Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người mắc bệnh cũng như các bậc cha mẹ có con gặp phải tình trạng này.
Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người mắc bệnh cũng như các bậc cha mẹ có con gặp phải tình trạng này.
Bệnh tim bẩm sinh hay khuyết tật tim bẩm sinh là một bất thường về tim khi sinh đi kèm các triệu chứng phức tạp. Đây là dị tật phổ biến nhất trong tất cả các dị tật ở trẻ sơ sinh. Bệnh này là nguyên nhân của nhiều ca tử vong trong những năm đầu đời ở trẻ sơ sinh.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được mổ trước 5 tuổi để đạt được hiệu quả tốt nhất
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật liên quan đến cấu trúc tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Mặc dù rất khó phát hiện nguyên nhân cụ thể gây bệnh nhưng có thể do một số nguyên nhân như: di truyền, phụ nữ uống một số loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ khi mang thai, sử dụng rượu hay ma túy bất hợp pháp khi mang thai...
Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia y tế, mặc dù khá nguy hiểm nhưng hiện nay cơ hội phát hiện và điều trị bệnh tim bẩm sinh thành công là rất cao. Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể sinh hoạt và sống cuộc sống như người bình thường. Theo thống kê, nhiều người mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sống đến 75 tuổi (+/- 11 tuổi), so với người khỏe mạnh chỉ kém 4 tuổi.
Các chuyên gia y tế cho rằng người bị bệnh tim bẩm sinh có tỷ lệ sống cao và thời gian sống lâu hơn là do:
- Các dị tật bẩm sinh này thường rất đơn giản, hoàn toàn có thể được chữa khỏi khi sử dụng phương pháp phẫu thuật.
- Công nghệ và quy trình tiên tiến giúp phát hiện khuyết tật tim bẩm sinh sớm và chính xác hơn. Ở tuần thứ 18 của thai kỳ, có thể phát hiện được thai nhi có mắc bệnh tim bẩm sinh không bằng phương pháp siêu âm.
- Nhiều trẻ em bị tim bẩm sinh đủ điều kiện phẫu thuật ở độ tuổi nhỏ hơn
- Xuất hiện các kỹ thuật phẫu thuật mới giúp điều trị các trường hợp dị tật phức tạp hiệu quả hơn
- Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau hậu phẫu chuyên sâu tốt hơn
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được mổ trước 5 tuổi để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau khi được phẫu thuật và trải qua quá trình hồi phục hậu phẫu, bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống thường nhật, phát triển như người bình thường. Các em hoàn toàn có thể lập gia đình, sinh con đẻ cái, sống cuộc sống của một người bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dị tật ở trong tình trạng nặng có thể khiến trẻ tử vong ngay sau khi chào đời hoặc chết sớm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Sau khi nắm được bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu, việc chăm sóc cho người bị bệnh tim bẩm sinh là điều cần phải chú ý. Bởi kể cả khi đã thực hiện phẫu thuật, người bị khuyết tật tim bẩm sinh cũng cần được theo dõi đặc biệt. Việc thăm khám thường xuyên là rất quan trọng để người bệnh và người nhà đưa ra những lựa chọn bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh tim bẩm sinh gồm:
Chế độ dinh dưỡng
Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Trẻ bị tim bẩm sinh rất dễ bị suy dinh dưỡng do bú kém hoặc ăn kém bởi cơ thể mệt mỏi, yếu sức, thở nhanh nên biếng ăn, hệ tiêu hóa của trẻ lại yếu. Hơn nữa, trẻ nhỏ mắc bệnh thường cần lượng calo nhiều hơn bình thường để cung cấp cho hoạt động của tim. Chính vì thế, phần lớn trẻ bị tim bẩm sinh khi lớn lên sẽ có cơ thể nhỏ và gầy hơn so với các bạn cùng trang lứa, đồng thời sức đề kháng cũng yếu hơn.
Để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bị tim bẩm sinh, cha mẹ cần chú trọng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Khi trẻ biếng ăn, không tăng cân hoặc có các biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa, cha mẹ nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn
Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh tim bẩm sinh, tùy vào mỗi loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Những thuốc này nếu dùng không đúng chỉ định, đều có thể có hại cho trẻ. Trong chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh, việc tuân thủ điều trị là rất quan trọng.
Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều hay ngưng thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ. Việc uống thuốc không hợp lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ triệu chứng gì bất thường, gia đình cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Hoạt động thể chất phù hợp
Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể sinh hoạt và sống cuộc sống như người bình thường
Luyện tập thể dục, thể thao là một phần quan trọng để có trái tim khỏe mạnh. Hầu hết trẻ mắc dị tật bẩm sinh đều có thể sinh hoạt hay vui chơi bình thường. Trẻ có thể tham gia vào một số hoạt động có lợi cho sức khỏe như đi bộ, chạy, bơi, chơi cầu lông và đi xe đạp. Chỉ cần tránh những hoạt động đòi hỏi gắng sức quá nhiều như bóng rổ, bóng đá, đua xe đạp hoặc các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng như boxing, đấu vật, võ thuật hay những trò chơi cảm giác mạnh.
Người bệnh hoặc bố mẹ bệnh nhi nên trao đổi với bác sĩ để biết nên chơi môn thể thao nào và với cường độ ra sao. Nhìn chung, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nên được động viên tham gia vào các hoạt động thể chất phù hợp, để giúp trái tim thích nghi tốt và trẻ có thể được tận hưởng cuộc sống một cách bình thường.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu. Không phải bất cứ ai khi mắc bệnh tim bẩm sinh cũng như đem theo một bản án tử hình. Bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể trở về cuộc sống bình thường, tuổi thọ và thời gian sống sau này sẽ không phải chịu bất kỳ một ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, với những bệnh nhân phát hiện ra ở giai đoạn khi đã có biến chứng nặng, thì khả năng hồi phục như bình thường là rất thấp. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay theo hotline 19001806 để được hỗ trợ.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.