Viêm màng ngoài tim và một số vấn đề cần phải lưu ý

Phan Ngọc Linh

25-02-2023

goole news
16

Bệnh viêm màng ngoài tim là một bệnh lý thường được gây nên bởi virus. Bệnh hiện tại vẫn chưa có cách phòng ngừa cho nên hiểu kỹ về bệnh sẽ là phương pháp tốt nhất để đối phó với nó. Bài viết dưới đây bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ nói rõ hơn về bệnh lý này để các bạn có thể nắm rõ bệnh.

 

Tổng quan về bệnh viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim (Pericarditis) là tình trạng lớp màng bao quanh tim có hiện tượng kích thích, sưng phồng lên. Đây là nguyên nhân của triệu chứng đau ngực cũng như các triệu chứng bệnh khác. Bệnh lý này thường xảy ra một cách đột ngột và cấp tính. 

 Bệnh gây ra các cơn đau đột ngột và gây nguy hiểm

 Bệnh gây ra các cơn đau đột ngột và gây nguy hiểm

Đa số ở thể nhẹ thì bệnh nhân không cần phải can thiệp y khoa. Nhưng khi chuyển biến nặng thì cần sự hỗ trợ, điều trị từ bác sĩ. Vì thế, việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.  

Những triệu chứng của bệnh viêm màng ngoài tim

Những triệu chứng của bệnh lý về tim sẽ có những đặc điểm rất giống nhau như đau, co thắt,...Khi bạn gặp những triệu chứng này, bất kể có phải bệnh về viêm màng tim hay không thì vẫn cần phải đi khám. Những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh lý này là:

  • Đau nhói ở trung tâm hoặc bên trái ngực, thường cảm thấy đau dữ dội hơn khi phải hít thở
  • Khó thở khi ngả
  • Sốt, ho khan
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không muốn làm gì
  • Đánh trống ngực
  • Chân bị sưng

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm màng ngoài tim

Có rất nhiều nguyên nhân có thể cấu thành nên căn bệnh nguy hiểm này. Nhiễm virus là nguyên nhân hàng đầu cho trường hợp viêm màng ngoài tim. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây nên bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Mắc phải một số vấn đề tim mạch như: một cơn đau tim trước đó, từng phẫu thuật tim…
  • Khối u xâm nhập vào màng tim
  • Tổn thương đến tim
  • Điều trị bằng bức xạ
  • Bệnh tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Mắc HIV/AIDS
  • Tác dụng của các loại thuốc như: phenytoin, procainamide, thuốc chống đông, hydralazine…
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Suy thận
  • Do một số bệnh di truyền như: sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đình

Virus được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm màng tim

Virus được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm màng tim

Tuy nhiên, ngoại trừ bệnh do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, các nguyên nhân còn lại thường rất khó để xác định một cách chính xác. Do vậy, những trường hợp này sẽ được bác sĩ chẩn đoán là viêm màng ngoài tim vô căn.

Đối tượng nào có khả năng mắc bệnh viêm ngoài màng tim?

Đối tượng nào sẽ có khả năng mắc bệnh lý này nhất? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và muốn biết, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng ngoài tim hơn cả:

  • Giới tính: Nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nữ giới
  • Tuổi tác: bệnh thường gặp ở người từ 16 đến 65 tuổi
  • Người đã từng phẫu thuật về tim
  • Người đã có bệnh về tim
  • Người từng xạ trị ung thư
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn…

Nam giới có khả năng mắc bệnh cao so hơn nữ giới

Nam giới có khả năng mắc bệnh cao so hơn nữ giới

Một số biến chứng thường gặp của viêm màng ngoài tim

Các biến chứng của bệnh viêm ngoài màng tim có thể nhẹ, nặng thậm chí là tử vong. Hầu hết các trường hợp của bệnh thường là nhẹ và có thể tự cải thiện được. Ở những trường hợp nặng hơn thường sẽ có sự can thiệp từ thuốc và ít khi phải phẫu thuật. Chẩn đoán và điều trị từ sớm có thể giúp giảm đi sự phát triển của các biến chứng và cải thiện tốt tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Dưới đây là một vài biến chứng cụ thể về bệnh:

Viêm màng ngoài tim co thắt

Đây là một tình trạng bệnh lý mà khi đó màng ngoài tim mất tính đàn hồi, sẹo hóa và trở thành một lớp “vỏ cứng rắn” bao quanh khắp buồng tim. Từ đó, dẫn tới việc giảm sự đổ đầy ở các tâm thất, gây ra những triệu chứng suy tim ở trái và phải. Quá trình này thường kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.

Viêm màng ngoài tim co thắt là một trong những biến chứng của bệnh

Viêm màng ngoài tim co thắt là một trong những biến chứng của bệnh

Chèn ép tim

Chèn ép tim là tình trạng khi tim bị đè nén do có nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ lại giữa cơ tim và màng ngoài tim. Từ đó, tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến quá trình bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu thì có khả năng dẫn đến suy tim. 

Chèn ép tim có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì bệnh tình sẽ tốt lên.

Các biện pháp để chẩn đoán bệnh viêm màng ngoài tim

Với sự phát triển của công nghệ, nền y học cũng được hỗ trợ tối đa để giúp các y bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác. Chẩn đoán bệnh thường được dựa vào:

  • Khai thác thật kỹ về tiền sử bệnh của bệnh nhân
  • Khai thác bệnh sử: đặt câu hỏi về đau ngực, thời gian đau, tính chất cơn đau, và các triệu chứng khác
  • Khám lâm sàng

Các xét nghiệm nhằm trợ giúp chẩn đoán và xác định bệnh viêm màng ngoài tim:

  • Điện tâm đồ (ECG): dùng các bản cực với dây được gắn vào da, để đo xung điện phát ra từ tim. Xung sẽ được ghi nhận là sóng hiển thị trên màn hình hoặc là in trên giấy. 
  • Chụp X quang ngực: dựa vào việc chụp  X quang, bác sĩ có thể nghiên cứu được kích thước và hình dạng của tim. Hình ảnh của tim có khả năng hiển thị tim giãn rộng nếu nước thừa tích lũy ở màng ngoài tim.
  • Siêu âm tim: cách này được thực hiện nhờ việc sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh, cấu trúc của tim. Trong đó cũng bao gồm sự tích tụ các dịch trong màng ngoài tim. Các bác sĩ có thể xem và phân tích hình ảnh tim trên màn hình.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): phương pháp này có thể tạo ra nhiều hình ảnh chi tiết của tim và màng ngoài tim hơn việc nghiên cứu X quang thông thường. Chụp cắt lớp vi tính cũng có thể được thực hiện để loại trừ đi các nguyên nhân khác gây đau ngực cấp tính chẳng hạn như: cục máu đông trong động mạch phổi (thuyên tắc phổi) hoặc là bóc tách động mạch chủ.
  • Cộng hưởng từ (MRI): kỹ thuật này được thực hiện bằng việc sử dụng một từ trường và sóng vô tuyến nhằm tạo ra hình ảnh ngang qua tim, không những vậy, nó còn có thể tiết lộ độ dày lên hoặc một sự thay đổi khác trong màng ngoài tim.

Chụp X quang ngực là một phương pháp thường dùng để chẩn đoán bệnh

Chụp X quang ngực là một phương pháp thường dùng để chẩn đoán bệnh

Viêm màng ngoài tim điều trị như thế nào?

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ phát triển của bệnh lý mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bạn cần phải thăm khám để chẩn đoán để bác sĩ có thể chọn được phương pháp điều trị viêm màng ngoài phù hợp. 

Điều trị nội khoa

Một số loại thuốc để giảm viêm và sưng có liên quan đến bệnh lý này thường được kê đơn như:

  • Thuốc giảm đau: các cơn đau có liên quan đến bệnh lý có thể đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc giảm đau mà không cần toa bác sĩ, chẳng hạn như: aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, những người khác). 
  • Colchicine (Colcrys, Mitigare): có chức năng làm giảm viêm trong cơ thể, thuốc có thể được chỉ định cho bệnh viêm màng ngoài tim cấp tính hoặc cho các triệu chứng tái phát. Colchicine có khả năng làm giảm thời gian của các triệu chứng bệnh cũng như là làm giảm nguy cơ tình trạng này sẽ tiếp tục tái phát. Tuy nhiên, loại thuốc này không được an toàn đối với những người đã mắc một số vấn đề sức khỏe có từ trước chẳng hạn như: bệnh gan hoặc thận và cho những người dùng một số loại thuốc khác. 
  • Corticosteroid: đây là một loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng nếu bệnh nhân  không đáp ứng với thuốc giảm đau hoặc là colchicin. 
  • Kháng sinh: Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng vi khuẩn, các bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh hoặc là dẫn lưu nếu cần thiết.

Cần nhập viện ngay nếu nghi ngờ bản thân bị chèn ép tim - biến chứng nguy hiểm của bệnh. Khi bị chèn ép tim, người bệnh có thể được điều trị một kỹ thuật được gọi là chọc hút dịch màng ngoài tim.

Điều trị ngoại khoa

  • Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ màng ngoài tim đối với một số trường hợp bệnh trở nặng hoặc là trường hợp bệnh tái phát, .
  • Chọc hút dịch màng ngoài tim: Trong phần này, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm vô trùng hay một ống nhỏ để loại bỏ nước và những chất lỏng dư thừa từ khoang màng ngoài tim. Quá trình sẽ được gây tê cục bộ trước khi trải qua chọc hút và thường được thực hiện với sự theo dõi từ siêu âm tim. Điều này có thể sẽ tiếp tục trong vài ngày trong quá trình nhập viện.
  • Cắt bỏ màng ngoài tim: Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng viêm ngoài màng tim co thắt, bạn có thể cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật (pericardiectomy) nhằm loại bỏ toàn bộ màng ngoài ở tim đã trở nên cứng nhắc có ảnh hưởng đến các chức năng của tim.

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ màng ngoài tim đối với một số trường hợp bệnh trở nặng

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ màng ngoài tim đối với một số trường hợp bệnh trở nặng

Những thói quen tốt có thể giúp hạn chế sự phát triển của viêm màng ngoài tim

Bệnh lý này cũng sinh ra từ những thói quen xấu khó bỏ của người bệnh và chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Vì thế, để phòng tránh, ngăn ngừa và hỗ trợ cho quá trình điều trị thì người bệnh cần giữ cho mình những thói quen tốt và một chế độ ăn uống lành mạnh.

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn trong việc điều trị 
  • Duy trì lối sống lành mạnh 
  • Hạn chế sự căng thẳng
  • Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng cho đến khi hồi phục hẳn
  • Liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể có những triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị
  • Thăm khám định kỳ 
  • Duy trì tinh thần lạc quan
  • Tạm thời ngưng dùng các thuốc có thể là nguyên nhân gây nên bệnh

Duy trình trạng thái tinh thần tích cực

Duy trình trạng thái tinh thần tích cực

Chế độ dinh dưỡng

Hiện tại vẫn chưa có yêu cầu đặc biệt về chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị bệnh. Do vậy, bệnh nhân nên cố gắng ăn uống đủ chất và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bệnh viêm màng ngoài tim là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Bệnh hiện tại vẫn chưa có cách phòng ngừa, chính vì vậy, mọi người nên chú ý nhiều đến sức khỏe của bệnh thân thật tốt. Ngay khi phát hiện cơ thể mình xuất hiện những triệu chứng trên thì các bạn nên đến ngay bệnh viện để nhận sự tư vấn và hướng điều trị phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình.

Nếu các bạn gần phải tư vấn kỹ hơn hay đặt lịch sớm hãy đến bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cùng với hệ thống máy móc hiện đại, bệnh viện chúng tôi là một lựa chọn thích hợp với bạn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

980

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám