Giải đáp thắc mắc: bị sốt rét nên làm gì?

Thu Hiền

04-01-2024

goole news
16

Hiện nay trẻ nhỏ và thai phụ là hai đối tượng dễ mắc bệnh sốt rét hơn cả. Ngoài những dấu hiệu như rét run, sốt nóng thì nhiều người còn bị rối loạn ý thức, nôn mửa liên tục, sốt cao. Đó là những triệu chứng nguy hiểm của sốt rét ác tính cần phải điều trị ngay. Vậy bị sốt rét nên làm gì để kịp thời chữa trị, làm giảm biến chứng của bệnh này?

Tìm hiểu chung về bệnh sốt rét 

Sốt rét xuất hiện do sự ký sinh trong gan hoặc máu người bệnh của ký sinh trùng Plasmodium ở muỗi Anophen. Bệnh này chủ yếu xảy ra nhiều ở vùng rừng núi, những nơi ẩm ướt, có sự hoạt động của muỗi Anophen. Những đối tượng dễ mắc bệnh sốt rét chủ yếu là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, thai phụ. Nhiều ca phát hiện sốt rét ngay sau khi trẻ sinh ra vì đường truyền từ mẹ sang con. 

Phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh

Các con đường lây bệnh sốt rét

Có 4 con đường lây truyền bệnh sốt rét phổ biến phải kể đến như:

  • Do muỗi truyền: bị muỗi Anophen đốt - đây là phương thức truyền chủ yếu. 
  • Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng Plasmodium gây hại. 
  • Do từ mẹ truyền sang con qua nhau thai - đây là trường hợp hiếm gặp. 
  • Do tiêm chích có dính máu ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. 

Những triệu chứng của sốt rét: 

Theo các bác sĩ, sốt rét được chia làm 2 loại: sốt rét thông thường và ác tính. Các dấu hiệu phát bệnh phụ thuộc sự phát triển của ký sinh trùng. 

  • Đối với sốt rét thông thường: ban đầu rét run, sốt nóng, đau đầu, thở nhanh, đau cơ khớp rồi bị vã mồ hôi. Đây là những dấu hiệu không đe dọa đến tính mạng, tuỳ thuộc vào sức đề kháng mỗi người. 
  • Đối với sốt rét ác tính: đây là dạng sốt rét nguy kịch do cơn sốt kéo dài không có dấu hiệu hạ, chủ yếu do hoạt động của P.falciparum gây nên. Ngoài những biểu hiện như sốt rét thông thường, người bệnh sẽ bị rối loạn ý thức (mê sảng, nói lẩm bẩm, ngủ li bì, hôn mê…), rối loạn tiêu hoá (nôn mửa, ói, tiêu chảy, đau bụng), đau đầu dữ dội, nhìn lờ đờ, da tái xanh,... Ngoài ra, khi khám sẽ phát hiện thiếu máu, suy thận, phù phổi cấp, hạ đường huyết, co giật toàn thân, vàng da,...

Bị sốt rét nên làm gì? 

Cách xử trí khi bị sốt rét 

Khi nhận biết bị bệnh, cách tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. 

Nhưng nếu chưa thể chuyển người bệnh đến bệnh viện, người nhà bệnh nhân có thể tham khảo một số cách sau đây: 

  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt. 
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể và ghi nhận sự biến đổi (tăng hay giảm). 
  • Để người bệnh nghỉ ngơi hợp lý, cho uống nhiều uống ấm, tăng cường lau người bằng nước ấm. 
  • Vệ sinh không gian sống (phòng, quần áo, gối, chăn…), có biện pháp diệt muỗi, tránh để nhà bị ẩm thấp. 
  • Cho bệnh nhân nằm trong màn để tránh bị muỗi tiếp tục đốt. 
  • Bổ sung chất bổ dưỡng có lợi cho sức khoẻ như vitamin, sắt, cacbohydrat, protein, để bù sức và bù máu. 
  • Tuyệt đối không được uống nước đá vì làm thân nhiệt tăng lên, uống trà sẽ khiến huyết áp tăng cao. 
  • Không nên ăn món cay nóng như tiêu, tỏi, ớt để tránh sinh nhiệt. 
  • Không được uống và sử dụng chất có cồn, chất kích thích, chất chứa cafein. 

Khi bị sốt rét không nên ở nhà 

Nếu cơn sốt vẫn kéo dài, xuất hiện những triệu chứng bất thường như nói liên miên, mê sảng, tiêu chảy, nôn mửa liên tục,... cần đến khám ngay tại bệnh viện để được điều trị. 

Để tránh bệnh chuyển biến sang ác tính, bạn nên đến khám ở bác sĩ để tiến hành cuộc kiểm tra kỹ lưỡng, đưa ra chẩn đoán chính xác và đánh giá tình hình sức khoẻ tổng quát. Điều trị sớm và dứt điểm sốt lạnh run là điều vô cùng cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Lưu ý rằng đây là bệnh có thể lây nhiễm, vì vậy gia đình không được giữ người bệnh tại tự điều trị. Ngay cả khi có thể tự điều trị tại nhà, bệnh nhân nên tới bệnh viện để theo dõi và kiểm tra, tránh để bệnh tái phát. 

Bệnh nhân nên đến viện để được thăm khámBệnh nhân nên đến viện để được thăm khám

Lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh 

Bệnh nhân bị sốt rét do muỗi Anophen đốt thường bị suy nhược cơ thể do mất mát và nước. Để bù lại phần dưỡng chất đã mất, người nhà bệnh nhân nên lập chế độ bổ sung dinh dưỡng gồm chất sắt, vitamin A, vitamin C, protein, carbohydrate,... để tăng cường hệ miễn dịch.

Theo các bác sĩ, nên uống nhiều nước ấm trong ngày, kết hợp uống nước cam, chanh hoặc bưởi. Đặc biệt, ưu tiên ăn những món có dạng lỏng và mềm. Hạn chế ăn những món có gia vị mạnh, không được ăn trứng gà, uống trà trong giai đoạn này. 

Bổ sung đầy dưỡng chất giúp cơ thể khoẻ mạnhBổ sung đầy dưỡng chất giúp cơ thể khoẻ mạnhBổ sung đầy dưỡng chất giúp cơ thể khoẻ mạnh

Đối với bệnh nhân bị biến chứng sốt rét phải làm sao? 

Đối với bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm do sốt lạnh run: 

  • Những ai điều trị trong bệnh viện: trong giờ đầu tiên Artesunat tĩnh mạch với liều lượng 2,4mg/kg cân nặng, sau 24h tiêm nhắc lại 1,2mg/kg cân nặng. Những lần sau đó mỗi ngày tiêm 1 liều 1,2mh/kh cân nặng đến khi người bệnh có thể uống được thì chuyển sang uống thuốc trong 7 ngày.
  • Những ai nhiễm bệnh tại thôn bản: uống trước 1 liều sốt rét phối hợp. 
  • Những ai đang điều trị tại trạm Y tế xã: cần tiêm ngay Artesunat tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sau khi đã ổn định, nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu co giật, bị sốc, phù phổi cấp thì không nên di chuyển bệnh nhân. 

Một số biện pháp phòng tránh sốt rét

Tuyên truyền giáo dục người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh 

Hiện nay, số ca mắc bệnh sốt rét tăng cao ở đầu và cuối mùa mưa, do môi trường ẩm thấp tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển. Để ngăn chặn sự phát triển của muỗi Anophen, cần địa phương, mỗi tỉnh cần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi người dân về cách phòng tránh bệnh, thường xuyên kiểm tra khu vực dân sinh sống để tránh bị muỗi đốt. 

Loại bỏ nơi sinh sống của muỗi 

Người dân cần thực hiện những hành động sau để muỗi không còn nơi ẩn nấp: 

  • Dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà, tránh xa nguồn nước để muỗi không sinh sản ở đó. 
  • Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, những nơi có bụi rậm, khai thông cống rãnh để thoát hết nước, đậy nắp chum vại,...
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, sắp xếp đồ đạc, quần áo ngăn nắp, gọn gàng. 

Hạn chế bị muỗi đốt

Thực hiện những cách sau đây để ngăn không cho muỗi đốt: 

  • Dùng vợt điện, đập muỗi, đèn bắt muỗi trong nhà để diệt muỗi. 
  • Thường xuyên mặc áo tay dài, mang vớ chân khi trời tối hoặc khi làm việc trong rừng. 
  • Khi ngủ thì tốt nhất nên ngủ trong màn. 
  • Dùng tinh dầu đuổi muỗi, hun khói. 
  • Sử dụng những loại cây có mùi thơm chống muỗi như lá cây long não. 
  • Thoa kem đuổi muỗi lên tay chân khi sinh hoạt hoặc khi làm việc trong rừng. 

Bệnh sốt rét có thể phòng tránh nếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về vệ sinh môi trường sống và cách xua đuổi muỗi. Nếu như không may bị bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời tránh nguy cơ biến chứng.

Nếu còn bất kì thắc mắc nào về bệnh sốt rét hay bất kì bệnh nào khác, quý khách hàng có thể để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,105

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám