Bệnh thấp tim ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, các triệu chứng và cách phòng tránh bệnh chính là điều cần thiết với các bậc phụ huynh. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bệnh thấp tim ở trẻ em qua bài viết sau.
Bệnh thấp tim ở trẻ em là gì?
Bệnh thấp tim hay là bệnh thấp khớp, sốt thấp khớp, đây là tình trạng viêm do nhiễm khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn tan beta nhóm A). Bệnh thấp tim cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim mắc phải ở trẻ từ 5- 15 tuổi. Ngoài những tổn thương tim, bệnh còn gây tổn thương đến khớp, tổ chức liên kết dưới da, thậm chí là tổn thương não.
Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thấp tim ở trẻ em:
- Yếu tố di truyền: Có thể có đặc tính gen dễ mắc bệnh sốt thấp khớp.
- Môi trường: Nếu sống trong điều kiện khó khăn, chưa có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đầy đủ và tiếp xúc với liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh.
Bệnh thấp tim là tình trạng viêm ở trẻ do khuẩn streptococcus
Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em
Nhiễm liên cầu khuẩn tán máu beta nhóm A ở cổ họng gây viêm họng liên cầu khuẩn hoặc ở trên da và các bộ phận khác hiếm khi gây ra sốt thấp khớp.
Mối liên hệ giữa nhiễm trùng strep và sốt thấp khớp không rõ ràng, nhưng vi khuẩn này đánh lừa hệ thống miễn dịch. Vi khuẩn streptococcus chứa loại protein giống với một loại protein tìm thấy trong một số mô của cơ thể như mô tim, khớp, da và hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy, hệ thống miễn dịch nhầm tưởng tế bào bình thường là tác nhân truyền nhiễm nên tấn công gây ra tình trạng viêm.
Nếu trẻ được can thiệp điều trị kịp thời bằng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn sẽ giảm nguy cơ bị sốt thấp khớp. Nếu trẻ bị nhiều đợt viêm họng liên cầu khuẩn hoặc mắc bệnh tinh hồng nhiệt mà không được can thiệp điều trị hoặc điều trị hoàn toàn có thể bị sốt thấp khớp.
Một số triệu chứng của bệnh thấp tim ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh thấp tim ở trẻ em khá đa dạng, và một vài triệu chứng có thể thay đổi trong thời gian mắc bệnh. Các triệu chứng của sốt thấp khớp thường xảy ra ở 2- 4 tuần sau khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất phát từ tình trạng viêm tim, khớp, da hoặc hệ thần kinh trung ương.
Một số triệu chứng cụ thể bao gồm:
- Sốt
- Các khớp đau nhức, thường gặp ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.
- Vùng khớp bị viêm di chuyển từ khớp này sang khớp khác.
- Xuất hiện các vết sưng nhỏ, không đau ở dưới da.
- Đau ngực
- Nghe thấy tiếng thổi tim
- Mệt mỏi
- Xuất hiện những hành vi bất thường như khóc, cười hoặc múa vờn.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để nhận biết các dấu hiệu của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Ngoài điều trị đúng cách, trẻ sẽ được ngăn ngừa sốt thấp khớp.
Trẻ xuất hiện tình trạng sốt và đau nhức các khớp
Xem thêm:
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp tim ở trẻ
Trẻ có thể bị viêm trong vài tuần hoặc vài tháng khi nhiễm liên cầu khuẩn tán máu beta nhóm A. Một số trường hợp, viêm có thể gây ra những biến chứng lâu dài, bệnh thấp tim ở trẻ em là tổn thương vĩnh viễn do sốt thấp khớp gây ra. Bệnh thấp tim ở trẻ có thể gây ra các vấn đề phổ biến ở van giữa hai buồng tim trái (van hai lá), những các van khác vẫn có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể:
- Hẹp van làm giảm lưu lượng máu
- Máu chảy sau hướng.
- Tổn thương cơ tim do sốt thấp khớp làm suy yếu cơ tim và ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.
Tổn thương van hai lá và van tim khác hoặc các mô tim khác gây vấn đề với hoạt động tim sau này như:
- Nhịp đập bất thường
- Rung tâm nhĩ
- Tim không bơm máu đủ cho cơ thể.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thấp tim ở trẻ
Việc chẩn đoán và can thiệp điều trị rất quan trọng đối với người mắc bệnh thấp tim, đặc biệt là trẻ. Điều này giúp giảm thiểu triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và tái phát và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Dù không có xét nghiệm chẩn đoán bệnh thấp tim ở trẻ em chắc chắn, chỉ có thể dựa vào tiền sử bệnh, khám thực thể và một số kết quả xét nghiệm nhất định
- Xét nghiệm máu: Khi nghi ngờ nhiễm liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể đối với streptococcus có trong máu. Ngoài ra, có thể kiểm tra tình trạng viêm bằng đo Protein phản ứng C và tốc độ máu lắng.
- Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Giúp ghi lại tín hiệu điện hoạt động của tim và chỉ ra tình trạng viêm tim hoặc chức năng tim kém.
- Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để xác định hình ảnh của tim giúp phát hiện các bất thường.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện ra tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn ở trẻ
Phương pháp điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em
Mục tiêu điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em là tiêu diệt vi khuẩn liên cầu nhóm A, giúp giảm triệu chứng, tình trạng viêm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định sử dụng thuốc penicillin hoặc một loại kháng sinh khác để loại bỏ vi khuẩn streptococcus, sau đó tiếp tục bằng kháng sinh khác để ngăn ngừa tái phát sốt thấp khớp. Điều trị dự phòng đến 21 tuổi hoặc khi hoàn thành quá trình điều trị tốt thiểu 5 năm. Đối người bệnh bị viêm tim do sốt thấp khớp được khuyến cáo điều trị bằng kháng sinh phòng ngừa trong 10 năm, thậm chí lâu hơn.
- Điều trị chống viêm: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau như aspirin hoặc naproxen để giảm viêm, giảm đau và hạ sốt. Nếu triệu chứng nặng hoặc trẻ không đáp ứng thuốc, có thể được chỉ định sử dụng corticosteroid.
- Thuốc chống co giật.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh thấp tim
Bên cạnh tuân thủ nguyên tắc trong điều trị thuốc như dùng đúng liều, đúng giờ, việc chăm sóc trẻ đúng cách cũng giúp con nhanh chóng hồi phục. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ khi trẻ mắc bệnh thấp tim bao gồm:
- Khi nghỉ ngơi: Nếu trẻ khó thở, tím tái sau khi vận động gắng sức cần cho nghỉ ngơi thoáng mát, yên tĩnh. Khi tình trạng trở nặng, cần thường xuyên cho bé nghỉ ngơi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi nhằm giảm lượng máu ứ đọng trong phổi.
- Khi ăn uống: Nên lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa nhưng đủ dưỡng chất cần thiết như cháo, sữa, súp,... Cho trẻ ăn nhạt để hạn chế uống nhiều nước gây áp lực cho hệ tuần hoàn. Bổ sung các loại trái cây giàu kali như chuối, đu đủ, dưa hấu, cam, quýt, bơ,...
- Trong chăm sóc trẻ: Luôn phải có người bên cạnh khi trẻ mắc bệnh để hỗ trợ trẻ đi lại, vệ sinh và ăn uống. Nếu bị sốt, đau họng cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên và cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5°C. Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng, súc miệng. Ngoài ra, giữ trẻ không bị nhiễm lạnh.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh
Các biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em bao gồm:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng mũi họng thường xuyên.
- Vào những ngày lạnh, nên giữ ấm cổ ngực và mũi họng cho trẻ.
- Lắng nghe tư vấn của bác sĩ về tiêm phòng thấp tim.
- Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần điều trị triệt để bệnh.
Bệnh thấp tim ở trẻ em là tình trạng bệnh khá hiếm gặp nhưng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, do đó việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời rất quan trọng.
Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh thấp tim ở trẻ em. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào giống những triệu chứng đã kể trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị, giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến Tim mạch có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.