Tay chân miệng có lây không? Lây như thế nào? Bao giờ thì hết lây?

Thu Hiền

06-12-2023

goole news
16

Tay chân miệng là bệnh lý CÓ lây lan, thậm chí lan truyền rất nhanh chóng chỉ trong vài giờ. Để giảm nhẹ các biến chứng và tránh bệnh lây nhiễm thành dịch trong cộng động, cha mẹ nên nắm chắc những kiến thức về bệnh tay chân miệng có lây không? Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?...

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Có. Với câu hỏi “tay chân miệng có lây không”, các chuyên gia y tế khẳng định rằng, đây là một loại bệnh truyền nhiễm cho bất kỳ ai, có thể lây lan và trở thành dịch. Bệnh do virus đường ruột, cụ thể là Coxsackievirus A16 và Enterovirus EV71 gây ra. 

Đối tượng chủ yếu và bị tác động nhiều bởi bệnh là trẻ ở nhóm dưới 3 tuổi. Nguyên nhân là dưới 3 tuổi là thời điểm bé đang tập bò, trườn, ăn dặm và đi mẫu giáo, tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Virus tay chân miệng sau khi xâm nhập sẽ ủ bệnh khoảng 3 - 7 ngày mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Cho tới giai đoạn khởi phát, bệnh nhi mới có các biểu hiện nhẹ như mệt mỏi, đau họng, lười ăn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Tại thời điểm phát bệnh hoàn toàn, bé thường có các triệu chứng như sau:

  • Loét miệng: Các vết loét đỏ có đường kính 2 - 3mm xuất hiện ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi
  • Phát ban dạng phỏng nước ở bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và biến mất dưới 7 ngày 
  • Sốt nhẹ và nôn

Tay chân miệng có lây không? Có thể thành dịch không?Tay chân miệng có lây không? Có thể thành dịch không?

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? (Đường lây truyền của bệnh tay chân miệng)

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hoá. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi,  dịch mũi, dịch họng, phân,.... của bệnh nhân. 

Virus tay chân miệng dễ tấn công vào niêm mạc và vết thương hở nên lây truyền rất nhanh chóng

Virus tay chân miệng dễ tấn công vào niêm mạc và vết thương hở nên lây truyền rất nhanh chóng

Đồng thời, khi trẻ hắt xì, chảy dãi, sổ mũi,... virus chân tay miệng có thể tồn tại trong môi trường khá lâu bằng cách bám lên các đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo.

Tay chân miệng có lây không? Có. Người bình thường nếu đã tiếp xúc gần với các em bé như sau, khả năng bạn bị nhiễm bệnh là rất cao:

  • Ăn chung, uống chung với người bị bệnh chân tay miệng.
  • Vô tình tiếp xúc với virus gây bệnh từ các nguồn như phân, các nốt bọng nước, nước mũi, nước bọt… của người bệnh.
  • Chạm vào các đồ vật đã có nhiễm virus như sàn nhà, tay nắm cửa, đồ chơi, quần áo….
  • Ở chung môi trường gần gũi với người bệnh khi ho hắt hơi, sổ mũi…

Khi nào trẻ em dễ bị lây bệnh chân tay miệng?

Như đã đề cập đến ở trên mục tay chân miệng có lây không, ta có thể thấy trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng do bị lây nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm của từng đối tượng trẻ em là khác nhau như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Bé đang nhận được nguồn đề kháng tự nhiên từ người mẹ. Vì thế, cơ thể bé chống lại các loại virus, vi khuẩn cũng tốt hơn. Ngoài ra, trẻ ở giai đoạn này chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường mà được bế ẵm nhiều nên nguy cơ bị chân tay miệng cũng thấp.
  • Đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi - dưới 3 tuổi: Nguy cơ lây bệnh là khá cao do bé chưa ý thức được vấn đề vệ sinh thì nguy cơ bị virus xâm nhập trong quá trình tiếp xúc với môi trường xung quanh là rất cao. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn con trẻ hiếu động, tiếp xúc nhiều với bạn bè và môi trường xung quanh.
  • Đối với trẻ trên 3 tuổi: Trẻ đã có sự phát triển tương đối hoàn thiện về hệ miễn dịch nên khả năng mắc bệnh tay chân miệng giảm dần. Tuy nhiên, bé vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu trẻ đang bị suy yếu hệ miễn dịch, sức đề kháng kém do các yếu tố như thay đổi thời tiết, trẻ bị ốm, bị các bệnh lý khác…

 

Chân tay miệng lây lan khi trẻ tiếp xúc gần với trẻ bị bệnhChân tay miệng lây lan khi trẻ tiếp xúc gần với trẻ bị bệnh

Người lớn có bị lây bệnh tay chân miệng của trẻ em không?

Có. Người lớn hoàn toàn có thể lây bệnh chân tay miệng từ trẻ em. Bệnh chân tay miệng có lây do virus coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 gây ra. Hai loại này dễ dàng truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh, kể cả người lớn khi chăm sóc. Chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, bọng nước hoặc phân của người bệnh, qua dùng chung đồ dùng, vật dụng.

Tay chân miệng có lây cho người lớn không? Có

Tay chân miệng có lây cho người lớn không? Có

Tay chân miệng có lây không? Có, bệnh đặc biệt dễ lây nhiễm hơn nếu:

  • Không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ
  • Người chăm sóc không chủ động phòng tránh bệnh

Tình trạng này hết sức nguy hiểm bởi bệnh tay chân miệng ở người lớn không có biểu hiện và khó kiểm soát. Hơn nữa, bản chất tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nên nguy cơ lây lan thành dịch trong cộng đồng vẫn tồn tại. 

Câu hỏi liên quan

Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Bệnh không còn khả năng lây truyền khi bé đã khỏi bệnh, mụn nước biến mất và đã thực hiện cách ly từ 7 - 10 ngày.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Có, mặc dù đa số các ca bệnh tay chân miệng được điều trị đúng cách sẽ không tạo ra hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khoẻ. Tuy nhiên, không thể loại trừ các biến chứng của bệnh lý như sau:

  • Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não,...
  • Rung giật cơ, giật mình chới với từng cơn ngắn từ 1 - 2s, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bé bắt đầu đi ngủ hay khi bẻ nằm ngửa
  • Ngủ gà ngủ gật, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp), liệt dây thần kinh sọ não
  • Rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn
  • Tăng trương lực cơ (duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,...

Trẻ em bị chân tay miệng có thể bị yếu liệt chi

Trẻ em bị chân tay miệng có thể bị yếu liệt chi

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng có lây không?

Có. Bệnh tay chân miệng có khả năng lây nhiễm trong giai đoạn ủ bệnh với các dấu hiệu không điển hình. 

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không?

Có thể. Nếu thai phụ tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh chân tay miệng, virus gây bệnh sẽ truyền từ người bệnh sang mẹ bầu. Tình trạng này hết sức nguy hiểm vì sức đề kháng khi mang thai của người phụ nữ rất yếu, bệnh có thể khiến:

  • Thai phụ bị sốt: Sản phụ có thân nhiệt tăng cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai.
  • Thai phụ truyền virus cho em bé khiến trẻ vừa ra đời đã mắc 

Tay chân miệng lây giai đoạn nào?

Giai đoạn lây lan bệnh chân tay miệng kéo dài vài tuần, mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh và kéo dài vài tuần sau đó. Lý do và vào tuần đầu sau khi nhiễm bệnh Nồng độ virus trong thể người bệnh lúc này đang ở mức cao nhất nên tốc độ phát tán ra môi trường bên ngoài cũng cao hơn. 

Tuần đầu tiên phát bệnh nguy cơ lây nhiễm chân tay miệng là cao nhấtTuần đầu tiên phát bệnh nguy cơ lây nhiễm chân tay miệng là cao nhất

Kể từ tuần thứ 2 bị bệnh trở đi tức bệnh đã tiến vào giai đoạn toàn phát và có dấu hiệu dần dần thuyên giảm. Tuy nhiên, sau vài tuần thì virus vẫn có thể còn tồn tại ở cơ thể người bệnh, tại những vị trí đặc biệt trong hệ hô hấp và đường tiêu hoá. Ngay cả khi bệnh nhân đã khỏi và không còn biểu hiện của bệnh thì khả năng lây bệnh cho người khác là vẫn còn.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng lây lan

Ngoài thắc mắc về “tay chân miệng có lây không”, để bảo vệ sức khỏe cho con, hạn chế rủi ro lây nhiễm cho các các trẻ khác và cộng đồng, cha mẹ nên lưu ý:

  • Tạo cho bé thói quen rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, đi vệ sinh và đi chơi
  • Tắm gội, thay quần áo cho trẻ mỗi ngày. Không cho bé cho ngón tay vào miệng hoặc cho đồ chơi vào miệng

Vệ sinh sạch sẽ khi trẻ bị tay chân miệngVệ sinh sạch sẽ khi trẻ bị tay chân miệng

  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh các đồ dùng trẻ thường xuyên tiếp xúc như sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, bình uống nước, bát đũa thìa dĩa ăn uống, quần áo, khăn lau, giày dép…
  • Cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người thân để tránh lây nhiễm bệnh chân tay miệng thành dịch 
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để hỗ trợ để hệ miễn dịch phát triển và đẩy lùi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Trong quá trình chăm sóc bệnh nhi, cha mẹ nên khử trùng cẩn thận đồ dùng của trẻ sẽ giúp hạn chế việc lây lan virus cho người khác. Đối với đồ dùng đã qua tiếp xúc với trẻ như quần áo, khăn lau, tã bỉm, bình uống nước, bình uống sữa, thìa dĩa, bát đũa, đồ chơi, dụng cụ học tập… cần khử khuẩn cẩn thận hơn.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽHướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ

Nếu phát hiện bé có các biểu hiện của bệnh tay chân miệng, gia đình nên sắp xếp thời gian đưa bé đến Bệnh viện sớm nhất có thể để bé được hỗ trợ y tế sớm nhất. Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những chuyên khoa được Bệnh viện trang bị thiết bị đồng bộ, tân tiến nhất hiện nay. 

Hệ thống máy móc được nhập khẩu đồng bộ từ các quốc gia sản xuất máy móc y tế hàng đầu như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,...

  • Máy thở không xâm nhập NCPAP
  • Giường sưởi sơ sinh
  • Lồng ấp sơ sinh
  • Đèn chiếu vàng da
  • Máy truyền dịch, bơm tiêm điện
  • Hệ thống oxy chìm - khí nén tiên tiến
  • Máy monitor theo dõi bệnh nhân 4 và 5 thông số

Kết hợp với trải nghiệm phòng nội trú sang trọng, đầy đủ hệ thống chuông báo, dụng cụ sinh hoạt thiết yếu và khu vui chơi hiện đại, ngộ nghĩnh, Khoa Nhi Phương Đông xứng đáng là địa điểm được điều trị các bệnh lý Nhi khoa được cha mẹ  gửi gắm sức khoẻ của con yêu. 

PGS.TS.BS Dương Bá Trực khám Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS.BS Dương Bá Trực khám Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trên đây là chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông về “tay chân miệng có lây không”. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được các thông tin xoay quanh đường lây nhiễm của bệnh tay chân miệng để phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Phương Đông nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
339

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám