Chuyên gia giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có lây không?

Nguyễn Thị Vân Anh

20-07-2022

goole news
16

Bệnh hen suyễn là tình trạng viêm phế quản nặng và co thắt khiến người bệnh thở gấp, rít lên từng hơi, thở khò khè,... Nhiều người lo lắng không biết liệu bệnh hen suyễn có lây không, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin làm rõ.  

Hen suyễn là gì?

Muốn biết bệnh hen suyễn có lây không thì chúng ta cần tìm hiểu hen suyễn là gì? Hen suyễn là một bệnh viêm phế quản mạn tính ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Nếu không được chẩn đoán, xử trí và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Trong hen suyễn, đường thở tăng tính phản ứng và bị viêm mạn tính. Khi có các tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình trạng viêm nặng, sưng phù, tiết dịch nhầy và có thắt khi gặp những chất kích thích gây cản trở không khí lưu chuyển gây nên tình trạng thiếu oxy, khó thở ở người mắc.

Hen suyễn là bệnh viêm phế quản mạn tính 

Hen suyễn là bệnh viêm phế quản mạn tính 

Nếu người bệnh gặp phải triệu chứng nghiên trọng, có thể cần được can thiệp y tế khẩn cấp và nhập viện để theo dõi và điều trị. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị bất tỉnh, thậm chí tử vong nếu không được sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí hoặc điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn 

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng bệnh hen suyễn có thể gây ra bởi yếu tố di truyền và môi trường. 

Di truyền

Theo nghiên cứu cho biết, có hơn 30 gen di truyền có liên quan tới hen suyễn. Đối với trẻ em nhận một gen của bố hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ hen suyễn khác nhau. Đối với người mẹ mắc bệnh hen suyễn, con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với bình thường, và gấp 2,5 lần nếu người bố mắc bệnh. 

Dị ứng

Có rất nhiều tác nhân có khả năng kích thích cơn hen suyễn, một trong số đó là các chất kích ứng trong môi trường. Không phải người bệnh bị hen cũng dị ứng và ngược lại, một số loại hen suyễn và dị ứng hô hấp có liên quan đến một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). Hệ thống miễn dịch này được tạo ra để phản ứng với chất gây dị ứng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các phản ứng dị ứng có thể ảnh hưởng tới mắt, mũi, họng, phổi và da. 

Sinh non

Tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng 15 triệu trẻ em sinh non mỗi năm (trước 37 tuần) có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn so với trẻ đủ tháng. Bởi khi trẻ được sinh, các chức năng về hô hấp chưa hoàn thiện đặc biệt là phổi cùng với sức đề kháng kém khiến nguy cơ trẻ mắc cao hơn 50% so với bình thường.

Sinh non làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn 

Sinh non làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn 

Béo phì 

Béo phì khiến khối lượng mỡ ở thành ngực, bụng căng lên làm giảm tính đàn hồi của thành phổi và ngực, khiến giảm dung lượng cân nặng và giảm thể tích dự trữ thở ra, các cơ trơn bao quanh phế quản trở lên ngắn. Theo nghiên cứu của Mỹ, những người béo phì mắc hen suyễn thường khó kiểm soát triệu chứng hen, phải nhập viện nhiều hơn các bệnh nhân hen khác đến 5 lần. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bệnh nhân hen béo phì giảm cân thì triệu chứng hen cũng giảm, ít phải dùng thuốc và nhập viện hơn.

Các yếu tố làm bộc phát cơn hen suyễn

Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau gây bộc phát cơn hen suyễn ở người bệnh như:

  • Các chất gây dị ứng: Những chất này có thể từ trong không khí như khói thuốc lá, bụi bẩn, ngoài ra còn có các loại thực phẩm như sữa, thịt gà, đậu phộng và một số loại hải sản khác.
  • Bệnh nhiễm khuẩn đường mũi - họng: Chẳng hạn như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi. 

Nhiễm khuẩn đường tai mũi họng làm bộc phát cơn hen suyễn ở người bệnh 

Nhiễm khuẩn đường tai mũi họng làm bộc phát cơn hen suyễn ở người bệnh 

  • Yếu tố tâm lý: Khi người bệnh cảm thấy căng thẳng quá mức, chấn thương tâm lý và rối loạn tình dục khiến nhịp tim đập nhanh, thở gấp khi đó cơn hen suyễn sẽ bộc phát.
  • Yếu tố hóa học - vật lý: Chẳng hạn như khói xăng dầu, mùi nước sơn, bụi kim loại khiến mũi người bệnh bị kích ứng, cơn hen sẽ bộc phát gây cản trở đường thở.

Dấu hiệu của cơn hen suyễn nặng

Bệnh hen suyễn có lây không và khi diễn tiến nặng thường có những biểu hiện như thế nào? Thông thường khi xuất hiện cơn hen suyễn trở nặng, người bệnh sẽ có dấu hiệu dưới đây:

  • Khó thở, không nằm được mà phải ngồi thư thái trước để thở.
  • Phổi xuất hiện nhiều ran rít, đặc biệt là khi hít vào và thở ra.
  • Thở nhanh, gấp.
  • Tụt SpO2 dưới 90%.
  • Nhịp tim đập loạn, đập nhanh.
  • Nói từng từ khó.
  • Tinh thần bị kích thích, vã mồ hôi, cơ thể tím tái.
  • Co kéo các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, cơ cánh mũi, cơ ức đòn chũm.
  • Xuất hiện dấu hiệu huyết áp tăng bất thường hoặc suy tim.

Các dấu hiệu trên là những triệu chứng của bệnh hen nặng và nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu này cần được đi xử lý, cấp cứu ngay để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

Giải đáp thắc mắc hen suyễn có lây không?

Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, chất lượng đời sống của bệnh nhân. Do vậy, nhiều người bệnh bị hen suyễn thường thắc mắc bệnh hen suyễn có bị lây không và lo lắng khi họ có thể lây sang người thân xung quanh thông qua sinh hoạt, hoạt động hằng ngày. 

Giải đáp thắc mắc hen suyễn có lây không?
Giải đáp thắc mắc hen suyễn có lây không?

Bệnh hen suyễn trên thực tế không lây vì đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm, không do vi khuẩn hay virus gây ra, bệnh thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn. Vì vậy, bạn đừng e ngại khi sử dụng chung đồ sinh hoặc hay ăn uống chung với người mắc hen suyễn. 

Phương pháp phòng ngừa bệnh hen suyễn 

Bên cạnh việc thăm khám, điều trị ngay khi khởi phát bệnh lý, các biện pháp phòng tránh được khuyến cáo nên thực hiện để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc. Nguyên tắc trong phòng ngừa bệnh hen suyễn là cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với tác nhân gây bộc phát cơn hen như: 

  • Hẹn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa,...
  • Tránh các thực phẩm người bệnh dị ứng.
  • Phòng tránh, bảo vệ đường hô hấp khỏi nhiễm khuẩn.
  • Không làm việc quá sức, căng thẳng, tránh âu lo.

Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ là phương thuốc đặc biệt hữu hiệu giúp phòng tránh các bệnh lý nói chung và bệnh hen suyễn nói riêng. Ngoài ra, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách để có thể phát hiện sớm nhất các vấn đề bất thường về sức khỏe, nhờ đó kịp thời đưa ra biện pháp điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn vẫn cần thêm thông tin chi tiết về bệnh hen suyễn có lây không, lây qua đường nào,... thì có thể liên hệ, đặt lịch tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua số hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,525

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Tag: Hen suyễn

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám