Tổng quan về bệnh viêm tĩnh mạch

Hoàng Hải

02-03-2023

goole news
16

Mỗi một bộ phận trong cơ thể đều hoạt động theo cơ chế và đảm nhận những chức năng riêng. Như đã biết, tĩnh mạch đóng vai trò dẫn truyền máu từ các cơ quan trở về tim. Tuy nhiên, khi bị viêm tĩnh mạch thì khả năng vận động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bệnh viêm tĩnh mạch là gì?

Viêm tĩnh mạch là một dạng bệnh lý máu ngoại biên. Hiểu một cách đơn giản viêm tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị viêm, bị biến dạng hay sưng, đau khiến sự lưu thông máu ở khu vực đó trở nên chậm lại. Đồng thời, có thể hình thành những khối máu đông nhỏ bên trong tĩnh mạch.

bệnh viêm tĩnh mạch

Bệnh viêm tĩnh mạch

Có 2 loại viêm tĩnh mạch:

  • Viêm tĩnh mạch nông: là tình trạng viêm tĩnh mạch xảy ra trên bề mặt da. Do vậy, loại viêm tĩnh mạch này không quá nghiêm trọng, thường tự khỏi sau một thời gian mà không cần sử dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu. Sự tác động của ngoại lực như tiêm chích, dẫn truyền dịch hoặc máu đông gây nên viêm tĩnh mạch nông.
  • Viêm tĩnh mạch sâu: là tình trạng tĩnh mạch bị viêm sâu hơn và có quy mô lớn hơn, chẳng hạn như tĩnh mạch ở chân. Viêm tĩnh mạch sâu là tình trạng nguy hiểm, có thể làm hạn chế khả năng vận động của các chị bị ảnh hưởng. Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi gây viêm tắc phổi thì người bệnh có thể tử vong.

Điều quan trọng là bạn phải biết các nguy cơ gây bệnh và triệu chứng của viêm tĩnh mạch để phát hiện sớm bệnh viêm tĩnh mạch.

Những nguyên nhân gây bệnh viêm tĩnh mạch

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm tĩnh mạch sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Viêm tĩnh mạch nông, nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc niêm mạc mạch máu bị kích thích, cụ thể:

  • Đặt ống thông tĩnh mạch
  • Tiêm thuốc có chất kích ứng cao vào tĩnh mạch
  • Cục máu đông nhỏ xuất hiện
  • Vị trí tiêm bị nhiễm trùng

Trường hợp viêm tĩnh mạch sâu, nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Hệ quả của các bệnh lý khác như tổn thương tĩnh mạch sau phẫu thuật, gãy xương, chấn thương nghiêm trọng hoặc đã có tiền sử bị tình trạng viêm tĩnh mạch sâu trước đó.
  • Thiếu vận động trong một thời gian dài, nghỉ ngơi lâu ở trên giường sau phẫu thuật, đứng lâu liên tục trong nhiều giờ làm hệ thống tĩnh mạch bị dãn ra, lượng máu trì trệ cũng khiến hình thành huyết khối gây viêm tĩnh mạch
  • Máu có nhiều khả năng đông hơn bình thường tạo thành cục máu đông lớn trong tĩnh mạch nguyên nhân là do thuốc, ung thư, rối loạn mô liên kết hoặc tình trạng đông máu bẩm sinh có tính chất di truyền.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, bạn cần biết một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tĩnh mạch như:

viêm tĩnh mạch ở chân

Viêm tĩnh mạch ở chân

  • Xuất hiện mạch máu li ti nổi bên dưới da, đặc biệt là gần các mạch máu, sau đầu gối, sau bắp mắt cá chân trong, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi. Trong một số trường hợp bệnh nhân còn bị giãn các mạch máu li ti trên ngực, mặt, cánh tay…
  • Chân hay bị tê nếu ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế
  • Các sắc tố da của chân sẽ thay đổi và sạm màu
  • Canh tay khi bị viêm tĩnh mạch xuất hiện các đường vằn như mạng nhện hoặc các vệt đỏ trên cánh tay, sưng tấy và đau.
  • Nếu bị viêm tĩnh mạch chi dưới, cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng đùi hoặc bắp chân, đặc biệt lúc đi bộ hoặc gập chân.
  • Có hiện tượng phù nề ở chân nếu bị viêm tĩnh mạch chân.
  • Riêng đối với viêm tĩnh mạch huyết khối sâu, theo chuẩn đoán chỉ có 50% bệnh nhân biểu hiện triệu chứng. Đây là lý do mà bệnh có thể không được phát hiện cho đến khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ho ra máu hay thường xuyên đau và khó chịu khi hít thở.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch nông có thể nhận biết được bằng mắt thường vì các triệu chứng biểu hiện rất rõ trên da. Vì vậy, viêm tĩnh mạch nông thường không dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, nhưng có thể dẫn đến hậu quả da bị nhiễm trùng thậm chí nhiễm trùng máu. Nếu cục máu đông trong tĩnh mạch nông lớn sẽ gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch sâu. Từ đó, bệnh nhân có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu.

Thông thường, khi mắc bệnh viêm tĩnh mạch sâu thì đến 50% số người bệnh không biểu hiện triệu chứng. Do đó, đây là cơ sở để các biến chứng xảy ra và là mối đe dọa nguy hiểm đến tính mạng con người. Biến chứng thường gặp và nghiêm trọng nhất của bệnh là thuyên tắc động mạch phổi, khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi để chặn dòng máu. Các triệu chứng của thuyên tắc động mạch phổi bao gồm: khó thở, đau ngực, ho ra máu, đau khi hít thở sâu, thở nhanh, cảm thấy choáng váng, tim đập nhanh.

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tĩnh mạch

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tĩnh mạch cụ thể tùy thuộc vào tình trạng viêm tĩnh mạch là nông hay sâu.

Chẩn đoán bệnh viêm tĩnh mạch nông

thuyên tắc tĩnh mạch nông và cách điều trị

Viêm tắc tĩnh mạch nông và cách chẩn đoán

Chẩn đoán viêm tĩnh mạch nông rát đơn giản, dễ nhận biết chỉ cần nhận biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu do đặt kim tĩnh mạch thì bạn cần tháo bỏ ống thông tĩnh mạch, vệ sinh vết thương trong trường hợp tĩnh mạch bị nhiễm trùng. Từ đó, tình trạng viêm, sưng đỏ sẽ mau chóng cải thiện dần. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, chảy dịch mủ, bệnh nhân có thể cần được chỉ định dùng kháng sinh vài ngày.

Chẩn đoán bệnh viêm tĩnh mạch sâu

Đối với viêm tĩnh mạch sâu, việc chẩn đoán bệnh diễn ra phức tạp hơn, đòi hỏi cần phải thực hiện siêu âm tĩnh mạch. Nhìn vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận là tĩnh mạch có bị tắc nghẽn không, có huyết khối bên trong hay không. Nếu có tắc nghẽn thì bạn cần làm thêm xét nghiệm máu chuyên khoa để xác định rõ vị trí tắc nghẽn.

Điều trị bệnh viêm tĩnh mạch như thế nào?

Bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh theo chuẩn y khoa và cả bài thuốc trong tự nhiên để chữa trị dứt điểm tình trạng viêm tĩnh mạch.

Biện pháp chuẩn y khoa

Điều trị viêm tĩnh mạch nông:

  • Tháo ống thông tĩnh mạch
  • Nén ấm
  • Kháng sinh (nếu nhiễm trùng)

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu:

  • Uống thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ tùy trường hợp.
  • Loại bỏ cục máu đông bằng cách phẫu thuật chèn một dây và ống thông vào tĩnh mạch bị ảnh hưởng hay dùng thuốc để làm tan cục máu đông.
  • Nếu có huyết khối tĩnh mạch sâu và có nguy cơ bị thuyên tắc phổi thì phải đặt ống lọc vào mạch máu nhưng không thể dùng thuốc làm loãng máu. Cách làm này giúp ngăn chặn cục máu đông di chuyển đến các cơ quan khác như phổi.
  • Điều trị các yếu tố tiềm ẩn gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu.

Phương pháp điều trị dân gian bằng giấm táo

Ngâm táo mèo, táo đỏ hoặc dấm gạo và đường sau đó đựng trong một chiếc lọ thủy tinh. Khoảng 6 tuần trở ra, bạn có thể lấy ra sử dụng để điều trị bệnh viêm tĩnh mạch.

điều trị viêm tĩnh mạch bằng giấm táo

Trị viêm tĩnh mạch bằng giấm táo

Cách dùng: Lấy bông sạch thấm vào hỗn hợp dấm táo rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh rồi thoa nhẹ nhàng. Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần và kiên trì trong 2 tháng, bạn sẽ nhận thấy những hiệu quả tích cực của bệnh tình. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng dấm táo với nước ấm mỗi ngày 2 lần để chữa bệnh viêm tĩnh mạch.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch hiệu quả.

  • Tránh đứng lâu hoặc ngồi quá nhiều trong khi làm việc. Bạn nên giải lao và đứng dậy đi lại cho thoải mái.
  • Thường xuyên tập luyện và vận động nâng cao sức khỏe bằng các môn thể thao như bơi lội, tập dưỡng sinh, đi bộ,...
  • Duy trì thói quen uống nhiều nước, giúp lưu thông tuần hoàn máu. Nhờ vậy, tĩnh mạch luôn khỏe mạnh và hạn chế các bệnh viêm tĩnh mạch.
  • Hạn chế mặc các loại quần áo bó sát, gây cản trở lưu thông máu khiên tĩnh mạch bị giãn và viêm nhiễm.

Một số câu hỏi về bệnh viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch có nguy hiểm hay không?

Thường thì viêm tĩnh mạch nông không dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu ngăn chặn ngay các nguyên nhân gây kích thích. Nếu để chậm trễ, viêm tĩnh mạch nông sẽ bị nhiễm trùng. Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng xung quanh thì sẽ tạo vết thương trên da hoặc thậm chí đi vào máu gây nhiễm trùng máu.

Với viêm tĩnh mạch sâu, biến chứng đáng e ngại nhất là khi cục máu đông theo mạch máu di chuyển lên phổi, gây tắc động mạch phổi. Nếu diện tích vùng phổi bị hoại tử lớn, máu không được nhận oxy từ bên ngoài, bệnh nhân dễ bị suy hô hấp, trụy tuần hoàn và tử vong. Vì vậy, huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng tắc động mạch phổi là một trường hợp cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không đáng có.

Viêm tĩnh mạch có cần phẫu thuật không?

Nếu người bệnh chỉ bị viêm tĩnh mạch nông thì không cần thiết phải phẫu thuật nhưng cần thăm khám và nghe theo chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn. Tránh tự ý uống thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ khiến tình trạng trở nên nặng hơn

Còn nếu người bệnh bị viêm tĩnh mạch sâu thì còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp, hướng điều trị phù hợp.

Kết luận

Bệnh viêm tĩnh mạch dù ở giai đoạn nào, kể ở khi biểu hiện triệu chứng nhẹ nhất mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời đều để lại hậu quả đáng tiếc. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị uy tín hàng đầu với đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp và tận tình luôn sẵn sàng tư vấn và điều trị các căn bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Để liên hệ đến bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,765

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám