Thalassemia là bệnh huyết học di truyền. Do khiếm khuyết trong quá trình tổng hợp NST khiến người hồng cầu của người bệnh cứ sinh ra thì bị phá vỡ liên tục gần như đồng thời. Bất thường này khiến người bệnh mắc hội chứng thiếu máu cấp tính, biến dạng xương đầu - mặt, suy tim, lách to, suy tuyến nội tiết,... Để phòng tránh và điều trị hiệu quả, nhiều người tò mò bệnh Thalassemia di truyền theo quy luật nào? Theo dõi bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dưới đây để được giải đáp!
Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là bệnh gì?
Bệnh Thalassemia di truyền theo quy luật nào? Trước tiên, chúng ta cần hiểu: Thalassemia là bệnh huyết học di truyền thể lặn trên NST thường. Do đột biến trong quá trình tổng hợp các chuỗi alpha globin hay beta globin khiến hồng cầu sinh ra dị dạng và chức năng bị suy giảm hoặc không thể vận chuyển oxy đến các cơ quan như bình thường. Kết quả là người bệnh bị thiếu máu, hay mệt mỏi, da tái xanh, gan to, lách to,...
Theo các bác sĩ Viện Huyết học - Truyền máu TW, tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền lặn trên NST thường. Nguyên nhân gây bệnh là đột biến di truyền khiến cơ thể giảm, thậm chí không tổng hợp được chuỗi alpha globin hay beta globin. Điều này khiến hồng cầu sinh ra không có khả năng vận chuyển oxy đến cơ quan như bình thường.
Căn cứ trên sự thiếu hụt di truyền trên đoạn NST 11 và NST 16, thalassemia được chia ra thành hai thể chính: alpha thalassemia và beta thalassemia. Mức độ nặng nhẹ của bệnh còn phụ thuộc vào kiểu đột biến gen.
(Hình 1- Thalassemia là bệnh di truyền trên NST 11, 16)
Đồng thời, các chuyên gia của Viện Huyết Học cũng cho biết, bệnh nhân mắc thể beta thalassemia thường nặng hơn bệnh nhân alpha thalassemia. Nguyên nhân là do khiếm khuyết di truyền beta khiến tế bào thừa alpha hình thành các thể vùi. Trong khi đó, sự kết hợp này khiến màng tế bào hồng cầu bị tổn thương gây ra tình trạng hồng cầu cứ sinh ra thì bị phá vỡ liên tục và sinh hồng cầu không hiệu lực ở tuỷ xương. Vì thế nếu như bạn quan sát dễ thấy bệnh nhân beta thalassemia có biểu hiện lâm sàng nặng nề hơn alpha thalassemia.
Bệnh Thalassemia di truyền theo quy luật nào?
Theo các bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu TW, bệnh thalassemia được di truyền từ cha mẹ sang con cái. Cơ chế truyền từ đời trước sang đời sau được trình bày như sau:
- Bố mẹ bình thường (cả cha và mẹ đều không mang gen bệnh) thì 100% con cái sinh ra khỏe mạnh
- Bố mang gen thalassemia hoặc mẹ mang gen thalassemia thì các con sinh ra có xác suất 50% mang gen bệnh, 50% bình thường.
- Bố và mẹ cùng mang gen bệnh thì xác suất con sinh ra bị bệnh thalassemia là 25%, mang gen bệnh là 50% và khỏe mạnh là 25%. Đây là trường hợp thường gặp của gia đình bệnh nhân nhất tại Việt Nam.
- Người mắc bệnh thalassemia kết hôn với người bình thường (không mang gen bệnh) thì toàn bộ con sinh ra đều mang gen bệnh nhưng vẫn khoẻ mạnh, không cần điều trị bệnh lý.
- Người mắc bệnh thalassemia kết hôn với người bình thường thì xác suất 50% con sinh ra bị bệnh và 50% con sinh ra mang gen bệnh. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp khá thường gặp và rất nguy hiểm cần tư vấn tiền hôn nhân kỹ càng.
- Hai người mắc bệnh thalassemia lấy nhau thì 100% con sinh ra bị tan máu bẩm sinh.
Lưu ý: Xác suất trên là xác suất cho mỗi lần sinh, không có sự dịch chuyển giữa lần sinh trước và lần sinh sau!
(Hình 2 - Sơ đồ di truyền bệnh thalassemia với 5 TH có thể xảy ra)
Bệnh Thalassemia có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, mức độ bệnh khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ nếu mắc tan máu bẩm sinh thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu đã mắc tan máu bẩm sinh thể trung gian tới nặng, ảnh hưởng của bệnh lý lên đời sống nghiêm trọng hơn rất nhiều, bao gồm:
- Biến dạng xương đầu, mặt do tuỷ xương kích thích tăng sản xuất máu
- Thiếu máu nặng phải truyền máu định kỳ duy trì suốt đời. Theo thời gian, người bị tan máu bẩm sinh phải truyền máu nhiều dễ gặp biến chứng lách to, bác sĩ phải thực hiện thủ thuật cắt lá lách, bệnh nhân dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hơn.
- Biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim
- Biến chứng hệ nội tiết, gan mật tuỵ: suy giáp, xơ gan, đái tháo đường
- Dị dạng xương: Bè xương trán và xương gò má, xương dài, nhỏ và yếu, dễ gãy hơn do bệnh tác động lên tủy xương,
- Áp lực tâm lý khi phải điều trị bệnh lâu dài, sức khỏe suy giảm. tiêu tốn nhiều chi phí và công sức, thời gian của gia đình và những người xung quanh
(Hình 3 - Hình ảnh một số bệnh nhân thalassemia Việt Nam đang điều trị tại bệnh viện)
Cách phòng bệnh thalassemia chủ động cho thế hệ sau
Việc chủ động phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh sau khi hiểu rõ cơ chế di truyền là cách tốt nhất để sinh ra thế hệ sau không bị bệnh. Trên thực tế, Việt Nam có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh rải rác khắp 63 tỉnh thành và 54 dân tộc nên việc phòng tránh con cái không mang gen bệnh là vô cùng khó khăn. Vì thế, hiện nay mục tiêu chung của các bác sĩ huyết học là thực hiện sàng lọc để giảm tỷ lệ đứa trẻ ra đời mắc tan máu bẩm sinh xuống thấp nhất có thể.
Đối với gia đình có người mắc bệnh, những nam nữ trong độ tuổi sinh con cần được sàng lọc gen bệnh. Đối với những người bình thường, bạn cần thực hiện sàng lọc trước hôn nhân và sàng lọc trước sinh trước khi quyết định mang thai.
Một số phương pháp sàng lọc trước sinh thường gặp bao gồm:
Chẩn đoán trước sinh
- Có xâm lấn: Thu thập gai nhau (tuần 14), chọc ối (tuần 16 - 20), lấy mẫu máu cuống rốn (ngoài tuần 18)
- Không xâm lấn: Xét nghiệm NIPT dựa trên DNA thai nhi tự do trong huyết tương của mẹ (sớm nhất vào tuần thứ 7)
Chẩn đoán trước khi thai nhi làm tổ
- Trực tiếp: Sinh thiết phôi
- Gián tiếp: Phân tích di truyền liên kết
Ngoài ra, trong trường hợp cả hai vợ chồng có nhiều nguy cơ sinh ra con bị tan máu bẩm sinh hơn bình thường có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, tự bàn bạc để lựa chọn:
- Mang thai tự nhiên, sau đó bệnh nhân thực hiện các biện pháp chẩn đoán trước sinh có xâm lấn hoặc không xâm lấn như trên để biết em bé có mắc bệnh hay không. Nếu có, gia đình cần thực hiện đình chỉ thai sớm.
- Hỗ trợ sinh sản như IUI, IVF để tạo phôi, thực hiện chọn lọc và chẩn đoán trước khi làm tổ để chuyển những phôi khoẻ mạnh vào buồng tử cung, em bé sinh ra khỏe mạnh.
(Hình 4 - NIPT là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi từ mẫu máu trực tiếp trong cơ thể người mẹ từ tuần thai thứ 11)
Chủ động phòng tránh tan máu bẩm sinh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Với mục tiêu giúp mọi bậc cha mẹ đón con khoẻ mạnh, an toàn, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông kết hợp hệ sinh thái Trung tâm IVF - Khoa Sản - Khoa Nhi - Khoa xét nghiệm với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, tâm huyết trong thăm khám, chữa bệnh và theo dõi cho bệnh nhân.
- Bác sĩ Trần Minh Thắng (Nguyên Trưởng khoa Sản Phụ, Bệnh Viện Chuyên khoa Nam Học và Hiếm Muộn Việt Bỉ)
- Ths.Bs Lê Vũ Hải Duy - Chuyên gia hỗ trợ sinh sản và nam khoa
- TTUT. Bác sĩ Cao cấp CKII Huyết học, Nguyễn Duy Hải (Phó Chủ nhiệm khoa Truyền máu Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108)
- ThS. Bác sĩ CKII Bùi Thị Quế…..
(Hình 5 - Xét nghiệm máu gót chân kiểm tra các bệnh di truyền nằm trong gói thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ cá nhân hoá 1:1, thực hiện khám và sàng lọc trước hôn nhân và trước mang thai. Trong đó có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) có thể sàng lọc, loại bỏ phôi có khả năng mắc bệnh Thalassemia và các bệnh di truyền khác. Ngoài ra hệ thống phòng buồng rộng rãi, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, ứng dụng công nghệ DFT 1:1 thực hiện tại hệ thống phòng Lab tiêu chuẩn cao, tủ nuôi cấy phôi tích hợp AI,... Điều này giúp nâng cao chất lượng phôi thai và đem lại trải nghiệm dễ chịu, thoải mái và an tâm trong suốt thai kỳ, vượt cạn và đồng hành cùng bé yêu khỏe mạnh trưởng thành.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp mọi thắc mắc về bệnh Thalassemia di truyền theo quy luật nào của nhiều bậc phụ huynh. Mặc dù đây là bệnh lý huyết học nặng, có thể phải điều trị cả đời nhưng cùng với sự phát triển của y học, người bệnh tan máu bẩm sinh đang tiếp cận được những phương pháp điều trị hiện đại với hiệu quả điều trị ngày càng tích cực hơn.