Bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Lê Thảo

18-12-2021

goole news
16

Loãng xương là sự tăng lên của cấu trúc rỗng trong xương làm cho xương yếu đi, kém linh hoạt, nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là do thiếu hụt canxi. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp xương khỏe mạnh, hỗ trợ phục hồi các tổn thương. Bị loãng xương nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được những người bước sang độ tuổi 30 quan tâm. Cùng chuyên gia dinh dưỡng BVĐK Phương Đông giải đáp câu hỏi này nhé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh không có biểu hiện hay triệu chứng gì rõ ràng nên người bệnh không biết mình mắc bệnh. Cho đến khi xương yếu đi, dễ gãy dù chỉ va chạm nhẹ như trẹo chân, vấp ngã khi đi bộ,...

Loãng xương là tình trạng cấu trúc rỗng trong xương tăng lênLoãng xương là tình trạng cấu trúc rỗng trong xương tăng lên

  • Tình trạng giảm mật độ xương khiến cho xương ở cột sống có thể bị xẹp hay còn gọi là gãy lún. Biểu hiện của tình trạng này là đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom, lưng gù.
  • Đau nhức ở đầu xương: một trong những triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở người loãng xương đó là cảm giác đau nhức các đầu xương. Người bệnh thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí là đau nhức như bị kim chích.
  • Đau vùng xương chịu gánh nặng cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,.... Sau chấn thương, cơn đau sẽ lặp lại nhiều lần, âm ỉ và kéo dài. Những cơn đau này sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng hoặc ngồi lâu. Nhưng khi nằm nghỉ sẽ thuyên giảm.
  • Đau cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn gây ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Cơn đau sẽ trở nặng khi người bệnh vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế bất ngờ. Do đó mà những người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện tư thế như cúi gập người, xoay hẳn người,...
  • Với những người ở lứa tuổi trung niên thì loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Những nguy cơ của bệnh loãng xương

Ở châu Âu, cứ nửa phút lại có một người bị gãy xương do loãng xương. Tỷ lệ gãy xương do loãng xương hàng năm cao hơn tỷ lệ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư vú cộng lại.

Theo dự đoán, từ năm 1990-2050, tỷ lệ gãy xương đùi sẽ tăng từ 1,7 triệu người lên đến 6,3 triệu người. Trong đó người châu Á chiếm đến 50%. Bệnh đang trở thành mối nguy hại lớn cho sức khỏe.

Loãng xương có thể khiến người bệnh trở nên tàn phếLoãng xương có thể khiến người bệnh trở nên tàn phế

Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ sau mãn kinh. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí là trở thành người tàn phế.

Việt Nam hiện nay có hơn 4 triệu người bị loãng xương ở cả nam và nữ. Nhưng thường gặp nhất là phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh.

Theo thống kê thì gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất. Biến chứng của bệnh khiến 20% người bệnh tử vong và 50% người bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có thể ngăn ngừa tiến triển nặng bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Sau đây là nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh cần nắm rõ:

  • Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi như phô mai, sữa chua, sữa bò, tôm khô, đậu tương,...
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là canxi.
  • Bổ sung vitamin D và canxi theo nhu cầu của cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn đủ chất béo: Năng lượng do lipid cung cấp chiếm 15-25% tổng năng lượng khẩu phần.

Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị bệnh loãng xươngNguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị bệnh loãng xương

  • Ăn dưới 5 gram muối mỗi ngày.
  • Không ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không hút thuốc, hạn chế rượu, bia, nước có gas.
  • Hạn chế cà phê và trà.
  • Hạn chế các chất làm giảm hấp thu canxi như cà phê, ca cao, sôcôla, nước xương, thực phẩm có nhiều sắt,...

Người bệnh loãng xương nên ăn gì

Thực phẩm chống loãng xương

Cách điều trị bệnh loãng xương tốt nhất chính là duy trì chế độ ăn lành mạnh. Tăng cường thực phẩm chứa dưỡng chất cần thiết cho xương. Cụ thể là canxi và vitamin D. Trung bình mỗi ngày cơ thể cần khoảng 800- 1200mg canxi. Vitamin D có tác dụng hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp chống loãng xương hiệu quả:

  1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa chứa lượng lớn canxi tốt cho xương khớpSữa chứa lượng lớn canxi tốt cho xương khớp

Đây là nhóm thực phẩm giàu canxi quen thuộc và dễ sử dụng. Chúng ta nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, uống 2 ly sữa mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 60% lượng canxi mà cơ thể cần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,... cũng cho tác dụng tương tự. Với hàm lượng lớn canxi, vitamin D, A, B12, kali, magie, protein,... sẽ giúp xương khỏe mạnh, hồi phục nhanh sau loãng xương, phòng ngừa tình trạng yếu xương.

Lưu ý: người bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose không nên uống sữa.

  1. Ăn nhiều hải sản

Hải sản chứa rất nhiều canxi tốt cho sức khỏe người bị loãng xương. Cụ thể như tôm, cua, các loại tép đều là những thực phẩm chứa nhiều canxi và đạm bổ dưỡng. Vừa tốt cho xương vừa có lợi cho cơ thể.

Nên ăn cả xương để hấp thụ được nhiều canxi nhất có thể. Do vậy khi chế biến bạn hãy chú ý nấu kỹ để xương và vỏ ngoài được nhừ.

Chẳng hạn như cá mòi, cá mòi là thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Trong 85gr cá mòi sẽ có lượng canxi tương đương với 1 ly sữa. Vitamin B12 có trong cá mòi nhiều giúp đảm bảo lượng homocysteine trong cơ thể thấp (lượng homocysteine cao làm tình trạng loãng xương phát triển nhanh chóng; gây tổn thương xương và thoái hóa khớp).

Ngoài ra thì chất béo omega 3 trong cá mòi còn góp phần tăng cường sức khỏe xương. Tăng mật độ xương và hỗ trợ hồi phục sau loãng xương.

Một lon cá mòi đóng hộp 100gr chứa khoảng 27% giá trị canxi hàng ngày và khoảng 22% lượng vitamin D.

  1. Trứng

Người loãng xương nên ăn 1 quả trứng mỗi ngàyNgười loãng xương nên ăn 1 quả trứng mỗi ngày

Các loại trứng gà, vịt, chim đều chứa nhiều vitamin D. Ngoài ra trứng còn giàu selen, vitamin, folate và canxi. Chúng đều là những thành phần tốt cho xương. Protein tự nhiên có trong trứng giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Đặc biệt lòng đỏ trứng còn cung cấp các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. Tuy trứng chỉ cung cấp khoảng 6% lượng vitamin cơ thể cần hàng ngày. Nhưng nó dễ hấp thu và chế biến nên được khuyến khích bệnh nhân loãng xương dùng mỗi ngày 1 quả.

  1. Rau xanh

Những loại rau củ tốt cho xương mà bạn nên bổ sung hàng ngày như: súp lơ xanh, cải xoăn, hạt đậu nành, rau bina, cải bó xôi, bắp cải…. Tuy hàm lượng canxi từ rau xanh là thấp. Nhưng sức khỏe của xương dựa vào sự cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như magie, vitamin K. Đây đều là những thành phần phổ biến có trong rau xanh.

Cách để hấp thụ canxi tốt nhất là ăn luộc. Ngoài chống loãng xương thì rau xanh còn cung cấp thêm vitamin D và tốt cho hệ tiêu hóa.

  1. Trái cây và nước ép trái cây

Trái cây chứa nhiều canxi và vitamin nên cần bổ sung hàng ngàyTrái cây chứa nhiều canxi và vitamin nên cần bổ sung hàng ngày

Ngoài rau xanh thì trái cây cũng là thực phẩm chúng ta cần bổ sung hàng ngày. Vì nó cung cấp chất xơ và nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho các hoạt động của cơ thể cũng như tăng sức đề kháng.

Nếu mắc bệnh lý loãng xương, bạn cần tăng cường ăn các loại quả, nước ép quả. Bởi lượng canxi và vitamin có trong hoa quả khá cao.

Các loại quả tốt cho xương phải kể đến như chuối, cam,... có thể ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống 1-2 ly mỗi ngày.

  1. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, magie, thiamine, mangan, phốt pho, protein, niacin, selen. Nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng magie trong ngũ cốc có thể hỗ trợ điều trị, phòng ngừa loãng xương. Các loại ngũ cốc làm từ mầm lúa mạch còn rất tốt cho sức khỏe. 

Những người từ độ tuổi 40 trở lên nên ăn ngũ cốc hàng ngày để bổ sung 25% lượng canxi còn thiếu. Với những bệnh nhân loãng xương, nên dùng 1-2 cốc ngũ cốc mỗi ngày. Dùng ngũ cốc cho bữa sáng hoặc bữa phụ.

  1. Thực phẩm chứa nhiều Omega 3

Omega-3 tốt cho xương khớpOmega-3 tốt cho xương khớp

Omega-3 không chỉ hỗ trợ phòng ngừa loãng xương mà còn hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, gai cột sống,... Những thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm mà bạn có thể bổ sung như: cá thu, cá mòi, cá hồi, quả óc chó, quả bơ,... 

Để thu được cả omega-3 và canxi từ cá. Thì khi chế biến nên nấu thật nhừ để có thể ăn được cả xương. Trường hợp thực đơn hàng ngày không cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết thì có thể bổ sung bằng thực phẩm chức năng và dầu cá.

Người bị loãng xương nên uống sữa gì?

Uống sữa là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loãng xương được áp dụng phổ biến hiện nay. Sữa loãng xương có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất lớn, đặc biệt là canxi được đặc chế một cách đặc biệt giúp cơ thể hấp thu dễ dàng và nhanh chóng.

Người loãng xương nên uống sữa mỗi ngàyNgười loãng xương nên uống sữa mỗi ngày

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa loãng xương với nhiều mức giá khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hoặc tham khảo bác sĩ điều trị để được tư vấn lựa chọn.

Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa từ các loại hạt như sữa đậu nành; sữa óc chó; sữa bắp (ngô); sữa hạt sen; sữa đậu xanh, đậu đỏ; sữa hạt bí;... vừa tốt cho sức khỏe vừa phòng ngừa loãng xương.

Lưu ý khi chọn sữa loãng xương để đảm bảo hiệu quả cũng như tốt cho sức khỏe như:

  • Chọn sữa dễ uống, hợp khẩu vị. Nên chọn sữa có vị thanh mát, không đường hoặc ít đường.
  • Sử dụng sữa ít chất béo.
  • Chọn sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất vừa để bồi bổ sức khỏe vừa tăng cường hấp thụ canxi.

Người bệnh loãng xương kiêng ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho xương khớp thì cũng có những thực phẩm có thể làm cho tình trạng loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn, gây gãy xương. Vậy bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể giải phóng canxi. Khiến xương trở nên giòn yếu. Do vậy người bệnh cần tránh những thực phẩm nhiều muối. Chẳng hạn như khoai tây chiên, xúc xích, gà rán, đồ đóng hộp,...

Bệnh nhân loãng xương cần hạn chế tối ăn đồ ăn nhiều muốiBệnh nhân loãng xương cần hạn chế tối ăn đồ ăn nhiều muối

Chế độ ăn uống ít calo

Thống kê cho thấy, tiêu thụ khoảng 500 calo mỗi ngày có thể mất đi lượng canxi đáng kể. Khiến xương và các mô trở nên yếu, dễ tổn thương. Do đó, nếu cần giảm cân thì người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện phù hợp.

Rượu

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến mật độ khoáng của xương giảm sút. Các nghiên cứu cho thấy, người nghiện rượu nặng có nguy cơ loãng xương cao hơn người không uống rượu thường xuyên.

Caffeine

Trà, cà phê và một vài loại nước uống tăng lực có chứa caffeine. Tiêu thụ quá nhiều caffein trong ngày có thể làm suy giảm sức khỏe xương khiến xương dẫn gãy hơn.

Nước ngọt

Nước ngọt không chỉ có hại có sức khỏe, gây tổn thương thận và xương mà tiêu thụ quá nhiều nước ngọt còn có thể khiến cơ thể bài tiết canxi, gây mất mật độ xương. Do đó, để duy trì sức khỏe xương người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại nước ngọt.

Tiêu thụ dư thừa vitamin A

Cơ thể dung nạp quá nhiều vitamin A có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương và làm tăng nguy cơ gãy xương nếu dư thừa vitamin A.

Cám lúa mì

Cám lúa mì chứa hàm lượng phytate cao có thể gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó người loãng xương nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm này.

Gợi ý Thực đơn cho người bị loãng xương

Theo Tổ chức phòng chống loãng xương quốc tế (IOF), loãng xương đứng thứ 2, sau bệnh tim mạch về nguyên nhân gây bệnh tật. Cứ 3 phụ nữ sẽ có 1 người bị bệnh loãng xương, tỷ lệ này ở nam giới là 1/5.

Tại Việt Nam, bệnh xương khớp đang ngày càng trẻ hóa, chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp tiến triển bệnh chậm đi. Dưới đây là gợi ý về thực đơn cho người loãng xương mà người bệnh có thể tham khảo:

Bữa sáng:

Cần chú trọng bổ sung canxi vừa tốt cho xương khớp vừa điều hòa khả năng miễn dịch cơ thể, đẩy lùi bệnh tật. Bữa sáng bạn có thể ăn hủ tiếu cùng mực tươi, nạc heo kết hợp rau gia vị vừa đủ chất vừa ngon miệng.

  • Bữa phụ sáng:

Ăn uống bình thường chỉ đáp ứng khoảng 500 mg canxi/ngày. Trong khi đó nhu cầu khuyến nghị là 800-1000mg/ngày. Uống sữa sẽ bổ sung lượng canxi thiếu hụt, tránh để cơ thể lấy từ xương dẫn tới gây bệnh. Người trưởng thành nên uống ít nhất 1-2 ly sữa mỗi ngày. Sữa chứa lượng canxi dồi dào lại dễ hấp thu và tiêu hóa.

Bữa trưa:

Bạn có thể ăn cá thu kho (giàu chất đạm, chất béo tốt), canh mồng tơi thịt bằm, rau muống luộc (cung cấp canxi, chất xơ) và thanh long (giàu vitamin C, sắt, chất chống oxy hóa). Những bữa khác bạn cần đổi món để đa dạng thực phẩm.

  • Bữa phụ xế:

Thói quen không uống sữa thường xuyên của người Việt là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hụt canxi và bệnh xương khớp. Bạn có thể uống sữa tươi, ăn sữa chua hoặc phô mai vào bữa phụ xế để cung cấp canxi, lợi khuẩn, vitamin A, D3, nhóm B (B1, B3, B5, B6).

Bữa chiều:

Để khắc phục cảm giác ngán ăn thì bạn nên ăn đậu hũ và thịt cho bữa chiều. Vừa cung cấp và cân bằng đạm, vừa tốt cho sức khỏe và miễn dịch. Đừng quên 1 bát canh bí xanh nấu tôm ra rau bí xào tỏi để cung cấp chất xơ, canxi và cân bằng vị giác. Cuối cùng là tráng miệng bằng hoa quả để bổ sung vitamin C.

Vậy bệnh loãng xương có chữa được không? Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể điều trị để cải thiện, không cho bệnh phát triển nặng hơn.

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh loãng xương

Ngoài ăn uống thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt. Sống lành mạnh, vận động nhiều giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương, lão hóa xương.

Tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe xương khớpTập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe xương khớp

  • Thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải như tập yoga, bơi, đi bộ, đạp xe, thái cực quyền, dưỡng sinh, ...
  • Tránh những bài tập quá mạnh, cần nhiều sức, tránh tập quá lâu. Không chơi những môn thể thao cần chạy nhảy nhiều như bóng đá, bóng chuyền,...
  • Tắm nắng 30 phút mỗi ngày trước 10h sáng để bổ sung vitamin D.

Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến hoạt động của con người. Tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách thì người bệnh có thể sinh hoạt như người bình thường. Với bài viết bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì mà BVĐK Phương Đông đưa ra ở đây, mong rằng sẽ giúp người bệnh an tâm hơn trong điều trị cũng như mang lại hiệu quả cao.

Khám sức khỏe xương khớp tại BVĐK Phương Đông Khám sức khỏe xương khớp tại BVĐK Phương Đông

Trung tâm cơ xương khớp BVĐK Phương Đông tập hội đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm làm việc tại các bệnh viện lớn. Cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo thăm khám nhanh chóng, chẩn đoán bệnh chính xác, phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn. Nếu có câu hỏi thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về khám chữa bệnh xương khớp, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline: 1900 1806 của bệnh viện để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,798

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám