Bé bị hôi miệng khi mọc răng là hiện tượng rất dễ xảy ra ở trẻ trong giai đoạn phát triển. Rất nhiều các che mẹ lo lắng về vấn đề này có ảnh hưởng đến những chiếc răng vĩnh viễn sau này của trẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và tham khảo thêm những cách chăm sóc răng miệng cho trẻ nhé!
Nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng khi mọc răng?
Thông thường, từ 6 đến 8 tháng tuổi là thời điểm các bé thường bắt đầu mọc răng, tuy nhiên, có trẻ đã có răng ngay từ khi mới sinh. Trong quá trình này, nhiều vấn đề về răng miệng có thể xảy ra, trong đó phổ biến nhất là tình trạng hôi miệng và mùi khó chịu từ hơi thở của trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này đa dạng, và các phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đến thăm bác sĩ và xử lý vấn đề kịp thời.
Khi bé mọc răng, thường tiết ra nhiều nước bọt và cảm thấy ngứa lợi, dẫn đến việc bé thường cắn, mút tay hoặc các đồ vật. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào miệng, gây ra tình trạng hôi miệng.
Hôi miệng khi bé mọc răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng của bé không đúng cách. Trẻ thường không nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng.
Nếu các bậc phụ huynh không chăm sóc đúng cách, hoặc bé không chịu vệ sinh vì đau hay khóc, mảng bám và thức ăn sẽ tích tụ trên bề mặt răng và nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi miệng.
Ngoài ra bé bị hôi miệng khi mọc răng cũng có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý rối loạn đường ruột, nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Bé có thể biểu hiện các triệu chứng như biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi, đau bụng, đau họng và chảy nước mũi, ngoài hơi thở có mùi khó chịu.
Bé bị hôi miệng khi mọc răng phải làm sao?
Bé bị hôi miệng khi mọc răng có sao không?
Hôi miệng là thuật ngữ dùng để diễn tả mùi khó chịu khi thở ra. Khi bé mọc răng, hơi thở của bé có thể phát ra mùi hôi khi bé nói cười hoặc thậm chí là thở bằng miệng. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của bé.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các phòng nha khoa uy tín, để được kiểm tra và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp mà việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thông thường không mang lại hiệu quả.
Các bác sĩ nha khoa có thể xác định nguyên nhân gây ra hôi miệng ở trẻ, có thể xuất phát từ các vấn đề về hệ hô hấp hoặc dạ dày, và đề xuất các phương pháp giải quyết triệt để tình trạng này.
Một số cách trị hôi miệng cho bé
Để tránh tình trạng bé bị hôi miệng khi mọc răng, cha mẹ cần tập trung vào việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng của bé, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân đối và áp dụng một số biện pháp khác như sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Cha mẹ nên sử dụng bàn chải phù hợp với độ tuổi của trẻ để đánh răng cho bé ít nhất hai lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng khi bé thức dậy và một lần vào buổi tối trước khi bé đi ngủ.
- Hơn nữa, sau mỗi lần bé bú hoặc ăn dặm, cha mẹ nên sử dụng gạc mềm thấm nước muối sinh lý để vệ sinh răng cho bé, giúp loại bỏ cặn bẩn và sữa bám trên răng. Đồng thời, việc vệ sinh lưỡi cũng quan trọng không kém.
- Cha mẹ cần thường xuyên dùng khăn hoặc gạc mềm để vệ sinh lưỡi của bé, vì vi khuẩn bám trên lưỡi cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ.
Cha mẹ cần thường xuyên dùng khăn hoặc gạc mềm để vệ sinh lưỡi của bé.
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Để giảm thiểu tình trạng hôi miệng ở bé, cha mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cho con. Điều này bao gồm việc hạn chế các thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, cà ri và cũng hạn chế đường, chất béo và tinh bột.
- Cha mẹ nên khuyến khích bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe răng miệng, cải thiện việc làm sạch răng và giúp răng chắc khỏe.
Để giảm thiểu tình trạng hôi miệng ở bé, cha mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sạch sẽ
- Để đảm bảo không gian sống cho bé luôn sạch sẽ và thoáng đãng, cha mẹ cần thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn.
- Đồng thời, cũng cần làm sạch và khử trùng đồ chơi của bé để hạn chế vi khuẩn gây hại.
Sử dụng chanh trị hôi miệng cho bé
- Không chỉ có khả năng kháng khuẩn tốt, mà cả mùi hương dịu mát của chanh cũng có thể giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi khiến bé bị hôi miệng khi mọc răng.
- Cha mẹ có thể pha nước cốt chanh với mật ong theo tỉ lệ phù hợp để bé uống, hoặc cho bé súc miệng bằng nước cốt chanh và muối.
- Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng của bé cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để tránh gây tổn hại cho men răng của bé, hãy giới hạn việc áp dụng những biện pháp này khoảng 2-3 lần mỗi tuần.
Chữa hôi miệng cho bé 2 tuổi bằng chanh.
Sử dụng mật ong và bột quế
- Kết hợp bột quế và mật ong có thể tạo ra một phương pháp khử trùng và mang lại mùi thơm dịu nhẹ, giúp loại bỏ mùi hôi miệng của bé hiệu quả.
- Đơn giản thực hiện bằng cách pha mật ong và bột quế theo tỉ lệ 1:1 với nước, sau đó sử dụng dung dịch này để súc miệng vào buổi sáng và buổi tối để cải thiện tình trạng.
Sử dụng rau húng quế
- Rau húng quế chứa Linalool và Methyl Chavicol, hai hợp chất có khả năng ngăn cản sự hình thành của Sulphur - nguyên nhân hàng đầu gây ra mùi hôi miệng.
- Ngoài ra, rau húng quế còn có tính sát khuẩn khá tốt, giúp ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu...
- Để áp dụng, cha mẹ chỉ cần lấy lá húng quế để sắc nước và cho trẻ ngậm hàng ngày vào buổi sáng và tối.
- Sau vài ngày kiên trì, tình trạng hôi miệng của bé sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng của trẻ khiến bé bị hôi miệng khi mọc răng, cha mẹ nên rửa sạch lá húng quế trước khi sắc.
Cách trị hôi miệng ở trẻ em bằng rau húng quế
Trị hôi miệng với rau mùi tàu
- Rau mùi tàu là một nguyên liệu tự nhiên có tính hàn và mùi thơm đặc biệt. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều loại vitamin có ích giúp cải thiện sức khỏe răng miệng của bé.
- Cách trị hôi miệng ở trẻ em bằng rau mùi tàu, cha mẹ cần chuẩn bị một nắm rau mùi tàu, rửa sạch và thái thành từng khúc nhỏ.
- Tiếp theo, đun sôi rau mùi tàu trong một lượng nước vừa đủ cho đến khi thu được một bát nước đặc.
- Khi nước đã nguội, thêm một ít muối trắng vào và khuấy đều. Sau đó, cho bé súc miệng hàng ngày với dung dịch này.
Bé bị hôi miệng kéo dài khi mọc răng phải làm sao?
Nếu sau khi thực hiện các phương pháp được đề cập ở trên mà tình trạng hôi miệng của bé không cải thiện, có thể bé đang gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp và đường ruột. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng bé bị hôi miệng khi mọc răng, các bệnh lý này có thể tiến triển và gây ra tình trạng sức khỏe của bé ngày càng suy giảm.
Một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bé
Chăm sóc răng miệng cho trẻ là một phần quan trọng của việc nuôi dưỡng sức khỏe của bé từ khi những chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc lên. Điều này đảm bảo rằng bộ răng của bé khỏe mạnh, giúp bé phát triển toàn diện và duy trì sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi cha mẹ chăm sóc răng miệng cho bé:
Khi bé bắt đầu mọc răng sữa
- Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ miệng người lớn sang miệng bé thông qua hôn hít hoặc qua răng của bé là rất cao.
- Trong giai đoạn này, mẹ cần chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng mút núm vú giả của bé để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé.
- Đồng thời, cần tránh hôn vào vùng miệng của bé để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
>>> Xem thêm: Thứ tự mọc răng của bé gồm răng sữa và răng vĩnh viễn ra sao?
Khi bé bắt đầu ăn dặm
- Khi bé đủ 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bắt đầu cho bé ăn dặm. Mẹ cần tạo ra một chế độ ăn cho bé giới hạn lượng đường và hạn chế sử dụng gia vị khi bé mới bắt đầu ăn dặm.
- Đặc biệt, cần tránh thói quen mớm, cắn hay nhai thức ăn rồi mới đưa vào miệng cho bé, vì điều này có thể dễ lây nhiễm từ mẹ sang bé nếu mẹ có vấn đề về sâu răng.
- Hạn chế bé mút đầu ngón tay, ngậm núm ti giả hoặc bú bình quá lâu, để tránh gây ra tình trạng răng mọc không đều, không thẳng hàng hoặc các vấn đề về nha khoa khác.
- Bên cạnh đó, mẹ nên luôn nhắc nhở bé rằng không nên nhai một bên quá lâu, vì hành động này có thể dẫn đến việc lệch hàm sau này, gây ra sự mất cân đối trong khuôn mặt của bé.
Lên kế hoạch khám răng định kỳ cho bé
- Một điều quan trọng cần nhớ là lên kế hoạch thăm bác sĩ nha khoa định kỳ từ khi bé khoảng 6 tháng tuổi.
- Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của bé và đưa ra điều trị kịp thời nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị bé bị hôi miệng khi mọc răng. Ngoài ra nếu như ba mẹ còn có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng hoặc muốn đặt lịch thăm khám cho trẻ hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806. Phương Đông luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng!