Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? Đây thường là câu hỏi của đại đa số người Việt Nam vào mỗi mùa dịch sốt rét. Chủ yếu bệnh sốt rét lây truyền qua tác nhân muỗi Anopheles. Các triệu chứng của sốt rét từ nặng đến nhẹ đều nguy hiểm. Qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp giải đáp thắc mắc về “bệnh sốt rét lây qua đường nào và tác nhân gây ra bệnh sốt rét.”
Bệnh sốt rét có lây không?
Bệnh sốt rét CÓ thể lây từ người qua người. Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 thì bệnh sốt rét là một loại bệnh truyền nhiễm nhóm B. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do muỗi chứa ký sinh trùng gây bệnh Plasmodium.
Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với sự phát triển của muỗi nên loại côn trùng này là tác nhân chính truyền bệnh sốt rét tại nước ta.
Từ đây cũng giải đáp luôn cho quý bạn biết được thông tin: “Bệnh sốt rét thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nào?”
Sốt rét là một loại bệnh truyền nhiễm với tác nhân là muỗi Anopheles
Các tác nhân gây bệnh sốt rét
Để hiểu hơn về bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? Thì phải nắm được các trung gian truyền bệnh sốt rét lây lan đó là các ký sinh trùng sốt rét ở trong muỗi Anopheles. Ký sinh trùng sốt rét thuộc loại Plasmodium, thường gồm các chủng:
- Plasmodium Falciparum là loại ký sinh trùng sốt rét chủ yếu gây bệnh ở Việt Nam. Chiếm khoảng 70-80% tổng số ca mắc. Điều này là do chúng phát triển mạnh mẽ trong môi trường khí hậu nóng ẩm.
- Plasmodium Vivax có độ phổ biến thấp hơn, chiếm khoảng 20-30% số ca mắc. Thường xuất hiện nhiều ở những nơi có khí hậu lạnh.
- Plasmodium Malaria hiếm gặp ở Châu Á do khả năng sinh trưởng kém trong môi trường nóng ẩm.
- Plasmodium Ovale rất hiếm xuất hiện tại Việt Nam.
Các ký sinh trùng sốt rét có trong muỗi Anopheles và tại Việt Nam có 3 loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét chủ yếu:
- Anopheles minimus: Hoạt động ở vùng đồi núi, rừng núi ở toàn quốc.
- Anopheles dirus: Hoạt động chủ yếu ở khu vực rừng cây. Ngoài ra có thể phát hiện ở các khu trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Anopheles epiroticus: Hoạt động nhiều ở vùng biển nước lợ và vùng phia Nam.
Các biến thể của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium.
Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?
Trung gian truyền bệnh sốt rét như thế nào?
Con đường lây truyền bệnh sốt rét thường qua đường cắn của muỗi. Đặc biệt là muỗi hoạt động vào ban đêm và sáng sớm thì có nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn.
Khi muỗi cắn người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét, bản thân nó sẽ bị nhiễm bệnh và chuyển giao ký sinh trùng nhiễm bệnh sốt rét cho người tiếp theo mà nó cắn. Bệnh sốt rét không thể truyền trực tiếp từ người này sang người khác mà không có trung gian truyền bệnh.
Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
Khi bị muỗi chứa ký sinh trùng sốt rét cắn, ký sinh trùng trước tiên xâm nhập vào máu, sau đó di chuyển đến gan. Trong gan, chúng phát triển trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần trước khi quay trở lại hệ thống máu. Đây là lúc mà các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện và đòi hỏi sự can thiệp điều trị ngay lập tức. Mặc dù hiếm khi xảy ra, bệnh sốt rét cũng có thể lây truyền thông qua truyền máu qua việc sử dụng chung kim tiêm.
Sốt rét lây truyền qua đường cắn của muỗi Anopheles
Mùa truyền bệnh sốt rét hoạt động mạnh nhất
Mùa truyền bệnh sốt rét tại nước ra có sự thay đổi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và ngoài ra ảnh hưởng bởi hoạt động thời vụ của người dân.
Các hoạt động canh tác, chăn nuôi có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của muỗi. Ảnh hưởng này có thể làm gia tăng muỗi truyền bệnh nếu môi trường ẩm thấp, hoặc có thể giảm thiểu khả năng lây nhiễm nếu môi trường sạch sẽ.
Ngoài ra mua truyền bệnh cũng dựa theo đặc điểm của các loại muỗi Anopheles tại Việt Nam:
- Anopheles minimus: Mùa truyền bệnh sốt rét chủ yếu vào đầu và cuối mùa mưa.
- Anopheles dirus: Xu hướng lan truyền bệnh sốt rét trong suốt mùa mưa.
- Anopheles epiroticus: Xu hướng lan truyền bệnh quanh năm.
Bệnh sốt rét ở Việt Nam lây truyền mạnh giai đoạn nào?
Tại Việt Nam, với việc 2 miền Nam Bắc có khí hậu khác nhau nên bệnh sốt rét cũng sẽ có sự khác biệt.
- Miền Bắc: Bệnh sốt rét có xu hướng gia tăng thành dịch vào thời điểm tháng 4-5 và tháng 9-10. Đây là thời điểm đầu và cuối mùa mưa rất thích hợp cho sự phát triển của loài muỗi. Ngoài ra, những tháng còn lại người dân vẫn có thể mắc sốt rét nhưng số lượng ít hơn và không gây ra dịch.
- Miền Nam: Bệnh sốt rét có quanh năm nhưng vào mùa mưa thì có xu hướng gia tăng nhiều hơn.
Khí hậu tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các loài muỗi phát triển quanh năm. Chính vì vậy mà người Việt Nam có thể mắc sốt rét bất cứ khi nào.
Ngoài ra nhiệt độ cũng góp phần trong việc phát triển ký sinh trùng sốt rét. Nhiệt độ càng ấm thì thời gian ủ bệnh sẽ càng nhanh hơn và phát bệnh nhanh hơn. Điều này có thể lý giải tại sao khu vực miền Nam thì bệnh sốt rét có quanh năm và vào mùa lạnh tại miền Bắc thì ít xảy ra sốt rét.
Người Việt Nam có thể mắc sốt rét bất cứ khi nào.
Bệnh sốt rét ở nước ta là bệnh rất phổ biến và có khả năng chuyển biến xấu dẫn đến tử vong. Vì vậy trong trường hợp mắc bệnh sốt rét, bệnh nhân cần bình tĩnh theo dõi các triệu chứng và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Trường hợp bệnh nhân mắc sốt rét ác tính thì không được chủ quan và phải đến ngay bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời, ngăn chặn nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là tất cả thông tin về bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? Qua đây bệnh nhân mắc sốt rét chú ý có thể đến ngay bệnh viện Đa khoa Phương Đông, tại đây được trang bị đầy đủ thiết bị tiên tiến hiện đại và có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm để hỗ trợ bệnh nhân sốt rét. Để được tư vấn chi tiết về cách điều trị cũng như hẹn lịch điều trị vui lòng liên hệ tổng đài 19001086 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.