Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Thu Hiền

29-11-2023

goole news
16

Cảm lạnh là bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, những thời điểm giao mùa trong năm với nhiều triệu chứng khó chịu. Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt? Cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu chi tiết để chăm sóc cơ thể tốt hơn khi bị cảm lạnh nhé.

Cảm lạnh phát sinh do nguyên nhân nào?

Bệnh cảm lạnh gây nên bởi các loại virus, mà phổ biến nhất là virus thuộc 2 chủng Rhinovirus và Enterovirus. Khi cơ thể suy yếu và có điều kiện thuận lợi, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi hoặc miệng.

Bệnh cảm lạnh do nhiều loại virus xâm nhập khi cơ thể suy yếu gây nênBệnh cảm lạnh do nhiều loại virus xâm nhập khi cơ thể suy yếu gây nên

Đôi khi, chúng lây truyền gián tiếp thông qua các giọt bắn trong không khí do người bệnh ho, hắt hơi, thở mạnh. Ít gặp hơn là những trường hợp bị nhiễm virus do tiếp xúc với đồ vật có chứa virus (của người bị bệnh, do người bị bệnh chạm vào). Bệnh thường gặp lúc giao mùa, mùa đông xuân và có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Khi bị cảm lạnh nên làm gì?

Dù ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm lạnh thường kéo dài với các triệu chứng khó chịu. Chính vì vậy lúc này người bệnh cần được chăm sóc tốt để tránh mệt mỏi và nhanh khỏi bệnh hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống cho người bệnh

Trong lúc bị cảm lạnh, cơ thể sẽ suy yếu do các virus hoạt động mạnh. Bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên chú ý dùng các món lỏng, dễ tiêu hóa, dễ ăn để hấp thụ tốt hơn. Đặc biệt, nên thêm vào các món súp, canh để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở và ngăn ngừa nguy cơ mất nước, mất cân bằng điện giải của cơ thể nhé.

Thêm những loại thực phẩm có lợi vào trong thực đơn Thêm những loại thực phẩm có lợi vào trong thực đơn 

Trong thời gian bị cảm lạnh, cần tránh xa các loại nước uống có ga, đồ uống có cồn hay chất kích thích. Những chất trong các loại đồ uống này có thể làm ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch. Từ đó, tạo cơ hội tốt hơn cho vi khuẩn tấn công cơ thể bạn gây ra các tình trạng viêm kéo dài.

Một lời khuyên cho bạn là nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin C. Như thịt, trứng, các loại ngũ cốc, trái cây có vị chua… Đây là những chất có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó, giúp cơ thể mạnh mẽ để chống lại các loại vi khuẩn gây hại một cách hiệu quả nhất.

Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân

Lúc này, việc nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để cơ thể nhanh phục hồi. Đặc biệt, nó còn giúp người bệnh tránh được tình trạng kiệt sức, khiến cơ thể không còn khả năng chống chịu với các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm.

Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Đặc biệt, cần dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho giấc ngủ trưa để giúp cơ thể thư giãn, cải thiện giấc ngủ và làm giảm căng thẳng cho toàn bộ các cơ quan.

Thời gian còn lại trong ngày, bạn nên tránh các công việc nặng, công việc gây stress. Hãy nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng vì lúc này cơ thể còn rất yếu. Những khoảng thời gian thư giãn, hoạt động nhẹ sẽ giúp các triệu chứng cảm không trở nặng và đảm bảo cơ thể nhanh phục hồi hơn.

Sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ

Tùy tình trạng cảm lạnh, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để đưa ra lời khuyên cũng như đơn thuốc. Bạn nên chú ý tuân thủ việc sử dụng đơn thuốc để nhanh khỏi bệnh hơn.

Những nhóm thuốc được dùng cho người cảm lạnh

Dưới đây là những nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị cảm lạnh:

  • Các loại thuốc thông mũi, chống nghẹt mũi để người bệnh không bị khó thở.
  • Thuốc kháng histamin giúp hạn chế tiết dịch trong đường hô hấp và làm giảm phù nề niêm mạc đường hô hấp…
  • Thuốc corticosteroid với cách dùng qua đường mũi làm giảm triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây nên những triệu chứng khó chịu như rối loạn hành vi, cảm xúc, loạn thần… Chính vì vậy bạn cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Các loại thuốc giảm đau và hạ sốt: Đây là nhóm các loại thuốc quan trọng, giúp cắt cơn sốt cao, giảm triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy cho người bệnh. Tùy triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc phù hợp.

Cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoaCần chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc trị cảm lạnh

Đối với người lớn

Các loại thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng histamin chỉ sử dụng tối đa 7 ngày khi bệnh khởi phát. Sau đó cần dừng lại ngay, hoặc đổi liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo diễn biến bệnh, các loại thuốc này sẽ được chỉ định sử dụng tiếp hoặc không vì chúng có nhiều tác dụng phụ và cần theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình dùng.

Đối với trẻ nhỏ bị cảm lạnh

Mọi loại thuốc kê cho trẻ nhỏ cần được sử dụng đúng cách, đúng giờ, đúng liều lượng. Đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi, những loại thuốc kháng histamin có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể gây co giật, làm tăng nhịp tim và tử vong. Bạn nên chú ý thảo luận cụ thể với bác sĩ kê đơn để có liều dùng thuốc phù hợp nhất nhé.

Chú ý giữ gìn vệ sinh đường hô hấp

Giữ đường hô hấp luôn sạch là điều cần làm để chống chịu với bệnh cảm lạnh. Vì đây là hệ cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị tình trạng viêm nhiễm kéo dài và bị tái nhiễm các virus.

Hàng ngày, bạn nên súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Có thể sử dụng các loại thuốc xông trị cảm để làm sạch sâu đường hô hấp một cách hiệu quả.

Dùng nước muối là cách làm sạch đường hô hấp đơn giảnDùng nước muối là cách làm sạch đường hô hấp đơn giản

Trong thời gian cảm lạnh, mũi thường bị tắc, nghẹt do các chất nhầy, dịch mũi đặc lại. Mọi người sẽ xì mũi mạnh để thông đường thở, nhưng lại làm các mao mạch, niêm mạc đang rất mỏng ở mũi bị thương. Hậu quả là dẫn tới tình trạng chảy máu mũi, khiến bệnh nặng thêm.

Tốt nhất khi bị nghẹt mũi kéo dài, bạn nên dùng các viên thuốc thông mũi dạng ngửi. Đồng thời, thường xuyên dùng nước muối nhỏ mũi để làm thông mũi, làm sạch các chất bẩn, vi khuẩn chết còn lại trong mũi nhé.

Một số cách nên làm khi bị cảm lạnh để đẩy lùi bệnh

Làm cho cơ thể đổ mồ hôi

Khi bị cảm lạnh, cơ thể thường nóng sốt và các lỗ chân lông bị biến dạng làm khó đổ mồ hôi. Và làm cho cơ thể đổ mồ hôi sẽ giúp cân bằng nhiệt, làm cơn sốt dịu đi để đẩy lui những triệu chứng của cảm lạnh.

Để làm đổ mồ hôi, cách hiệu quả nhất chính là xông hơi với các loại lá, tinh dầu hoặc thuốc xông hơi chuyên biệt. Tùy điều kiện, bạn có thể chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết và xông hơi hàng ngày khi bị cảm nhé.

Một cách khác để làm đổ mồ hôi chính là ăn cháo nóng, súp nóng. Sau đó đắp chăn và nằm nghỉ một lát để cơ thể ra nhiều mồ hôi. Sau đó bạn sẽ thấy người nhẹ hơn, đỡ hẳn cảm giác mệt mỏi. Nguyên nhân là do mồ hôi đổ ra giúp nhiệt độ cơ thể giảm xuống, đồng thời loại bỏ bớt các độc tố ra khỏi nội tạng, các mạch máu đấy.

Duy trì độ ẩm trong phòng ở mức từ 40 - 60%

Thời tiết Việt Nam khá khắc nghiệt, và vào mùa đông, xuân (thời điểm cảm lạnh bùng phát nhiều) thời tiết thường quá khô hoặc quá ẩm. Nếu độ ẩm quá cao, vi khuẩn và virus sẽ phát triển mạnh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người cảm lạnh hơn. 

Chú ý giữ độ ẩm ở mức phù hợp nhé

Chú ý giữ độ ẩm ở mức phù hợp nhé

Ngược lại, độ ẩm quá thấp lại khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải và các mao mạch đường hô hấp trở nên khô, mỏng mạnh. Đó chính là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn tấn công làm bệnh thêm nặng.

Tùy điều kiện thời tiết, mọi người nên chú ý dùng máy tạo ẩm hoặc hút ẩm để giữ độ ẩm trong phòng ở mức từ 40 - 60 nhé. Đây chính là mức giúp cơ thể nhanh khoẻ, chống chịu với vi khuẩn tốt hơn.

Dùng kẹo ngậm ho và làm dịu cổ họng

Hầu hết mọi người đều bị ho, ngứa cổ họng khi cảm lạnh. Thậm chí, triệu chứng ho thường rất nặng nề, làm người bệnh mệt và không ngủ được. Nhiều người còn không thể ngủ ngon được khi cảm vì cơn ho quá dữ dội. Nhưng những cơn ho này không quá nguy hiểm nếu không kéo dài quá 3 ngày khi bị cảm.

Cách để làm dịu cổ họng là sử dụng kẹo ngậm trị ho. Lúc đó, cổ họng không còn cảm giác ngứa, những cơn ho cũng dịu đi nhiều. Người bệnh sẽ ngủ ngon hơn, không còn bị kiệt sức vì ho nữa.

Bị cảm lạnh nên làm gì? Có nên đi khám không?

Có nên đi khám khi bị cảm lạnh không?

Trong hầu hết trường hợp, bệnh nhân mắc cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên với những người có sức khỏe yếu, có những triệu chứng đau đầu dữ dội, sốt cao liên tục và không thể cắt cơn,… cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Nếu bệnh có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đi khámNếu bệnh có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đi khám

Lúc này, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định những dấu hiệu trên có phải do cảm lạnh không? Hay chúng xuất phát từ những triệu chứng viêm, căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Từ đó có được hướng chăm sóc, điều trị phù hợp nhất với thể trạng của bệnh nhân.

Khi bị cảm lạnh nên đi khám ở đâu?

Nếu bạn đang mệt mỏi với các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Phương Đông. Hiện tại, Phương Đông đã có nhiều cơ sở trên khắp cả nước với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó điều trị đúng hướng và nhanh phục hồi sức khỏe hơn đấy.

Lời kết

Với bài viết này, Bệnh viện Phương Đông đã giúp bạn tìm hiểu để biết bị cảm lạnh nên làm gì? Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

260

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám