Các bệnh lý thường gặp của tuyến giáp là cường giáp, suy giáp và ung thư tuyến giáp. Tỷ lệ phụ nữ bị suy giáp gấp 8, mắc cường giáp gấp 7 lần so với nam giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh tuyến giáp ở phụ nữ qua bài viết sau.
Các bệnh lý thường gặp của tuyến giáp là cường giáp, suy giáp và ung thư tuyến giáp. Tỷ lệ phụ nữ bị suy giáp gấp 8, mắc cường giáp gấp 7 lần so với nam giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh tuyến giáp ở phụ nữ qua bài viết sau.
Theo bác sĩ chuyên khoa, tuyến giáp đóng vai trò rất lớn trong việc điều khiển các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có hình dạng con bướm và được cấu tạo bởi 2 thùy: Thùy phải và thùy trái, chúng được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Vai trò của tuyến giáp là:
Tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với cơ thể
Ngoài ra, tuyến giáp còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng canxi và photpho trong máu và luôn duy trì nồng độ 1%.
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn so với nam giới, do trải qua nhiều biến động về nội tiết, bao gồm: Dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, hậu sản và thời kỳ mãn kinh,... Khoảng ⅛ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề của tuyến giáp vào bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Đồng thời, nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ cao hơn nam giới khoảng 10 lần, với nguyên nhân phổ biến như:
Rối loạn tuyến giáp thường được kích hoạt bởi các phản ứng hệ thống miễn dịch tự tấn công tế bào của chính mình. Trong khi đó, phụ nữ có nguy cơ gặp tình trạng tự miễn cao hơn nam giới.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hormone Human chorionic gonadotropin (βhCG) tăng cao. Trong khi đó hormone này lại có hoạt tình giống hormone TSH (hormone kích thích tuyến giáp), kích thích tuyến giáp tiết ra T4(hormon thyroxin), gây ra tình trạng cường giáp. Điều này khiến các mẹ bầu bị sụt cân, nghén nặng, thở nhanh, rối loạn điện giải, chán ăn,... Ở giai đoạn sau thai kỳ, hormone βhCG giảm xuống, khi đó chức năng tuyến giáp sẽ trở về bình thường.
Ở phụ nữ mang thai, tuyến giáp có thể tăng kích thước và lớn hơn khoảng 10% - 15% so với bình thường. Đặc biệt, chị em thiếu hụt i-ốt có nguy cơ mắc bướu cổ trong thai kỳ cao hơn.
Trường hợp phụ nữ khi mang thai mắc các bệnh lý tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ như: Tăng nguy cơ sảy, lưu thai, tác động đến sự phát triển trí não của trẻ (đối với suy giáp), mắc bệnh tim bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển, sinh non, dị tật bẩm sinh,... Do đó, chị em cần kiểm soát tốt bệnh tuyến giáp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy tỷ lệ bệnh tuyến giáp ở phụ nữ sau sinh từ 6% - 8%. Trong thời gian thai kỳ, dưới tác động của hormone βhCG, các bệnh lý tự miễn dịch thường ổn định. Tuy nhiên, sau sinh các bệnh lý tự miễn lại dễ dàng tái phát, gây ra tình trạng cường giáp, viêm giáp. Tình trạng này thường được phát hiện ở phụ nữ sau sinh thường lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm, ăn không ngon, táo bón, đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở,..
Tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ sau sinh cao
Trong thời kỳ mãn kinh, có đến 50% phụ nữ xuất hiện nhân giáp hoặc đa nhân giáp. Tình trạng này hầu hết không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu những người này bổ sung i-ốt nhiều thì dễ mắc bướu giáp do đa nhân hóa độc. Ngoài ra, chị em thường nhầm lẫn các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp với các thời kỳ mãn kinh nên không đi thăm khám bác sĩ, dẫn đến khi phát bệnh thì các bệnh lý đã trở lên trầm trọng.
Tuyến giáp tuy rất nhỏ nhưng là bộ phận quan trọng và dễ xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Qua nghiên cứu, các bệnh lý tuyến giáp thường xảy ra ở phụ nữ là:
Các bệnh về tuyến giáp như viêm giáp hay bướu giáp sẽ luôn kèm với một biểu hiện rõ ràng nhất là bướu cổ hay sưng cổ. Tình trạng này thường đi kèm với việc cơ thể thiếu lượng i-ốt cần có, gây ra tình trạng khó hô hấp khi nói chuyện.
Đau cơ khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp. Đối với bệnh suy giáp, chị em sẽ thấy tê ngừa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến não gửi thông tin chậm hơn bình thường. Còn đối với cường giáp, chị em dễ bị cứng khớp và khó phối các chi.
Đau khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp
Khi chị em bị suy giáp, da sẽ trở lên khô, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy. Tình trạng này xảy ra do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng, sẽ dễ bị rụng lông, tóc và da trở nên mẫn cảm.
Suy giáp ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao, chị em có thể đã suy giáp còn nếu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, ít xuất hiện thì có thể bị cường giáp. Tình trạng này do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, khiến các nang trứng bị rối loạn theo, quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
Các tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone, vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết estrogen khiến chị em không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới chu kỳ rụng trứng cũng như kinh nguyệt.
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ làm giảm ham muốn tình dục
Khi mắc bệnh cường giáp, chị em luôn cảm giác đói do các hormone sản sinh liên tục, dù ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân. Còn với suy giáp lại ngược lại, chị em sẽ không cảm giác muốn ăn nhưng lại tăng cân bất thường. Vậy nên nếu cân nặng trở nên bất thường mặc dù đã thay đổi khẩu phần ăn thì có thể bạn đã bị mắc bệnh về tuyến giáp.
Tuyến giáp có vai trò quan trọng với sức khỏe. Hormone mà cơ quan này tạo ra tham gia vào hầu hết quả trình chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, bệnh tuyến giáp gây rối loạn chức năng sản xuất hormone sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Tổn thương thần kinh ngoại biên, loãng xương, giảm tầm nhìn và thị lực, bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần,...
Bệnh lý tuyến giáp thường tiến triển âm thầm, triệu chứng khó phân biệt nên không ít bệnh nhân phát hiện bệnh muộn. Lúc này, không chỉ điều trị gặp khó khăn mà biến chứng cũng vô cùng phức tạp. Đặc biệt, ung thư tuyến giáp khi phát hiện muộn, tế bào ung thư di căn thì tỉ lệ tử vong rất cao.
Bệnh tuyến giáp gây nguy hiểm tới sức khỏe con người
Bệnh lý tuyến giáp xảy ra ở phụ nữ mang thai gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt trong những tháng đầu thai nhi nhận hormone tuyến giáp hoàn toàn từ mẹ. Sự thiếu hụt hoặc rối loạn hormone tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong cơ thể của thai nhi. Do đó, mẹ bầu mắc bệnh tuyến giáp có thể sinh con dị tật, chậm phát triển và có khả năng lưu thai cao.
Sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể khiến phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp cao hơn nam giới. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ như:
Hormone thay đổi do mất ngủ, stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp
Tùy vào bệnh tuyến giáp mắc phải, cũng như mức độ bệnh, phương pháp điều trị sẽ khác và đem lại hiệu quả khác nhau. Hai phương pháp chính trong điều trị bệnh tuyến giáp bao gồm:
Khi chị em bị suy giáp, có thể dùng liệu pháp hormone thay thế để bổ sung lượng thiếu hụt. Ngược lại, bệnh nhân cường giáp được điều trị bằng thuốc đặc hiệu có tác dụng kìm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Ngoài ra, tùy vào biến chứng sức khỏe gặp phải ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định bằng thuốc bổ sung, kiểm soát bệnh.
Phẫu thuật tuyến giáp thường áp dụng điều trị cho bệnh nhân hạt giáp lớn, ung thư tuyến giáp, bướu ở tuyến giáp. Nếu cắt bỏ hoàn toàn, sẽ không còn cơ quan sản xuất hormone tuyến giáp nên cần sử dụng liệu pháp hormone hàng ngày.
Cắt bỏ tuyến giáp thực hiện khi u giáp lớn hoặc ung thư tuyến giáp
Các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ tác động lớn đến sức khỏe tổng thể, chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, các vấn đề về tuyến giáp chưa được nhận được sự quan tâm nên thường phát hiện khi bệnh đã trở nặng cùng với các biến chứng hệ tim mạch, cơ xương khớp,...
Bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết: Chị em nên tầm soát các bệnh tuyến giáp hàng năm, đặc biệt ở nữ độ tuổi trên 20 tuổi, để có thể phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn chưa có triệu chứng.
Ngoài ra, khi có các biểu hiện: Tăng hoặc giảm cân bất thường, mệt mỏi liên tục, khó chịu, bứt rứt,... bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế với bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, trạng thiết bị hiện đại để có thể phát hiện sớm, điều trị và đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân.
Thăm khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Bên cạnh đó, chị em cần thực hiện lối sống lành mạnh: Chế độ thức ăn đa dạng, đảm bảo đủ lượng i-ốt, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (dâu tây, cam, ổi, quýt,...)... để cân bằng hormone, chống lại tình trạng viêm nhiễm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ. Nếu chị em còn câu hỏi hay thắc mắc nào vui lòng liên hệ số 1900 1806 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.