Bệnh mạch vành là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là tình trạng tắc nghẽn mạch vành. Trong đó, bệnh mạch vành 3 nhánh là một trong những trường hợp tắc nghẽn mạch vành cần được lưu tâm nhất. Vậy bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết sau.
Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì?
Động mạch vành là hệ thống mạch máu có nhiệm vụ cung cấp máu giàu dinh dưỡng và oxy đến nuôi tim. Chính vì vậy, tim cần được bổ sung đầy đủ năng lượng để co bóp và bơm máu đến các tế bào, cơ quan trong cơ thể.
Hệ thống mạch vành thống mạch vành gồm 2 nhánh chính gồm: Động mạch vành phải và động mạch vành trái. Trong đó, động mạch vành trái có một đoạn khoảng 1- 3cm giữa động mạch phổi và tâm nhĩ trái, sau đó rẽ hai nhánh gồm động mạch liên thất trước và động mạch mũ.
Chính vì vậy, hệ thống động mạch vành được chia làm 3 nhánh chính, bao gồm:
- Động mạch vành phải.
- Động mạch vành liên thất trước.
- Động mạch vành mũ.
Bệnh mạch vành 3 nhánh là tình trạng cả 3 nhánh của động mạch vành đều bị tắc nghẽn, gây khó khăn cho hoạt động lưu thông máu, khiến tim không được cung cấp lượng máu cần thiết, từ đó khiến cơ tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bệnh mạch vành 3 nhánh là tình trạng cả 3 nhánh của mạch vành đều bị tắc nghẽn
Đối tượng nào dễ mắc bệnh mạch vành 3 nhánh?
Bệnh mạch vành 3 nhánh gây tắc nghẽn nhánh chính mạch động vành thường gặp ở một số đối tượng sau:
- Người cao tuổi.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người có tiền sử tăng huyết áp.
- Người sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia,...
Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành 3 nhánh
Nguyên nhân chính gây mắc bệnh mạch vành 3 nhánh là do các mảng xơ vữa hình thành và bám vào lòng mạch. Các mảng xơ vữa này có thành phần chính là cholesterol, chúng khiến lòng mạch bị hẹp, đồng thời làm dày và cứng thành mạch. Khi các mảng bám này tích tụ làm cho máu khó lưu thông trong lòng mạch, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Do tuổi tác: Thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi.
- Có tiền sử mắc bệnh trong gia đình: Người mắc bệnh mạch vành thường có người thân trong gia đình mắc bệnh tương tự.
- Mắc các bệnh lý khác liên quan: Có nhiều bệnh lý liên quan đến quá trình chuyển hóa và huyết áp khiến tăng nguy cơ mắc bệnh, điển hình như béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường,....
Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Những triệu chứng thường gặp của bệnh
Khi mắc bệnh mạch vành 3 nhánh, người bệnh sẽ gặp triệu chứng điển hình là những cơn đau thắt ngực. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số biểu hiện sau:
- Có cảm giác bị chèn ép ở vùng ngực và tim.
- Vùng ngực nóng rát.
- Đau ran ở vùng ngực, có thể lan ra cổ, hàm, bả vai và tay.
- Có cảm giác đầy bụng.
- Khó thở.
- Mệt mỏi.
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- …
Tắc nghẽn cả 3 mạch vành có nguy hiểm không?
Tình trạng tắc nghẽn cả 3 mạch vành của động mạch vành khiến lượng máu cung cấp đến tim bị thiếu hụt nghiêm trọng. Mặc dù vậy, các triệu chứng của bệnh mạch vành 3 nhánh không quá rõ ràng mà tiến triển âm thầm trong nhiều năm khiến người bệnh không phát hiện sớm.
Trong thời gian đầu, bệnh nhân gặp các triệu chứng phổ biến như đau ngực, tức ngực nhưng thường chủ quan bỏ qua. Sau dần, bệnh tiến triển trong thời gian dài và dẫn đến suy tim. Người bệnh có thể gặp tình trạng nhồi máu cơ tim cấp cao, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới 62%.
Tắc nghẽn 3 mạch vành có thể gây tử vong cho người bệnh
Xem thêm:
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh mạch vành 3 nhánh cần thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Bằng các phương pháp chẩn đoán này, giúp bác sĩ xác định chính xác bệnh lý mà người bệnh gặp phải, loại bỏ các nguy cơ mắc bệnh khác và giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp khác nhau.
Chẩn đoán lâm sàng bệnh
Người bệnh xuất hiện các cơn đau thắt ngực điển hình hoặc không điển hình. Cơn đau thắt kèm đau vùng ngực, xương ức, có cảm giác nóng ran. Tình trạng đau sẽ càng tăng khi hoạt động gắng sức và giảm hoặc hết hẳn khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc.
Nếu đau ngực đi kèm với 2 dấu hiệu trên thì đó là đau thắt ngực không điển hình. Ngoài ra, có một số trường hợp có cơn đau thắt ngực nhưng không kèm bất kỳ dấu hiệu nào khác.
Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh
Ngoài việc thăm khám dựa trên các triệu chứng lâm sàng, để xác định chính xác tình trạng bệnh cần phát thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. Cụ thể gồm:
- Điện tâm đồ: Xác định tình trạng thiếu máu cơ tim do tắc nghẽn mạch vành gây ra.
- Siêu âm tim: Đánh giá tình trạng thiếu máu của cơ tim, phát hiện các bệnh lý tim mạch khác.
- Chụp CT: Xác định mức độ tắc hẹp động mạch vành với độ chính xác cao mà không ảnh hưởng đến tim và hệ thống mạch vành.
- Chụp MRI: Thường được sử dụng khi thực hiện chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, hở van tim, suy tim,...
Chụp MRI giúp phát hiện các vấn đề về tim mạch
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Với trường hợp mắc bệnh mạch vành 3 nhánh có tình trạng thu hẹp và chưa gây tắc nghẽn diện rộng, các triệu chứng chưa gây khó chịu hoặc nguy hiểm cho người bệnh có thể điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để kê đơn thuốc giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ,...
Đối với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành 3 nhánh nặng, bị tắc nghẽn mạch nhiều, lượng máu nuôi dưỡng cơ tim bị thiếu hụt nghiêm trọng hoặc không đạt hiệu quả khi điều trị nội khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số biện khác can thiệp khác để tái tạo dòng máu nuôi tim.
Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe và giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt, lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý như:
- Ăn nhạt, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối để ổn định huyết áp.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia,...
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời không sử dụng các loại chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ,...
- Thường xuyên luyện tập thể dục, nên lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng
Bệnh mạch vành 3 nhánh là bệnh lý về tim mạch khá nguy hiểm, có thể gây ra đột quỵ, tử vong. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng không quá rõ ràng nên nhiều người chủ quan, hầu hết phát hiện bệnh khi đã tiến triển. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời rất quan trọng đối với người bệnh mắc bệnh mạch vành 3 nhánh.
Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh mạch vành 3 nhánh. Hãy chủ động thăm khám bệnh định kỳ và xây dựng chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa sớm bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Nếu Quý khách mong muốn khám các bệnh lý về Tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành 3 nhánh có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại . Nhân viên bệnh viện sẽ nhanh chóng liên hệ tự vấn và hỗ trợ đặt lịch hẹn với chuyên gia.