với các kháng nguyên nằm trong tuyến giáp.

Đối tượng nguy cơ bệnh Basedow

Dưới đây là một số nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow:

  • Mang thai, (giai đoạn sau sinh)
  • Ăn quá nhiều iod
  • Có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch nếu điều trị Lithium 
  • Nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn 
  • Ngừng điều trị corticoid
  • Các nguyên nhân gây stress

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Basedow

Để chẩn đoán bệnh, ngoài thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp sau: 

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp có thể thấy rõ được kích thước của tuyến giáp. Tuyến giáp kích thước phì đại eo tuyến có thể dày hơn 5mm và có thể mang thể tích lớn hơn 20 gram. Cấu trúc giảm âm của tuyến giáp tăng sinh mạch máu và không đồng nhất. 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Basedow

Siêu âm tuyến giáp có thể thấy rõ được kích thước của tuyến giáp

Xét nghiệm TRAb

Xét nghiệm TRAb giúp định lượng nồng độ TRAb trong máu để biết người bệnh có xuất hiện tự kháng thể TRAb hay không và cũng là cơ sở để chẩn đoán chính xác bệnh basedow.  

Những trường hợp được bác sĩ yêu cầu thực hiện Xét nghiệm TRAb bao gồm:

  • Đối tượng nghi ngờ nhiễm bệnh
  • Đã từng mắc bệnh nên xét nghiệm để đánh giá nguy cơ tái phát bệnh trong quá trình mang thai và đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp ở thai nhi. 
  • Một số bệnh nhân bị mắt lồi, bướu cổ, da khô, tóc yếu, cân nặng thất thường,  hay lo lắng, nhịp tim nhanh, tay run, … cũng có thể được chỉ định làm các xét nghiệm này. 

Xét nghiệm TSI

TSI có liên quan đến tình trạng bệnh nhiễm độc giáp Basedow và có chức năng chống lại thụ thể tế bào tuyến giáp. Nồng độ TSI sẽ tăng cao ở những người mắc bệnh tuyến giáp và ở những người khỏe mạnh thường thấp.

Lưu ý: Tình trạng nhiễm độc giáp basedow, viêm tuyến giáp tự miễn, người có hiện tượng lồi mắt, cường giáp,… là nguyên nhân khiến xét nghiệm TSI cho kết quả dương tính.

Để chẩn đoán bệnh basedow  chính xác, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp làm một số xét nghiệm khác như TSH hay chụp CT, xét nghiệm FT3, FT4, siêu âm tuyến giáp.

Biện pháp điều trị bệnh Basedow

Hiện nay, bệnh Basedow được các bác sĩ điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp chính bao gồm: phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp, xạ trị và nội khoa.

Đối với điều trị nội khoa:

Khi phát hiện bệnh, điều trị nội khoa được coi là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Được chỉ định khi bệnh mới phát hiện, chưa để lại biến chứng, tuyến giáp không có nhân Basedow, to vừa,và bệnh nhân có điều kiện kinh tế để điều trị lâu dài theo dõi bệnh.

Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng chủ yếu đó là: Methimazole, PTU và carbimazole. Trong đó, bác sĩ không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân bị Basedow bằng thuốc kháng  PTU. Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn với phương pháp này chiếm  60-70% sau 12-18 tháng điều trị.

Đối với điều trị bằng xạ trị:

Phương pháp điều trị bằng xạ trị được lựa chọn là phóng xạ trị Iod 131 với mục đích đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường và  làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại.

Phương pháp này chống chỉ định với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây suy giáp ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân có tình trạng bướu quá lớn gây chèn ép từ đó dẫn đến sặc và nghẹn khi nuốt, nhiễm độc nặng hoặc khó thở thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật hơn.

Đối với điều trị ngoại khoa:

Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4-6 tháng mà  bình giáp vẫn không được duy trì. Khi ngưng thuốc, bướu giáp có thể có biến chứng khó thở và khi to gây mất thẩm mỹ.

Nguyên tắc của điều chỉ ngoại khoa là chỉ để lại một phần nhỏ khoảng 3-6 gram để duy trì chức năng tạo hormon bình thường, còn lại là cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp.

Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật: hạ calci máu, khàn tiếng,nhiễm trùng vết mổ… Tuy nhiên với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì tỷ lệ biến chứng sau điều trị ngoại khoa chỉ rơi vào khoảng 1%.

Cách phòng ngừa bệnh Basedow

Bệnh Basedow là bệnh lý liên quan trực tiếp tới rối loạn tự miễn nhưng chưa rõ nguyên nhân cụ thể, vì vậy khi bị bệnh Basedow cần có biện pháp tốt giúp giảm nguy cơ tái phát của bệnh:

  • Người bệnh cần nâng cao sức khỏe và thể trạng, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Người bệnh cần suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần thoải mái và  tránh căng thẳng mệt mỏi
  • Không hút thuốc lá thậm chí tránh hít phải khói thuốc lá
  • Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi
  • Nhỏ mắt hàng ngày với nước muối sinh lý
  • Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ
  • Thực phẩm chứa nhiều iod cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày
  • Trước khi mang thai cần điều trị bệnh dứt điểm trước
  • Tuân thủ tái khám và điều trị thường xuyên theo lịch hẹn

Cách phòng ngừa bệnh Basedow

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể

Những thắc mắc xoay quanh bệnh Basedow

Bệnh basedow có nguy hiểm không?

Bệnh basedow tương đối dễ kiểm soát và dễ điều trị. Đối với một số trường hợp ngoại lệ, việc điều trị bệnh có thể khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh basedow  không được điều trị kịp thời  có khả năng gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng, Về lâu dài, một số biến chứng khác sẽ xuất hiện như:

  • Nhịp tim không đều, dẫn đến có khả năng hình thành cục máu đông, suy tim, đột quỵ và các vấn đề khác liên quan đến tim
  • Bệnh về mắt do basedow gây ra khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng,  bị song thị, đau mắt, có thể gây mất thị lực nhưng hiếm khi xảy ra
  • Loãng xương
  • Tử vong
  • Cơn bão giáp trạng: mất bù của cường giáp, khiến tuyến giáp sản xuất ra rất nhiều hormone. Khi cơn bão giáp trạng được mô tả lần đầu tiên, tỷ lệ tử vong cấp tính gần như 100%.

Như vậy, nếu nhận biết, điều trị sớm tích cực hội chứng này thì tỷ lệ tử vong còn khoảng 20%. 

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?

Bệnh Basedow là một trong những căn bệnh về tuyến giáp mà hầu hết các bệnh có liên quan đến tuyến giáp đều có thể điều trị trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thường xuyên sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh.

Hiện nay, phẫu thuật, i-ốt phóng xạ và sử dụng thuốc kháng giáp là những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao và có thể khôi phục chức năng của tuyến giáp trở lại như bình thường. Phương pháp phẫu thuật và  i-ốt phóng xạ có khả năng chữa khỏi bệnh cường giáp bằng cách loại bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh Basedow vẫn còn tồn tại do các kháng thể kích thích tuyến giáp thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi những phương pháp điều trị này.

Trong một số trường hợp nhất định, thuốc kháng giáp có thể làm biến mất các kháng thể kích thích tuyến giáp, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Basedow. Tuy nhiên, những kháng thể này có thể quay trở lại và khiến cho bệnh Basedow tái phát.

Có thể thấy,  việc lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân là yếu tố quan trọng nhất để khôi phục các chức năng của tuyến giáp trở lại bình thường. Tất cả bệnh nhân cần được theo dõi y tế suốt đời để đảm bảo rằng tuyến giáp của họ vẫn hoạt động trong phạm vi tốt nhất sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Basedow.

Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Basedow xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng bệnh có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone prolactin và estrogen kích thích tạo ra kháng thể gây rối loạn hệ miễn dịch. Do đó, ngay sau khi dậy thì hoặc sinh nở phụ nữ thường mắc phải bệnh này do nồng độ các hormone trên tăng cao hơn bình thường.

Bệnh basedow có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản cụ thể giảm sản xuất tinh trùng ở đàn ông và gây ngừng rụng trứng ở phụ nữ. Phụ nữ mang thai mắc phải bướu cổ basedow có khả năng, xuất hiện các vấn đề về tim ở thai nhi, bị sẩy thai và trẻ nhẹ cân khi sinh. Bạn có thể dẫn đến cơn bão giáp trạng , gây tăng huyết áp mạnh dẫn đến đột quỵ, đau tim hoặc xuất huyết ở dưới nhau thai nếu bị bệnh basedow khi đang mang thai và không được điều trị. Một cơn bão giáp trạng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

Trường hợp bạn bị bệnh này cần thông báo cho bác sĩ khi bạn có dự định sinh con. Bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra tuyến giáp trong suốt thai kỳ. Đồng thời, trẻ cũng sẽ được kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp ngay sau khi sinh để xem có cần điều trị hay không vì nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh basedow ở trẻ sơ sinh là do người mẹ cũng mắc phải căn bệnh này, ngay cả khi đã điều trị thành công.

Có thể thấy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh Basedowcó thể để lại nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Với các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm… sẽ là phương pháp an toàn, tiện lợi kinh tế và hiệu quả cao giúp chẩn đoán sớm Basedow, qua đó người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi và trở lại với đời sống sinh hoạt, lao động bình thường. 

Hiện nay, tại Bệnh viện Phương Đông với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp quá trình thăm khám, kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh chính xác nhất, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phụ hợp, tiết kiêm. Để đăng ký khám và điều trị bệnh tại Phương Đông vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 1806 hoặc đến địa chỉ Số 9 Phố viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,723

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Những dấu hiệu ung thư tuyến giáp bạn cần lưu ý

Các dấu hiệu Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên nếu bạn gặp các vấn đề như khàn tiếng, nổi hạch cổ...

20-05-2021

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám