Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là hai bệnh lý hô hấp phổ biến, có nhiều triệu chứng tương đồng, nhưng lại có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Việc phân biệt đúng hai bệnh này là vô cùng quan trọng để đảm bảo người bệnh được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về sự khác biệt này.
Khái quát về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một nhóm bệnh phổi tiến triển gây cản trở lưu thông không khí trong phổi, từ đó dẫn đến khó thở. Hai dạng chính của COPD là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng:
- Viêm phế quản mạn tính: Viêm đường thở kéo dài dẫn đến ho và tiết dịch nhầy nhiều hơn.
- Khí phế thũng: Tổn thương các túi khí (phế nang) trong phổi làm giảm sự trao đổi oxy và CO2.
Xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Tại một số khu vực, việc sử dụng nhiên liệu sinh khối phổ biến như gỗ, cỏ, và các loại vật liệu hữu cơ khác cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ mắc COPD trong cộng đồng..
Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình và nặng đứng cao nhất trong ba khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Theo kết quả điều tra sơ bộ về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2020, được thực hiện bởi Bộ Y tế, phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới và Tổng cục Thống kê, có khoảng 3,1% người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 69 từng được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ mắc COPD ở người trên 40 tuổi là khoảng 11,7%, tương đương 384 triệu bệnh nhân, với 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Dự báo đến năm 2060, số ca tử vong do COPD có thể tăng lên đến 5,4 triệu ca.
Bệnh hen phế quản
Hen phế quản (Asthma) là một bệnh lý mãn tính của đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm mãn tính trong đường thở, làm cho đường thở trở nên nhạy cảm và phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng, môi trường hoặc nhiễm trùng. Điều này dẫn đến các triệu chứng như ho, khó thở, khò khè và tức ngực. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ khác nhau, tần suất các triệu chứng xuất hiện có thể thường xuyên hoặc không, đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như khói bụi, thời tiết lạnh.
Phân biệt tình trạng bệnh hen phế quản
Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 300 triệu người, tuy nhiên có sự khác biệt về số lượng ca bệnh giữa các quốc gia và khu vực.
- Châu Âu: Ước tính khoảng 7-10% dân số mắc hen phế quản. Đa số là ở trẻ em.
- Châu Mỹ: Khoảng 8,3%, với người da đen và gốc Tây Ban Nha có nguy cơ mắc cao hơn.
- Châu Á: Tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng tại các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, do ô nhiễm không khí gia tăng và các yếu tố môi trường thay đổi.
- Châu Phi: Tương đối thấp, nhưng tỷ lệ tử vong do hen lại cao hơn do hạn chế trong tiếp cận điều trị và chăm sóc y tế.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen phế quản đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và công nghiệp do ô nhiễm không khí, khói bụi và điều kiện môi trường sống thay đổi. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3,9% dân số, với hơn 4 triệu người mắc bệnh. Bệnh hen phế quản phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, nhưng tỷ lệ mắc ở trẻ em có xu hướng cao hơn. Đặc biệt khi tình trạng bệnh không được kiểm soát tốt.
Xem thêm:
Phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Giống nhau: Cả hai bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đều liên quan đến tình trạng viêm và nghẽn đường thở dẫn đến tình trạng ho, khó thở. Bên cạnh đó, cả hai bệnh đều không có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ hạn chế tình trạng bệnh trong thời gian ngắn.
|
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
|
Bệnh hen phế quản
|
Nguyên nhân
|
- Do vi khuẩn Haemophilus, Streptococcus, Pneumoniae, Mora catarrhalis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,...
- Do virus từ cúm, rhinovirus, virus hợp bào hô hấp.
- Tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí, khói bụi nghề nghiệp.
- Do hút thuốc lá, thuốc lào (chủ động và bị động)
- Do thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, một protein bảo vệ phổi. Đây là một nguyên nhân di truyền hiếm gặp của COPD.
|
- Do yếu tố di truyền, tiền sử cá nhân hoặc thành viên trong gia đình từng mắc bệnh.
- Do thói quen hút thuốc.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí ngoài trời (nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông, khói bụi,...) và trong nhà (khói nấu nướng, nhang, nến).
- Bị dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông động vật.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Hít phải các chất tẩy rửa, chất khử trùng,...
- Bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,...
- Do thuốc như aspirin, penicillin,...
|
Triệu chứng
|
- Ho, khó thở tăng cao, khạc đờm thấy màu sắc bất thường.
- Đau ngực.
- Mệt mỏi.
- Tim đập nhanh, loạn nhịp.
- Sốt, rối loạn tri giác, mất ngủ,...
=> Bệnh tiến triển từ từ, không hồi phục hoàn toàn nên cần được theo dõi và điều trị liên tục để kiểm soát triệu chứng.
|
- Khó thở, khò khè, thở ra. Cơn đau thường về đêm, theo mùa.
- Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan,...
- Tức ngực
=> Có thể kiểm soát các cơn hen và làm giảm triệu chứng với các biện pháp điều trị và yếu tố gây kích ứng.
|
Điều trị
|
- Điều trị tình trạng bệnh theo từng cấp độ từ nhẹ - trung bình - nặng - rất nặng.
Sử dụng các thuốc giãn phế quản và Corticosteroid dạng khí dung để giảm triệu chứng.
- Tự thở bằng máy oxy tại nhà, duy trì SpO2 mức 90-92%.
- Hạn chế vận động mạnh.
- Không tiếp xúc với khói thuốc và môi trường ô nhiễm.
|
- Sử dụng corticosteroid dạng hít (ICS) và thuốc đồng vận beta 2 tác dụng kéo dài (LABA) để giảm tắc nghẽn cũng như viêm trong cơn hen.
- Thuốc chống viêm để ngăn ngừa tái phát.
- Tránh các yếu tố kích ứng như phấn hoa, khói thuốc,...
- Theo dõi tình trạng theo chỉ định bác sĩ.
|
Mặc dù cả hai bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đều ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, nhưng việc nhận biết sự khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ sẽ giúp người bệnh có hướng chăm sóc phù hợp. Từ đó giúp kiểm soát tình trạng bệnh và giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng.
>>> Liên hệ tư vấn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản thông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
Một số câu hỏi liên quan
Câu 1: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản có tính di truyền không?
- Đối với bệnh COPD: Có tính di truyền nhưng chủ yếu là do yếu tố môi trường (đặc biệt là hút thuốc lá). Thiếu hụt Alpha-1 antitrypsin là yếu tố di truyền chủ yếu liên quan đến COPD.
- Đối với bệnh hen phế quản: Có tính di truyền cao hơn, với nhiều yếu tố gen liên quan đến hệ miễn dịch. Yếu tố môi trường, đặc biệt là dị ứng và ô nhiễm, cũng góp phần lớn trong việc gây bệnh.
Nhìn chung, cả COPD và hen đều có các yếu tố di truyền và môi trường, nhưng mức độ ảnh hưởng của di truyền ở hen phế quản rõ rệt hơn.
Câu 2: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản điều trị tại nhà được không?
Bệnh nhân COPD và hen phế quản có thể kiểm soát bệnh tại nhà, tuy nhiên sẽ có một số lưu ý như sau:
- Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dừng hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
- Theo dõi triệu chứng bùng phát hoặc cơn hen cấp là rất quan trọng. Nếu có dấu hiệu xấu đi, cần đến cơ sở y tế ngay.
- Các bài tập thở giúp tăng cường chức năng phổi và cải thiện hiệu quả hô hấp.
Kết luận
Phân biệt giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là bước quan trọng để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được tư vấn và hỗ trợ điều trị đúng cách, đảm bảo sức khỏe đường hô hấp tốt hơn.