Tác hại của nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em và biện pháp xử lý

Phan Ngọc Linh

22-11-2022

goole news
16

Trẻ em luôn là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi các virus gây nhiễm trùng đường ruột vì hệ tiêu hóa của các bé vẫn còn chưa phát triển hoàn toàn và rất dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em được xem là rất nguy hiểm. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi về bệnh này để phòng ngừa đúng cách.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng đường ruột (trùng trùng tiêu hóa) là bệnh lý xảy ra trong đường tiêu hóa thường được phát hiện ở nhiều trẻ em. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh này thường là: tiêu chảy, phân có dạng nước hoặc nhầy và đôi khi nôn mửa. Tình trạng này thường kéo dài liên tục vài ngày. 

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em là tình trạng niêm mạc ruột do sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại từ bên ngoài môi trường như: Salmonella, Escherichia coli (E.coli), vi khuẩn dạng Campylobacter, trực khuẩn lỵ Shigella, Vibrio Cholerae….

Những vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ sản sinh ra các độc tố làm rối loạn sự hấp thụ nước và điện giải ở ruột non, nhiều nước sẽ xuống đại tràng và không có khả năng hấp thu trở lại gây viêm nhiễm đường ruột.

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em chủ yếu lây qua đường tiêu hóa do ăn uống đặc biệt là khi ăn những thực phẩm, nguồn nước có chứa virus gây bệnh hay tiếp xúc với những môi trường có chứa các tác nhân gây ra bệnh. Những sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng đều là những nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm đường ruột.

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý rất nguy hiểm với trẻ em

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý rất nguy hiểm với trẻ em

Bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em là bệnh lý thường gặp ở những trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh này làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong đường ruột khiến sức đề kháng của trẻ bị giảm và dễ mắc những bệnh nguy hiểm như: bệnh lỵ, viêm đại tràng mãn tính, tả…. 

Trường hợp đặc biệt, nếu nhiễm trùng đường ruột kéo dài và xuất hiện các biểu hiện nặng như tiêu chảy liên tục sẽ gây suy nhược sức khỏe, hôn mê hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng của bé nếu không được bù nước, điện giải và điều trị kịp thời.

Các nguyên nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn 

Tùy theo biểu hiện mà bệnh gây ra để chẩn đoán các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh. Với trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi thì những dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ và lý do thường gặp nhất của bệnh là:

  • Do virus Rota và virus Adeno: đây là các loại virus rất dễ lây lan, gây triệu chứng đi ngoài liên tục. Chúng có ở khắp nơi xung quanh trẻ em, đặc biệt là môi trường đông người như trường học hoặc nhà trẻ. 
  • Virus sẽ lây truyền khi: trẻ chạm vào các đồ vật của người đang bị mắc bệnh viêm nhiễm đường ruột hoặc thói quen của trẻ hay cho tay vào miệng…
  • Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện dẫn đến việc trẻ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Do vấn đề vệ sinh còn kém khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh về đường ruột.
  • Trẻ ăn đồ ăn không an toàn, bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm,…

Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương

Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương

Viêm nhiễm đường ruột do ăn uống thiếu chất

Trẻ em ăn uống không được đủ chất sẽ khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc thu ở ruột, tăng nhu cầu trao đổi chất, tăng thất thoát (tiêu chảy), rối loạn hấp thụ và quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng. 

Những điều này còn bị ảnh hưởng do các tương tác giữa các vật chủ với mầm bệnh và hệ vi sinh đường ruột mà vẫn chưa được tìm hiểu rõ (Ví dụ: tương tác niêm mạc vật chủ - mầm bệnh - thực vật hoặc cạnh tranh chất dinh dưỡng) thậm chí làm suy nhược hệ miễn dịch.

Nhiễm khuẩn và dinh dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tình trạng suy dinh dưỡng là tác nhân chính làm giảm miễn dịch trong cơ thể con người. Hầu hết số ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi đều do suy dinh dưỡng gây ra. 

Thiếu chất dinh dưỡng có những tác hại như suy giảm trí tuệ, kém phát triển, dễ gây nhiễm trùng và làm tăng tỷ lệ tử vong. Bởi vì chất dinh dưỡng có sự liên quan mật thiết với sự hình thành và phát triển của kháng thể, hệ thống miễn dịch.

Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch

Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến đề kháng của trẻ. Nếu không được ăn uống đủ chất sẽ khiến trẻ bị sụt cân, suy giảm hệ miễn dịch, niêm mạc bị tổn thương, dễ bị mầm bệnh xâm hại, kém tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, thiếu chất thường có nguy cơ dẫn đến bị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em hơn các nguyên nhân khác.

Ở trẻ bị suy dinh dưỡng, những bệnh nhiễm trùng đường ruột hầu hết là do tiêu chảy, mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bên trong đường ruột, kém hấp thụ, chán ăn… làm mất chất dinh dưỡng và gây tổn hại các cơ chế bảo vệ của cơ thể.

Xem thêm: Những quy tắc vàng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng?

Trẻ bị viêm nhiễm đường ruột nguy hiểm như thế nào? 

Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì để lại các ảnh hưởng nghiêm trọng: 

  • Tình trạng bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến các bé bị mất nước và các chất điện giải nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.
  • Nhiễm trùng được ruột có thể gây viêm loét hệ tiêu hoá, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, trực tràng. Vết loét càng sâu có thể dẫn đến bị chảy máu và gây xuất huyết tiêu hoá.
  • Trường hợp viêm nhiễm kéo dài khiến các vết loét quá sâu sẽ dẫn đến thủng ruột. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với trẻ và cần phải cắt bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với đề kháng và hệ miễn dịch sau này. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể ngăn chặn được. Chính vì vậy, việc quan tâm và chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột là rất quan trọng mà các phụ huynh cần phải chú ý đến. 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ nhỏ thì các chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ sẽ góp phần tăng cường miễn dịch và đề kháng cho bé. Vậy thì khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột phải làm sao? Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường ruột: 

  • Ngay sau khi sinh, cần cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, trong vòng 6 tháng đầu hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và chỉ cho trẻ ăn bổ sung sau khi được ẩm khiến tình trạng bé 6 tháng tuổi (Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa có hệ tiêu hoá hoàn thiện nên khi phải nạp thức ăn ngoài sữa mẹ dễ gây rối loạn tiêu hoá và làm đường ruột bị tổn thương).
  • Đối với trẻ đã ngưng bú sữa mẹ, cần xây dựng một chế độ ăn bổ sung hợp lý, phải đủ 4 nhóm chất cho mỗi bữa ăn bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng. Khi chế biến thức ăn cho bé phải đảm bảo nguyên liệu tươi, sạch, thức ăn được đun chín kỹ và hợp vệ sinh.

Bổ sung tinh bột cho bé để tăng cường đề kháng

Bổ sung tinh bột cho bé để tăng cường đề kháng

  • Khi pha sữa bột cho trẻ, bố mẹ cần chú ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đúng liều lượng. Ngoài ra, phải tiệt trùng sạch trước và sau khi dùng bình để pha sữa, núm vú giả.
  • Cha mẹ nên xây dựng thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh cho trẻ.
  • Không nên để cho trẻ mút tay hay ngậm các đồ vật lạ. Đồng thời, thường xuyên giữ các bề mặt đồ vật trong gia đình và đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
  • Hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước, chia làm nhiều ngụm nhỏ để làm nhoãng thức ăn, nhuận tràng tốt cho bé trong một ngày.

Chia nhỏ lượng nước cho trẻ bổ sung nhiều lần trong ngày

Chia nhỏ lượng nước cho trẻ bổ sung nhiều lần trong ngày

  • Phụ huynh không nên ép trẻ ăn quá no, bổ sung thêm thức ăn có chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột như sữa chua.
  • Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như cháo, gạo, bánh mì, khoai tây, đặc biệt bánh sữa cho trẻ là một biện pháp phòng ngừa bệnh tốt. 
  • Phải tránh cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh như snack, kẹo, bánh… để khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Khi trẻ bị tiêu chảy, hãy bổ sung kẽm cho bé với liều lượng 10mg/ngày đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, với trẻ hơn 6 tháng tuổi thì bổ sung với liều lượng 20mg/ngày trong vòng 10-14 ngày. Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giảm tiêu chảy, giúp bé tăng trưởng nhanh hơn.
  • Trẻ nên được bổ sung nhiều hàm lượng vitamin A sau mỗi đợt tiêu chảy.
  • Cha mẹ hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy không rõ ràng và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, một vài loại còn có thể gây kéo dài thời gian tiêu chảy.

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng bị nhiễm trùng đường ruột, bố mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện khám và dùng thuốc theo các chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc lạ cho trẻ, có khả năng làm tình trạng bệnh càng thêm nặng lên, gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.

Nhanh chóng liên hệ để Đăng ký tư vấn miễn phí hoặc Đặt lịch khám cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch và đề kháng chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, sự quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe của bé là rất quan trọng đối với cha mẹ. Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến và có thể mang lại mang đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ bị nhiễm trùng đường ruột hãy đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và chữa trị kịp thời, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,538

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám