Bệnh sởi ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bích Ngọc

23-08-2024

goole news
16

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường lây qua những giọt bắn và bề mặt dính virus, vì vậy bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Chủ yếu những ca mắc bệnh thường là trẻ em, tuy nhiên người lớn không nên chủ quan vì bệnh vẫn xuất hiện ở người lớn. Thậm chí, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bệnh sởi ở người lớn qua bài viết sau. 

Bệnh sởi là gì? Người lớn có mắc sởi hay không?

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi thuộc chi Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Thông thường, bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp thông qua những giọt bắn có chứa virus từ người này sang người khác. 

Vì có khả năng lây lan mạnh, dù đã có vaccine phòng bệnh nhưng số trường hợp mắc bệnh vẫn có xu hướng tăng theo hàng năm, chủ yếu là trẻ em và người lớn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm nhưng chưa đủ số mũi. 

Bất cứ đối tượng nào đều có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa tiêm phòng đầy đủBất cứ đối tượng nào đều có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa tiêm phòng đầy đủ

Có nhiều người lớn cho rằng bệnh sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em. Nhưng trên thực tế, người lớn hoàn toàn có thể mắc bệnh sởi, bất kỳ đối tượng chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ đều có nguy cơ bị lây nhiễm virus sởi và mắc bệnh. 

Hơn nữa, bệnh sởi ở người lớn thường có xu hướng diễn biến nặng hơn so với trẻ em. các triệu chứng bệnh ở người lớn thường nhẹ và khó phát hiện hơn so với trẻ. Bởi khó phát hiện nên dễ dàng lây lan mạnh do sự chủ quan, tăng nguy cơ bùng dịch trong cộng đồng. 

Những dấu hiệu của bệnh sởi ở người lớn

Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sởi ở người lớn là việc quan trọng trong quá trình điều trị kịp thời và ngăn chặn lây lan trong cộng đồng. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở người lớn như:

  • Sốt cao, mệt mỏi và đau đầu: Sốt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, cơn sốt kéo dài khoảng 4-7 ngày và có thêm những triệu chứng khác. 
  • Viêm đường hô hấp: Xuất hiện tình trạng đau họng, ho khan, ngạt mũi,...
  • Viêm kết mạc mắt: Có hiện tượng cộm mắt, đỏ mắt, cộm mắt, sưng nề mi mắt,... 
  • Phát ban sau 3- 4 ngày: Các nốt ban đỏ xuất hiện trên da trên khắp cơ thể. Đến khi ban mọc hết toàn thân thì cơn sốt cùng giảm dần. 

Ngoài ra, trên cơ thể cũng xuất hiện những hạt trắng có tên là Koplik cũng là dấu hiệu của bệnh sởi. Chúng thường có kích thường 0.5-1mm, thường mọc ở trong khoang miệng, niêm mạc má của người bệnh. Sau khoảng 2- 3 ngày xuất hiện Koplik, cơ thể sẽ bắt đầu phát ban. 

Xuất hiện các nốt ban đỏ trên da khắp cơ thể là dấu hiệu của bệnh sởiXuất hiện các nốt ban đỏ trên da khắp cơ thể là dấu hiệu của bệnh sởi

Xem thêm:

Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không?

Bệnh sởi khi được phát hiện và điều trị sớm thường không gây ra nguy hiểm, có thể khỏi trong 7- 10 ngày. Tuy nhiên, khi không được điều trị, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. 

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở người lớn như: 

  • Biến chứng tai - mũi - họng và vùng khoang miệng: Thông thường chúng sẽ xảy ra ở giai đoạn đầu của sởi, thường hết cùng lúc với ban. Ngoài ra, chúng có thể xảy ra ở giai đoạn muộn do tình trạng bội nhiễm. 
  • Biến chứng đường hô hấp: Có thể kể đến như viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm thanh quản,... thường xuất hiện sau hoặc cuối giai đoạn phát ban và khi bội nhiễm. Chúng có thể khiến người bệnh ho, sốt, khó thở, tím tái,...
  • Biến chứng viêm phổi: Ở trường hợp nặng, virus sởi có thể xâm lấn nhiễm trùng phổi, dẫn đến viêm phổi. Chúng khiến miễn dịch hô hấp suy giảm, tạo điều kiện cho tác nhân khác tấn công. Biến chứng này thường xuất hiện muộn, sau khi phát ban hoặc trong khi phát ban. 
  • Biến chứng viêm loét giác mạc: Thường gặp ở người suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin A. Bệnh có thể loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc, làm mủ trong nhãn cầu,.... khiến giảm thị lực dẫn đến mù vĩnh viễn.
  • Viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp: Đây là một biến chứng nguy hiểm, khả năng tử vong cao cao. 

Ngoài ra, có một số biến khác cũng có thể xảy ra như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,... Đối với thai phụ, bệnh phổi gây ra nhiều biến chứng tiềm ẩn, đặc biệt có thể sảy thai nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với thai nhi lớn, sởi có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu.

Phụ nữ đang mang thai bị sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến thai nhiPhụ nữ đang mang thai bị sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến thai nhi

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Thông thường, bệnh sởi ở người lớn cần chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng để có kết quả chính xác. Việc chẩn đoán sớm và chính xác rất quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa lây lan. 

Hiện nay, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, điều trị bệnh sởi cần tuân thủ theo nguyên tắc: Điều trị triệu chứng kết hợp chế độ chăm sóc, vệ sinh và dinh dưỡng hợp lý. 

Khi người bệnh bị sốt cao, cần phải hạ sốt nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol để đưa thân nhiệt về mức ổn định. Hơn nữa, không nên chủ quan dù người bệnh đã hạ sốt và nốt phát ban lặn dần. Người bệnh bị sởi vẫn cần theo dõi thân nhiệt khi: 

  • Đã hạ sốt nhưng sau đó sốt trở lại. 
  • Các ban đỏ trên da hết nhưng vẫn còn sốt. 

Điều trị sởi cần kết hợp điều trị triệu chứng và chăm sóc, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lýĐiều trị sởi cần kết hợp điều trị triệu chứng và chăm sóc, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý

Các cơn sốt xuất hiện trở lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, luôn đảm bảo người bệnh uống đủ nước, nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh gió và đắp chăn dày. 

Bệnh nhân phải vệ sinh cơ thể và răng miệng sạch sẽ. Ngoài ra, bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày để giảm các biến chứng nguy hiểm.

Đồng thời, bệnh nhân sởi cần được cách ly chăm sóc dù điều trị tại nhà. Vì bệnh có thể bùng phát thanh dịch nên người bệnh nên hạn chế gặp gỡ, tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. 

Khi có những biến chứng nguy hiểm bởi bệnh sởi, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện. Không tự ý điều trị tại nhà để tránh ảnh hưởng đến tính mạng và bùng phát dịch. 

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở người lớn

Để ngăn ngừa bệnh sởi ở người lớn, một số biện pháp cần thực hiện như: 

  • Hạn chế tiếp xúc: Khi đến các địa điểm đông người hoặc trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn cần đeo khẩu trang. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Tắm rửa và vệ sinh răng miệng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn. Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. 
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh: Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Tiêm phòng vaccine sởi: Tiêm phòng sởi sẽ ngăn ngừa bệnh sởi ở người lớn và trẻ. Đây là biện pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả lên tới 95%. 

Tiêm vaccine sởi là biện pháp ngăn ngừa an toàn và hiệu quả cao Tiêm vaccine sởi là biện pháp ngăn ngừa an toàn và hiệu quả cao 

Bệnh sởi ở người lớn là vấn đề không nên chủ quan vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời là điều cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và cộng đồng. Ngoài ra, tiêm vaccine phòng ngừa sởi là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh sởi ở người lớn. Khi bệnh có những diễn biến nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc gọi tới hotline 1900 1806 của Phương Đông để được điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
747

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám