Bị ợ chua nên uống gì?
Bị ợ chua nên uống gì để nhanh khỏi là mối quan tâm của nhiều người bệnh, giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số loại nước uống mà bạn có thể thử dưới đây:
Nước giấm táo
Nước giấm táo được chứng minh có lợi cho sức khoẻ tiêu hoá. Axit trong giấm táo có tác dụng diệt khuẩn gây hại bên trong đường tiêu hoá, cân bằng nồng độ pH trong dạ dày.

Bị ợ chua nên uống gì? Bệnh nhân nên uống nước giấm táo
Mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 muỗng canh giấm táo cùng 1 cốc nước ấm, dùng ngay trước bữa ăn. Việc thực hiện đều đặn có thể giúp bạn giảm nhẹ, thậm chí đẩy lùi triệu chứng ợ chua.
Nước ép nha đam
Nước ép nha đam được đánh giá giàu chất chống viêm, hỗ trợ giảm kích ứng dạ dày và lớp lót ruột. Loạt hoạt chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của gốc tự do, giảm tối đa biểu hiện ợ chua do trào ngược dạ dày.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là một trong những loại thức uống hỗ trợ làm dịu tình trạng ợ chua, các cơn đau nhức vùng ngực. Khả năng chống viêm của trà hoa cúc cũng được chứng minh, giúp các cơ bắp trong cơ thể thư giãn, giảm đau, cải thiện tiêu hoá và giảm axit dạ dày.

Trà hoa cúc hỗ trợ điều trị tình trạng ợ chua hiệu quả
Chuyên gia khuyến cáo, bạn nên uống trà hoa cúc ấm trước 30 phút - 1 tiếng trước khi ngủ, thuyên giảm tối đa tình trạng kích thích dạ dày. Đồng thời trung hoà lượng axit, giảm ợ chua, trào ngược trong thời gian ngủ.
Trà gừng
Gừng là một dược liệu quen thuộc của mọi nhà, chứa loạt hoạt chất có lợi như Oleoresin, Tecpen, vitamin và khoáng chất khác. Những thành phần này đóng vai trò giảm đau, chống viêm và trung hoà axit dịch vụ.
Chữa ợ chua bằng gừng là một trong những mẹo dân gian, được nhiều người sử dụng tại nhà. Bạn nên dùng một ly trà gừng ấm trước bữa ăn, giảm tối đa biểu hiện ợ chua do trào ngược dạ dày.
Nước ép rau má
Nước ép rau má có tính thanh nhiệt, giải độc và làm dịu nhẹ dạ dày hiệu quả. Cách làm nước ép rau má rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 100g rau má đã sơ chế sạch, mang xay cùng 1 cốc nước, lọc sạch cặn và sử dụng.

Uống gì hết ợ chua? Nước ép rau má hỗ trợ điều trị ợ chua
Thời điểm sử dụng nước ép rau má tốt nhất là 30 phút trước khi ăn tốt, hỗ trợ thuyên giảm ợ chua, vị đắng trong cổ họng. Nên thực hiện đều đặn, xen kẽ với các mẹo nước uống dân gian khác.
Nước chanh
Pha nước cốt chanh cùng một lượng vừa đủ baking soda có thể thuyên giảm hiệu quả cơn ợ chua khó chịu. Song chống chỉ định sử dụng với người có tiền sử bệnh liên quan đến thừa axit dạ dày, bệnh về thận.
Nước ép hoa quả
Các loại nước ép hoa quả cũng được đánh giá cao trong công tác hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ợ chua. Nước ép hoa quả giàu axit tự nhiên, ngừa khả năng sản sinh axit bên trong dạ dày.
Nước ép từ trái cây, rau củ tươi cùng rất giàu chất xơ, tham gia hỗ trợ tiêu hoá, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu hiệu quả. Nếu đang gặp vấn đề liên quan đến tiêu hoá, dạ dày, bạn nên cân nhắc sử dụng cách hỗ trợ điều trị này.
Ngoài ra, người khoẻ mạnh hoặc người mắc bệnh lý nền khác cũng được khuyến nghị bổ sung nước ép đều đặn hàng ngày. Trung bình uống 1 cốc, giúp nâng cao sức đề kháng, sức khoẻ tổng thể.

Bổ sung nước ép hoa quả giúp điều trị chứng ợ chua
Công thức nước ép hỗ trợ điều trị ợ chua mà bạn có thể tham khảo:
- Nước ép lê, cần tây và gừng.
- Nước ép táo, dưa chuột và rau diếp.
- Nước ép bông cải xanh, đu đủ và bạc hà.
Nước lọc
Nước lọc là thức uống không thể thiếu trong danh sách uống gì hết ợ chua. Đây là loại nước bắt buộc phải bổ sung, ưu tiên bổ sung trong ngày với người bình thường cũng như người bị trào ngược dạ dày.
Bạn nên uống trung bình 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ các cữ uống. Kết hợp với đó là các thức uống dinh dưỡng, có đặc tính kháng viêm, chống trào ngược khác được giới thiệu ở trên.
Ợ chua uống thuốc gì?
Phần lớn tình trạng ợ chua sẽ được điều trị bằng thuốc không kê đơn, thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày. Nếu bệnh tình diễn ra với tần suất dày đặc, kéo dài trong nhiều ngày, thông qua thăm khám bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phù hợp.
Thuốc không kê đơn mà bạn có thể sử dụng tại nhà bao gồm:
- Thuốc kháng axit như Rolaids, Maalox, Tums, Gaviscon.
- Thuốc chẹn axit: Tagamet HB, Pepcid AC.

Một số loại thuốc không kê đơn trong điều trị ợ chua
Trong một số trường hợp nghi ngờ căn nguyên nguy hiểm hơn trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như nội soi để chẩn đoán chính xác. Từ đó có hướng can thiệp điều trị hiệu quả với từng trường hợp, viêm thực quản, barrett thực quản hoặc ung thư.
Bị ợ chua nên kiêng uống gì?
Bên cạnh những đồ uống, thuốc không kê đơn giúp giảm nhẹ tình trạng ợ chua. Bệnh nhân cũng cần lưu ý đến những thức uống làm tăng tình trạng kích thích, khiến việc ợ chua xuất hiện dày đặc hơn như:
- Đồ uống chứa cồn, caffeine, gas là những đồ uống làm tăng tiết axit trong dạ dày, có khả năng phá huỷ niêm mạc và làm rộng hơn cơ vòng dưới thực quản.
- Đồ uống lạnh được yêu thích đặc biệt vào mùa hè, song người ợ chua cần tránh tuyệt đối. Việc sử dụng quá nhiều có thể khiến việc ợ chua chuyển biến xấu, nghiêm trọng hơn.
- Nước uống có chứa socola khi đi vào cơ thể sẽ khiến dạ dày bị khó tiêu, ậm ạch khó chịu. Chất methylxanthine có trong socola cũng làm tăng nguy cơ giãn cơ thắt thực quản dưới, gây ợ chua nghiêm trọng.

Người bị ợ chua nên kiêng uống rượu bia, đồ lạnh hoặc socola
Kết luận
Bị ợ chua nên uống gì? Bị ợ chua, người bệnh nên ưu tiên các loại đồ uống, nước ép từ dược liệu hoặc rau củ quả tự nhiên. Đặc biệt ưu tiên những loại có tính chống axit, dễ tiêu, kháng viêm và làm ấm cổ họng.