Chân tay miệng là bệnh lý thường gặp và hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến thành các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm chỉ trong vòng vài giờ. Trong số đó, thường gặp nhất trên lâm sàng là biến chứng ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của cơ thể.
Khi nào xảy ra các biến chứng tay chân miệng ở trẻ em?
Biến chứng tay chân miệng thường xuất hiện sớm từ ngày 2 - 5 trong giai đoạn của bệnh. Trong trường hợp, bé không có các biểu hiện biến chứng của bệnh chân tay miệng thì trẻ sẽ phục hồi trong vòng 3 - 5 ngày sau khi giai đoạn toàn phát.
Biến chứng tay chân miệng ở trẻ có thể trở nặng chỉ trong vài giờ
Đồng thời, biến chứng tay chân miệng là các dấu hiệu của bệnh lý diễn biến xấu với các triệu chứng lạ và sự ảnh hưởng lan toả đến các cơ quan còn thường gặp vào thời gian chuyển mùa. Đây là thời điểm bệnh chân tay miệng bùng phát mạnh nhất, đặc biệt là vào khoảng tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 hàng năm.
Các biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tay chân miệng (HFMD - Hand, Foot and mouth disease) là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Coxsackievirus A16 Enterovirus 71 gây ra. Theo các bác sĩ của Trung tâm Bệnh nhiệt đới (BV Nhi TW) thì bệnh nhi nhiễm bệnh do chủng virus EV17 (chiếm 20- 30% ca bệnh) có nguy cơ gặp phải các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm hơn.
Đồng thời, các chuyên gia y khoa cũng nhận định, trẻ càng ở độ tuổi nhỏ thì những biến chứng tay chân miệng càng nặng nề hơn. Các biến chứng của tay chân miệng thường gặp bao gồm:
Biến chứng thần kinh
Đây là biến chứng tay chân miệng hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của bé như: viêm não, viêm màng não, viêm thân não, viêm não tủy. Trong đó, biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gặp nhất là viêm não khiến bé không tỉnh táo, rối loạn nhận thức.
Chụp MRI cho thấy biến chứng thần kinh: viêm não, viêm tuỷ ở bé 28 tháng tuổi do virus EV A71 gây bệnh chân tay miệng
Các biểu hiện biến chứng của bệnh chân tay miệng lên hệ thần kinh mà cha mẹ có thể nhận biết sớm như sau:
- Rung giật, cử động co giật ngắn ở tay chân trong thời gian khoảng 1- 2s vào giấc ngủ hoặc khi nằm ngửa.
- Cử động trong vô thức như: bứt rứt, run các chi, đi đứng loạng choạng, chới với
- Nhãn cầu bị run giật, đồng tử rung lắc, chuyển động nhanh chậm bất thường, mắt nhìn ngược
- Cơ bắp bị co cứng hơn mức bình thường do bị tăng trương lực cơ.
- Hôn mê sâu
- Không làm chủ được cử động, ngôn ngữ,... rất có thể do trẻ bị liệt dây thần kinh sọ não bị suy giảm hay mất chức năng của một số những cơ quan trên cơ thể.
Biến chứng tim mạch và hô hấp
So với biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ trên thần kinh thì các bất thường của hệ tuần hoàn và hô hấp khó nhận biết hơn. Các bác sĩ chuyên khoa phải công nhận rằng:
Các triệu chứng như thở nhanh, nhịp tim nhanh, cao huyết áp chỉ có thể phát hiện khi các bé được thăm khám. Khi bé có biểu hiện sắc da biến đổi, da nổi bông, thở mệt thì đã nặng, nguy cơ diễn biến xấu là khá cao.
Trẻ sơ sinh có thể bị phù phổi, dẫn đến ngạt thở và không thể hô hấp bình thường
Các biến chứng tay chân miệng trong trường hợp này bao gồm: viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy tim, tăng huyết áp, trụy mạch. Các dấu hiệu cha mẹ nên lưu ý quan sát để nhận biết bệnh diễn biến xấu kịp thời là:
- Đổ mồ hôi, lạnh tứ chi, da nổi các đường vân tím.
- Thở nhanh, khò khè, nông. Trên ngực của trẻ có các triệu chứng như rút lõm, phần hơi thở có âm thanh rít, không đều.
- Khó thở, da tím tái,... là dấu hiệu phù phổi cấp. Bên cạnh đó, trong nội khí quản cũng còn có thể có máu hay kết hợp máu và bọt hồng.
Chỉ số huyết áp của trẻ thay đổi bất thường là biến chứng sau tay chân miệng nguy hiểm
Biến chứng với thai kỳ
Biến chứng tay chân miệng nguy hiểm nhất với bà bầu là sảy thai nếu nhiễm bệnh trong tam cá nguyệt đầu tiên. Khi mắc bệnh tay chân miệng, bà bầu có thể bị sốt. Nếu sốt nhẹ thì chưa ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, nếu sản phụ sốt cao trên 39,5 độ C thì khá nguy hiểm. Vì thân nhiệt tăng cao đột ngột khiến thai nhi không thích ứng được dễ dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Biến chứng tay chân miệng lên thai phụ hết sức nguy hiểm
Ngoài ra, nếu sản phụ mắc bệnh tay chân miệng trong thai kỳ thì em bé sinh ra có thể nhiễm virus và bị bệnh ngay từ khi mới sinh ra.
5 biểu hiện biến chứng của bệnh chân tay miệng
Biểu hiện của đang bị biến chứng tay chân miệng
- Giật mình chới với
- Ngủ nhiều, li bì
- Run tứ chi, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân
Biểu hiện của bé đã bị biến chứng của chân tay miệng nặng
- Thở mệt
- Khóc than
- Da nổi bông, lạnh tứ chi
- Mạch nhanh
- Huyết áp cao
Ngay khi nhận thấy 1 trong những dấu hiệu này, bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời trước khi quá muộn.
Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện: 3 dấu hiệu cần ghi nhớ
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới - TP HCM, cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện ngay nếu bé có 1 trong 3 các dấu hiệu dưới đây:
- Sốt cao không giảm: Bé sốt cao trên 38,5 độ kéo dài hơn 2 ngày và không giảm ngay cả khi đã thực hiện các biện pháp hạ nhiệt
- Giật mình nhiều lần, số lần tăng theo thời gian. Đây rất có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh.
- Quấy khóc dai dẳng, quấy cả đêm không ngủ. Hoặc bé ngủ khoảng 15 - 20 phút, dậy quấy khóc rồi ngủ tiếp cũng là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.
Trẻ bị tay chân miệng sốt cao liên tục trong nhiều ngày
Phòng ngừa và điều trị bệnh chân tay miệng
Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ nên ngăn chặn nguy cơ bé mắc bệnh và phát triển thành biến chứng tay chân miệng bằng các biện pháp đơn giản như sau:
- Hạn chế tiếp xúc và cho bé tiếp xúc với bệnh nhân tay chân miệng
- Duy trì thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khử khuẩn trước khi chế biến thức ăn, cho con ăn, bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã, vệ sinh cho bé.
- Chuẩn bị thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi. Toàn bộ vật dụng trong ăn uống cần phải được đảm bảo rửa sạch và khử trùng trước khi dùng.
- Thường xuyên vệ sinh bề mặt, vật dụng tiếp xúc mỗi ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, sàn nhà với xà phòng cùng các chất tẩy rửa thông thường.
- Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của bệnh chân tay miệng khi phát hiện các triệu chứng nhẹ.
Cha mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng hàng ngày
Cách điều trị bệnh chân tay miệng
Cho tới thời điểm hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị chân tay miệng. Khi mắc bệnh người bệnh cần được bổ sung đầy đủ nước. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc để điều trị những triệu chứng mắc bệnh như: Hạ sốt, giảm đau tại vị trí các vết loét.
Bệnh nhi bị bệnh chân tay miệng nên được điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra cha mẹ có thể:
- Bổ sung thêm các chất điện giải, nước hoa quả
- Tăng cường kẽm, vitamin C hoặc dùng dung dịch glycerin borat để làm sạch
- Đưa bệnh nhân đến Bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng của bệnh chân tay miệng
Khám bệnh tay chân miệng cho trẻ em ở đâu?
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện nay là một trong các địa chỉ chăm sóc sức khoẻ được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng. Các gói khám đa dạng, toàn diện từ thăm khám các bệnh lý bẩm sinh, sàng lọc sơ sinh,... cho tới khám và điều trị các bệnh thường gặp.
PGA.TS.BS Dương Bá Trực khám cho bệnh nhi tại Khoa Nhi - BVĐK Phương Đông
Được trang bị hệ thống cơ sở vật chất y tế hiện đại, hệ thống phòng nội trú chất lượng cao và khu vui chơi hiện đại, bệnh nhi sẽ được chữa bệnh trong điều kiện y tế thoải mái, gần gũi nhất. Đồng thời, chính sách thanh toán kết hợp BHYT, BHBL giúp cha mẹ nhẹ gánh chi phí để an tâm đồng hành cùng con trong quá trình điều trị.
Như vậy, biến chứng tay chân miệng vô cùng nguy hiểm vì khó lường và diễn biến nhanh chóng. Do chưa có vacxin phòng bệnh nên gia đình nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của con. Đồng thời chủ động áp dụng các nguyên tắc để phòng ngừa, ngay khi có triệu chứng bất thường cần đưa người bệnh đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.
Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có thắc mắc nào cần giải đáp, hỗ trợ hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.