Mẹ bầu bị quai bị có sao không? Có gây nguy hiểm không?

Bích Ngọc

25-09-2024

goole news
16

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra làm viêm tuyến mang tai. Đây là một bệnh lành tính, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng đối với phụ nữ mang thai. Vậy mẹ bầu bị quai bị có sao không? Có gây nguy hiểm gì không? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về bệnh quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Virus quai bị có thể tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài từ 30-60 ngày ở nhiệt độ 15- 200℃ và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560℃ hoặc hóa chất diệt khuẩn. 

Tương tự các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, nước bọt và dịch mũi họng khi người bệnh nói chuyện, ho, nói chuyện, hắt hơi,... Thông thường, thời điểm trước khi xuất hiện triệu chứng 2 ngày hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất sẽ là thời điểm dễ dàng lây lan bệnh. 

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm lành tính Quai bị là một bệnh truyền nhiễm lành tính 

Những dấu hiệu của bệnh quai bị khi mang thai

Khi mẹ bầu thấy cơ thể có sự thay đổi và xuất hiện các dấu hiệu của bệnh quai bị thì cần tới bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Các triệu chứng mẹ có thể gặp như: 

  • Sốt
  • Đau đầu, sau đó đau cổ. 
  • Có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. 
  • Đau họng và amidan bị sưng to
  • Sưng tuyến nước bọt mang tai ở một bên hoặc hai bên 

Tình trạng sưng đau này kéo dài từ 2- 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 7 ngày. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau. 

Mẹ bầu bị quai bị có sao không?

Bệnh quai bị nếu được chữa trị và chăm sóc đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai khi bị quai bị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Ở giai đoạn nào của bệnh cũng gây nguy hiểm, đặc biệt vào 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là thời điểm nhạy cảm, mẹ có thể đối diện với nguy cơ sảy thai, thai dị dạng. 

Hơn nữ, các triệu chứng của bệnh quai bị ở mẹ bầu sẽ tiến triển nhanh chóng, nguy hiểm hơn so với người bình thường do hệ miễn dịch kém. Chính vì vậy, mẹ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ có hướng điều trị phù hợp. 

Mẹ bầu bị quai bị có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và béMẹ bầu bị quai bị có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Xem thêm:

Mẹ bầu bị quai bị nguy hiểm như thế nào?

Mẹ bầu mắc quai bị có thể gặp các biến chứng do bệnh gây ra, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. 

Đối với mẹ bầu

Phụ nữ mang thai bị quai bị có nguy cơ bị sưng buồng trứng hoặc các bộ phận khác như vú. Tùy thuộc vào mức độ viêm mà mẹ sẽ bị sốt, đau, sưng,... Đôi khi, quai bị có thể gây ra biến chứng viêm não, viêm màng não hoặc mất thính lực. 

Đối với thai nhi

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ mắc quai bị sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi dị dạng. Ngoài ra, thậm chí gây ra sinh non, thai chết lưu,...

Cách chữa bệnh quai bị cho bà bầu

Khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh quai bị, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chữa trị. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp mẹ khỏi bệnh nhanh chóng và hạn chế các biến chứng gây ảnh hưởng để cả mẹ và bé. 

Mẹ nên nghỉ ngơi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ: 

  • Nghỉ ngơi, cách ly tại giường, tránh tiếp xúc với gió và nước. 
  • Uống nhiều nước. 
  • Khong ăn đồ nếp. 
  • Vệ sinh cơ thể, răng miệng sạch sẽ. 
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Mẹ cần được chăm sóc và điều trị theo chỉ định của bác sĩMẹ cần được chăm sóc và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Nếu bị mắc bệnh, mẹ không nên quá lo lắng mà cần phối hợp điều trị bệnh với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe. Sau quá trình điều trị bệnh, mẹ vẫn nên tiếp tục theo dõi và thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh điều trị bệnh bằng thuốc, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả, vitamin và khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh. 

Cách phòng tránh quai bị cho bà bầu

Biện pháp phòng ngừa quai bị hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai không được khuyến cáo tiêm. Do đó, để đảm bảo không bị mắc bệnh trong thai kỳ, bạn nên tiêm vaccine khi có kế hoạch mang thai theo tư vấn của bác sĩ. 

Thông thường, bạn sẽ tiêm vaccine theo dạng kết hợp, một mũi tiêm ngăn ngừa quai bị, sởi và rubella (3in1). Nên lưu ý không mang thai trong ít nhất 28 ngày sau tiêm. 

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định, phụ nữ khi mang thai nên khám thai định kỳ theo lịch. Việc này giúp phát hiện bệnh từ sớm, giúp dễ dàng hơn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, khi mang thai nên hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm, trong đó có quai bị.

Tiêm vaccine ngăn ngừa bệnh trước khi có kế hoạch mang thai là biện pháp phòng tránh hiệu quảTiêm vaccine ngăn ngừa bệnh trước khi có kế hoạch mang thai là biện pháp phòng tránh hiệu quả

Mẹ bầu bị quai bị có sao không? Có gây nguy hiểm không? - là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Mẹ bầu mắc quai bị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời giúp hạn chế các nguy cơ của bệnh quai bị. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã giải đáp cho thắc mắc “Mẹ bầu bị quai bị có sao không?”. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, hãy chủ động tiêm vaccine trước khi có kế hoạch mang thai và hạn chế tiếp xúc với người bệnh. 

Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 1806 hoặc cung cấp thông tin tại đặt lịch khám khi có nhu cầu thăm khám thai định kỳ hoặc chủ động tiêm vaccine trước khi mang thai để được nhân viên tư vấn và đặt lịch nhanh chóng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
344

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám