Bệnh viêm âm đạo có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Bệnh viêm âm đạo có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Hỏi về: Sản phụ khoa

Khách hàng: Dương Thị Y

Đã hỏi: Ngày 06-04-2024

Chào bác sĩ. Gần đây em được chẩn đoán viêm âm đạo do mất cân bằng nội tiết tố sau sinh cháu đầu tiên. Đi kèm với đó là hiện tượng chậm kinh, chu kỳ kéo dài hơn 35 - 45 ngày. Vậy xin hỏi bác sĩ, bệnh viêm âm đạo có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không ạ?

Đã trả lời / Chủ đề: Sản phụ khoa

Trả lời: Bệnh viêm âm đạo có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đối với thắc mắc "bệnh viêm âm đạo có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không" của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Viêm âm đạo là tình trạng niêm mạc âm đạo bị tổn thương, khiến âm đạo bị sưng, tăng dịch tiết kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lý này nếu kéo dài ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây trễ kinh, ra kinh nhiều hoặc vô kinh.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu đến từ vấn đề mất cân bằng vi khuẩn, nhiễm trùng, giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh, rối loạn ở da, vệ sinh vùng âm đạo sai cách, lây nhiễm khi quan hệ. Hoặc do mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, điển hình ở người đã trải qua quá trình mang thai và sinh nở giống khách hàng Dương Thị Y.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra trong khoảng 28 - 32 ngày. Nếu trên 35 ngày mới xuất hiện máu kinh thì có nghĩa bạn đã bị chậm kinh, đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, cảnh báo sự bất thường của sức khỏe sinh lý và nội tiết, mà ở đây có thể là viêm âm đạo.

Để nhận biết kinh nguyệt bất thường do viêm âm đạo hay không, bạn có thể căn cứ vào những triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu, xuất huyết tại âm đạo, tiểu buốt. Khi này, bạn cần thăm khám y tế chuyên môn để nhận hướng dẫn điều trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Những chị em phụ nữ nếu chưa xuất hiện viêm âm đạo thì cần lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm 2 - 3 lần/ngày, không thụt rửa hay thuốc xịt âm đạo.
  • Sử dụng đồ lót phù hợp với cơ thể, ưu tiên sản phẩm có chất liệu mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi.
  • Ăn sữa chua để tăng số lượng vi khuẩn có lợi cho vùng kín, cân bằng môi trường âm đạo và cải thiện triệu chứng viêm nhiễm.

Song, biện pháp tối ưu nhất được các chuyên gia Sản - Phụ khoa khuyến nghị là thăm khám định kỳ, 3 - 6 - 12 tháng/năm. Bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để kiểm tra, chữa trị bệnh viêm âm đạo trước khi ảnh hưởng xấu tới chu kỳ kinh nguyệt.

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Ngôi thai ngược nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Đã hỏi: Ngày 20-07-2024
Em chào Bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi với ạ. Em năm nay 24 tuổi, đây là lần đầu mang thai, nên tháng nào em cũng đi khám thai theo lịch của Bác sĩ....

Phụ nữ sau khi mổ u nang buồng trứng kiêng quan hệ bao lâu?

Đã hỏi: 18-07-2024
Chào bác sĩ, em vừa thực hiện phẫu thuật mổ u nang buồng trứng được 2 tháng và đang trong giai đoạn hồi phục. Em muốn hỏi bác sĩ mổ u nang buồng trứng kiêng...

Thai nhi dây rốn quấn cổ 1 vòng sinh thường được không?

Đã hỏi: 19-07-2024
Em đang mang thai tuần thứ 32 và vừa được siêu âm phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Ngoài ra, đầu bé đã quay xuống rồi ạ, không biết có...

Sản phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Đã hỏi: 14-07-2024
Chào bác sĩ, em đang mang thai tuần thứ 30 và được chẩn đoán bị tiền sản giật. Em rất lo lắng về việc này và muốn hỏi bác sĩ liệu em có thể sinh...

Sản dịch sau sinh thường bao lâu thì hết?

Đã hỏi: 16-07-2024
Chào bác sĩ, em mới sinh con được 15 ngày. Em đang lo lắng vì lượng sản dịch của em vẫn còn nhưng không có nhiều như ban đầu. Bác sĩ cho em hỏi, thông...
19001806 Đặt lịch khám