Những dấu hiệu nhận biết bệnh chốc và cách điều trị bệnh ở trẻ em

Đào Thị Huyền

08-05-2021

goole news
16

Bệnh chốc là bệnh nhiễm trùng ngoài da thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Thông thường bắt đầu bằng những bóng nước nhỏ rồi lan rộng từ từ ra toàn bộ cơ thể. Bệnh chốc nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời rất dễ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bệnh chốc là gì?

Bệnh chốc là tình trạng da bị nhiễm khuẩn bởi các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn và gây ra những bọng nước, mụn mủ trên da.

Có 3 loại chốc: Chốc không có bọng nước, chốc bọng nước, chốc loét

bệnh chốc gây ra những bọng nước, mụn mủ trên da

Bệnh chốc gây ra những bọng nước, mụn mủ trên da

Bệnh chốc có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh chốc là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm. Các vết loét trên da thường sẽ không để lại sẹo nêu được điều trị sớm. Tuy nhiên, với trường hợp để bệnh tiến triển nặng có thể gây bội nhiễm. Thậm chí nhiễm độc tố do tụ cầu rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh cũng có thể gặp phải biến chứng viêm cầu thận cấp nếu nguyên nhân gây bệnh là do khuẩn liên cầu. 

Bệnh chốc có lây không?

Bệnh chốc là bệnh có tính chất lây lan. Lây từ người này sang người khác khi có tiếp xúc với chất dịch từ các nốt lở loét. Bệnh thường lây truyền do dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi với người nhiễm bệnh. Ngoài ra, chính ngứa ngáy khi gãi cũng có thể làm các nốt lở loét lan ra các phần khác của cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh chốc ở trẻ

Khuẩn tụ cầu vàng là nguyên nhân gây ra bệnh chốc ở trẻ

Khuẩn tụ cầu vàng là nguyên nhân gây ra bệnh chốc ở trẻ

Khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra bệnh chốc ở trẻ em, cụ thể: 

  • Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
  • Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da tiến triển nặng và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng. Có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
  • Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da. Có thể do tụ cầu, khuẩn liên cầu hoặc cả hai gây ra. Thường xảy ra ở người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, mắc bệnh mạn tính.

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ bé trai mắc bệnh chốc lở ngoài da cao hơn so với bé gái. Người trưởng thành hiếm khi mắc bệnh này nhưng đôi khi cũng xảy ra ở những trường hợp người lớn có hệ miễn dịch kém. Bệnh thường phát triển trong môi trường sống ô nhiễm; không được vệ sinh sạch sẽ hay cư dân đông đúc và thường tái phát vào mùa nắng nóng.  

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh chốc lở

bệnh chốc thường hay xảy ra tại những vị trí như mặt, tay, chân, có khi là toàn thân

Bệnh chốc thường hay xảy ra tại những vị trí như mặt, tay, chân, có khi là toàn thân

Bệnh chốc thường hay xảy ra tại những vị trí như: mặt, tay, chân, có khi cả người. Người bệnh thường có những dấu hiệu lâm sàng sau:

  • Đối với chốc không có bọng nước: bắt đầu là một dát hồng trên da của trẻ. Sau đó tiến triển thành mụn nước. Trong bọng nước có mủ và mau chóng dập vỡ, tạo nên các vết xước đóng vảy tiết màu vàng. Tại vị trí chốc có thể bị ngứa nhẹ hoặc không. Không có hoặc có quầng đỏ bao quanh.
  • Dạng chốc loét: ban đầu giống như chốc không bọng nước. Sau đó tiến triển thành những vết loét hoại tử có lõm ở giữa, để lại sẹo.
  • Dạng chốc bọng nước: dấu hiệu ban đầu là những mụn nước nhỏ. Sau đó lớn dần thành bọng nước. Những bọng nước này nông, dễ vỡ và có dịch vàng trong. Sau khi vỡ để lại viền da mỏng xung quanh, rát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo.

Lưu ý: Khi bị chốc người bệnh có thể thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch...

Các biến chứng của chốc lây ngoài da ở trẻ

Viêm tủy xương là biến chứng của bệnh chốc

Viêm tủy xương cũng là biến chứng của bệnh chốc

Có nhiều phụ huynh cho rằng bệnh chốc là căn bệnh thông thường. Không gây nguy hiểm nên có tâm lý chủ quan với các triệu chứng ở con nhỏ. Tuy nhiên, căn bệnh tưởng chừng như đơn giản, dễ chữa này nếu không được điều trị đúng và kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển, lây lan nhanh sang phần da lành. Và người bệnh có nguy cơ bằng nhiều biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, cụ thể: 

  • Chàm hóa: đây là biến chứng tại chỗ. khi bệnh chốc tái phát lại khiến cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều mụn nước mới, gây ngứa rát, khó chịu. 
  • Chốc loét: biến chứng này xảy ra khi vùng thương tổn ăn sâu vào da. Khi lành sẽ để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ (còn chốc thông thường không để lại sẹo trên da).
  • Nhiễm trùng huyết: thường những người có sức đề kháng yếu, không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, biến chứng này xảy ra khi nguyên nhân gây bệnh là do tụ cầu. 
  • Viêm cầu thận cấp: thường sau 3 tuần không tiếp nhận điều trị. Bệnh chốc lở sẽ gây ra biến chứng viêm cầu thận cấp. 
  • Ngoài các biến chứng trên, người bệnh có thể gặp một số biến chứng khác như viêm phổi, viêm hạch, viêm mô bào sâu, viêm tủy xương... 

Chẩn đoán lâm sàng bệnh chốc

để chẩn đoán bệnh chốc ở trẻ em, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm mô bệnh học

Để chẩn đoán bệnh chốc ở trẻ em, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm mô bệnh học

Để chẩn đoán bệnh chốc ở trẻ em, bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào các triệu chứng phát bệnh trên da trẻ. Đồng thời, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như nuôi cấy vi khuẩn, nhuộm soi, mô bệnh học, công thức bạch cầu (có tăng bạch cầu trung tính).

Một số đặc điểm của mô bệnh học bệnh chốc lở như sau: 

  • Chốc không bọng nước có mụn mủ chứa bạch cầu trung tính trong thượng bì. Có tụ cầu gram dương, xâm nhập gây viêm dày đặc ở trung bì nông.
  • Chốc bọng nước không xuất hiện vi khuẩn. Có hiện tượng ly gai, thượng bì bị tách ở lớp hạt mà không có hiện tượng viêm, xâm nhập viêm nhẹ ở trung bình nông.
  • Chốc loét có cầu khuẩn bắt màu gram trong trùng bì, vết loét sâu ở trên da. 

Cách điều trị bệnh chốc ở trẻ

Theo chuyên gia, để điều trị bệnh chốc ở trẻ bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh bôi ngoài ra hoặc chữa trị bằng kháng sinh uống. 

Điều trị chốc bằng kháng sinh bôi ngoài da

Mupirocin là kháng sinh bôi ngoài da hiệu quả nhất được dùng để trị lở loét ngoài da

Mupirocin là kháng sinh bôi ngoài da hiệu quả nhất được dùng để trị lở loét ngoài da

Mupirocin là kháng sinh bôi ngoài da hiệu quả nhất được dùng để trị lở loét ngoài da. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh chốc, bác sĩ sẽ cho trẻ bôi thuốc Mupirocin hay dầu chứa Mupirocin và những chất phụ gia khác. 

Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm sạch vết lở loét bằng nước ấm trước. Sau đó bôi thuốc kháng sinh lên những vùng da bị nhiễm trùng và vùng da lân cận xung quanh. Việc này giúp kháng sinh tác dụng nhanh hơn đồng thời giúp loại bỏ mảng da chết. 

Đây là phương pháp bác sĩ thường áp dụng để chữa bệnh chốc ở trẻ em mức độ nhẹ. Chưa có biến chứng do có ít tác dụng phụ hơn kháng sinh đường uống. 

Điều trị chốc bằng kháng sinh uống

Kháng sinh uống được chỉ định với trường hợp mức độ bệnh tiến triển nặng

Kháng sinh uống được chỉ định với trường hợp mức độ bệnh tiến triển nặng

Với trường hợp mức độ bệnh tiến triển nặng; thương tổn lan rộng và có nguy cơ gây nhiều biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh uống cho bệnh nhân. Kháng sinh thường được dùng là kháng sinh nhóm β-lactam, PenicillinAmoxicillin. Tuy nhiên, tác dụng phụ của những loại thuốc này sẽ gây đau bụng nên bác sĩ thường tránh kê đơn thuốc này cho trẻ em. 

Sau vài ngày điều trị, tình hình của trẻ sẽ tốt hơn. Các vết lở loét sẽ biến mất từ 10 ngày đến 2 tuần. Phụ thuộc vào mức độ lan rộng của vết thương. Để hạn chế sự tái phát và ngăn ngừa hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ hoàn thành liệu trình điều trị cho dùng tình trạng đã cải thiện đáng kể sau vài ngày. 

Khi phát hiện bệnh và trẻ được điều trị đúng cách. Các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng hay mắc đồng thời các bệnh lý khác thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn so với bình thường. Đồng thời, trẻ mắc chốc loét sau khi điều trị khỏi có thể để lại sẹo. Nhưng chốc có bọng nước hay không có bọng nước sẽ không để lại sẹo. 

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị chốc lây tại nhà

Đều là bệnh ngoài da nên bệnh chốc thường bị nhầm sang một số bệnh da liễu khác như zona, nấm da… dẫn đến việc chăm sóc trẻ mắc bệnh không đúng cách. Khiến bệnh không thuyên giảm mà còn có thể tiến triển nặng hơn. Để chăm sóc trẻ bị chốc tại nhà đúng cách, an toàn và hiệu quả. Phụ huynh nên làm theo các bước dưới đây: 

Bước 1: Vệ sinh nhẹ nhàng vết loét, loại bỏ vảy tiết

Đầu tiên, cha mẹ cần vệ sinh thương tổn trên da trẻ sạch sẽ. Bởi xuất hiện cùng các vết lở loét là dịch tiết kèm vảy. Dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên vết chốc vài phút để làm mềm vảy hoặc ngâm trực tiếp vết chốc vào nước ấm. Sau đó, dùng nhíp đã được khử trùng và hơ nóng qua ngọn lửa để gắp bỏ tế bào chết trên ổ tổn thương. Dùng nước muối sinh lý rửa lại vết thương nhằm đảm bảo chắc chắn các dị vật đã được loại bỏ hoàn toàn. 

Bước 2: Sát khuẩn vết chốc

Việc sát khuẩn những tổn thương trên da là điều cần thiết để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm và hạn chế tình trạng lây lan sang những vùng da lành xung quanh. 

Phụ huynh có thể chọn các sản phẩm sát khuẩn cho da của trẻ như Chlorhexidine, Povidone Iod, Oxy già… Tuy nhiên, do làn da của trẻ mỏng manh, nhạy cảm nên khi chọn sản phẩm, cha mẹ cần đảm bảo được những yếu tố sau: 

  • Không gây xót hay kích ứng làn da của trẻ.
  • Không ảnh hưởng đến các vùng da lành xung quanh.
  • Sản phẩm an toàn với mọi loại da, kể cả da trẻ sơ sinh.
  • Sản phẩm có khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh. Vì để điều trị bệnh chốc cần dùng thường xuyên.

sát khuẩn vết chốc là cách chăm sóc trẻ bị chốc lây tại nhà

Sát khuẩn vết chốc là cách chăm sóc trẻ bị chốc lây tại nhà

Bước 3: Điều trị chốc bằng thuốc

Chốc là bệnh gây ra bởi vi khuẩn, có tính lây lan khắp cơ thể. Do đó để tiêu diệt triệt để tác nhân gây bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi dùng thuốc để điều trị bệnh chốc ở trẻ em. Phụ huynh cần có sự chỉ định và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc chữa lở loét ngoài da có thể kể đến như: 

  • Kháng sinh bôi ngoài da: thuốc mỡ Mupirocin hoặc kem Acid fusidic, Erythromycin…
  • Kháng sinh điều trị toàn thân: Clindamycin, Vancomycin, Cephalexin…
  • Loratadin là loại thuốc histamin chống ngứa.
  • Với tình trạng chốc lây lan khắp cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh toàn thân như Cefuroxim, Flucloxacillin. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc, tránh tình trạng kháng kháng sinh. 

Bước 4: Ngăn ngừa chốc lan rộng

Khi mắc chốc, ngoài gây lở loét ngoài da; bệnh còn gây ngứa, khó chịu, bức bối và kích thích phản ứng gãi. Khi chà xát mạnh hay gãi sẽ khiến vết thương bị trợt loét, khó lành và dễ để lại sẹo. Không chỉ vậy, để bàn tay vừa gãi vết chốc chạm lên các vùng da lành khác sẽ khiến bệnh lan rộng khắp cơ thể. 

Để hạn chế tình trạng gãi khi ngứa. Sau khi bôi thuốc hoặc dung dịch sát khuẩn, nên dùng băng gạc để khóa kín vùng da tổn thương. Cần thay băng gạc 2 - 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. 

Bước 5: Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý khi trẻ bị bệnh chốc

Trẻ bị chốc không được ăn tôm tránh làm tăng nguy cơ dị ứng

Trẻ bị chốc không được ăn tôm tránh làm tăng nguy cơ dị ứng

Ngoài việc sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần làm giảm tình trạng khó chịu, ngứa ngáy đồng thời hạn chế tình trạng mưng mủ, nguy cơ để lại sẹo trên da. Một số lời khuyên của bác sĩ trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chốc như sau:

  • Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc… để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tăng quá trình tái tạo da, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Nên ăn các thực phẩm có khả năng kháng viêm như mật ong, gừng, nước nha đam… Tuy nhiên, không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. 
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ. 
  • Không nên cho trẻ bị chốc ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ… dễ làm tăng nguy cơ dị ứng, ngứa ngáy.
  • Không cho trẻ ăn rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp. Khiến tình trạng mưng mủ nặng thêm, dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm.
  • Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, đồ cứng hay thức ăn nhiều dầu mỡ. Vì có thể làm tăng sự kích ứng cho da.
  • Hạn chế cho trẻ ăn kẹo ngọt, bánh ngọt, đồ ăn ngọt. Vì đây là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn.

Các phương pháp phòng bệnh chốc lây ở trẻ

Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi từ ngoài về để ngừa nhiễm khuẩn

Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi từ ngoài về để ngừa nhiễm khuẩn

Để phòng ngừa bệnh chốc lở cho trẻ, phụ huynh nên làm theo các bước sau: 

  1. Giữ vệ sinh nhà cửa, sân vườn sạch sẽ. Bởi vi khuẩn liên cầu và tụ cầu là nguyên nhân gây ra bệnh chốc thường được tìm thấy ở môi trường xung quanh. Đồng thời tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi từ ngoài về nhà để ngừa nhiễm khuẩn. 
  2. Không để trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh bởi cảm lạnh, đau họng thường do liên cầu khuẩn gây ra và có thể gây bệnh chốc lở. Nếu bạn là người chăm sóc trẻ nhưng lại bị cảm thì cần mang khẩu trang khi ôm bé. 
  3. Khi trẻ có vết thương hay bị côn trùng cắn, cha mẹ cần lấy miếng gạc mỏng để che vết thương, tránh để trẻ gãi các vết thương gây lở loét, nhiễm trùng. Đồng thời cắt móng tay trẻ thường xuyên cũng là biện pháp bảo vệ hiệu quả. 
  4. Cha mẹ cũng cần cho trẻ dùng vật dụng cá nhân riêng như khăn tắm, quần áo, đồ nấu ăn… Không nên cho trẻ dùng chung đồ với mọi người trong nhà vì nếu trẻ mắc bệnh chốc có thể lây lan nhanh cho người thân trong gia đình. 
  5. Khi trẻ bị cảm, phụ huynh cần giữ mũi trẻ sạch. Giải thích cho lý do này, các chuyên gia cho biết, liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn thường trú tại mũi có thể gây sổ mũi cảm lạnh. Do đó, việc giữ cơ quan này sạch sẽ thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Cách đề phòng lây bệnh chốc cho người khác

cắt móng tay của trẻ bị chốc để tránh tình trạng gãi khi ngứa

Cắt móng tay của trẻ bị chốc để tránh tình trạng gãi khi ngứa

Vì chốc là bệnh có tính truyền nhiễm nhanh. Do đó để giúp ngăn ngừa căn bệnh lở loét ngoài da này sang người khác, phụ huynh nên lưu ý một số điều sau: 

  • Giặt quần áo, ga giường, vỏ gối và khăn tắm của trẻ nhiễm bệnh mỗi ngày. Không dùng chung với mọi người trong gia đình.
  • Sử dụng găng tay khi bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương trên da trẻ và rửa tay lại với xà phòng sau đó.
  • Nhẹ nhàng rửa các vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chốc bằng xà phòng dịu nhẹ hoặc nước muối loãng, sau đó dùng gạc băng lại.
  • Cắt móng tay của trẻ bị chốc để tránh tình trạng gãi khi ngứa khiến trẻ tự làm trầy xước da.
  • Để trẻ ở nhà, không tiếp xúc với người ngoài đến khi bác sĩ xác định trẻ không còn khả năng lây bệnh nữa. 

Có thể thấy, bệnh chốc là bệnh có khả năng lây lan cao, vì vậy mỗi người cần giữ sạch làn da là cách tốt nhất để cho da khỏe mạnh, đề phòng bệnh tật. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện không chỉ đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại mà còn nổi bật với các dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp giúp mang đến sự an toàn, an tâm cho người bệnh. 

Để đăng ký khám và điều trị các bệnh về da liễu trong đó có bệnh chốc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,671

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám