3 Biến chứng viêm VA nguy hiểm không phải cha mẹ nào cũng biết

Ngọc Anh

26-02-2025

goole news
16

Viêm VA là tình trạng sưng viêm của của các mô ở phía sau - trên họng mũi. Không ít cha mẹ chủ quan với bệnh lý viêm VA ở trẻ nhỏ bởi các triệu chứng nhẹ nhàng của bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, viêm VA cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm dễ dẫn đến các biến chứng viêm VA nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm tai giữa, ngưng thở khi ngủ,...

VA là gì? Viêm VA là bệnh lý gì?

VA (Végétations Adénoïdes) là tổ chức lympho nằm ở phía sau mũi, có vai trò như đường dẫn truyền không khí đi từ mũi rồi mới vào phổi. VA bình thường chỉ dày khoảng 4 - 5mm, nhưng nếu chúng bị vi khuẩn, virus tấn công thì bộ phận này sẽ viêm và sưng thành khối to. Khi đó, người bệnh thường có cảm giác khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt,.... 

Trên lý thuyết, viêm VA không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng vẫn có thể dẫn đến các biến chứng viêm VA nguy hiểm như viêm tai giữa, thủng nhĩ,... hay suy giảm thính lực.

Xem thêm: Đo thính lực là gì? Khi nào nên thực hiện? Phương pháp dành cho ai?

Một trong những biến chứng viêm VA phổ biến nhất là viêm tai giữa

Một trong những biến chứng viêm VA phổ biến nhất là viêm tai giữa

Các bác sĩ Tai mũi họng cho hay, viêm VA thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bệnh có thể ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Một số nhân tốc có thể thúc đẩy bệnh lý diễn biến phức tạp, bao gồm thời tiết lạnh, độ ẩm cao, mưa phùn,...

Biến chứng viêm VA là gì?

Viêm VA kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến tai, mũi xoang và thậm chí làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt của trẻ, cụ thể như sau:

Biến chứng ở tai

  • Viêm tai giữa: VA viêm nhiễm có thể lan đến tai, gây viêm tai giữa cấp tính hoặc mạn tính, dẫn đến đau tai, giảm thính lực.
  • Viêm xương chũm: Nếu viêm tai giữa không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến xương chũm (phần xương phía sau tai), gây sưng đau, sốt cao và có thể đòi hỏi phẫu thuật can thiệp.
  • Ứ dịch trong tai: VA phì đại có thể làm tắc vòi nhĩ, gây tích tụ dịch trong tai giữa, ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Biến chứng viêm tai giữa xảy ra do VA phì đại, dịch tụ lại trong tai giữa, khiến trẻ nghe kém

Biến chứng viêm tai giữa xảy ra do VA phì đại, dịch tụ lại trong tai giữa, khiến trẻ nghe kém

Biến chứng ở mũi xoang

Biến chứng viêm VA nguy hiểm nhất trong mũi xoang là viêm tấy tổ chức hốc mắt. Cụ thể, viêm VA không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan xuống dưới cổ họng, vào thanh quản, khí quản và phế quản. Điều này dẫn đến các hệ luỵ sức khoẻ như khó tở, ho, sốt, khàn, mất giọng, khó thở, ho đờm,....

Nếu bệnh nhân bị viêm mũi xoang và viêm VA cùng lúc thì họ có thể gặp các biến chứng viêm VA như ngủ ngáy hay thở bằng miệng. Điều này xuất phát từ thực trạng VA phì đại khiến trẻ khó thở bằng mũi, dẫn đến thói quen thở bằng miệng, làm khô niêm mạc họng và dễ mắc các bệnh hô hấp khác.

Dị dạng sọ mặt

Do tình trạng tắc nghẽn đường thở đặc trưng, bệnh nhân có thói quen thở bằng miệng nên khuôn mặt có xu hướng bị biến dạng.

  • Chóp mũi nhỏ hơn, mũi tẹt do mũi ít được sử dụng
  • Trán dô, mặt dài, hàm trên nhô ra, răng mọc lệch, hàm dưới nhỏ, không thể khép miệng
  • Tổng thể gương mặt kém lanh lợi do tình trạng kém oxy kéo dài.

Bệnh nhân có thể bị biến dạng khuôn mặt nếu bị viêm VA kéo dài

Bệnh nhân có thể bị biến dạng khuôn mặt nếu bị viêm VA kéo dài

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm VA sau, bạn nên sắp xếp thời gian đưa bé đến Bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám sức khoẻ:

  • Sốt 38 - 39 độ C, sốt nhẹ hơn hoặc không sốt 
  • Khó nuốt, đau họng, một số bé có thể chán ăn, bỏ ăn hoặc quấy khóc
  • Ho kéo dài
  • Chảy nước mũi cuống họng, nước mũi chuyển từ màu trong sang màu đục, có thể màu vàng hoặc xanh
  • Ngủ ngáy
  • Tắc mũi, khó thở 

Lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị viêm VA để tránh biến chứng

Để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng viêm VA, cha mẹ cần lưu ý những điểm quan trọng như sau:

  • Giữ vệ sinh mũi họng: Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch dịch nhầy và hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm: Tránh đưa trẻ đến nơi có khói thuốc lá, bụi bẩn để giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trầm trọng hơn.
  • Điều trị viêm VA theo chỉ định bác sĩ: Không tự ý dùng kháng sinh hoặc thuốc co mạch mũi cho trẻ.
  • Theo dõi tình trạng của trẻ: Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa đi khám ngay để tránh biến chứng nặng hơn.

Bạn nên rèn luyện cho bé thói quen súc miệng bằng nước mũi sinh lý hàng ngày

Bạn nên rèn luyện cho bé thói quen súc miệng bằng nước mũi sinh lý hàng ngày

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám và điều trị viêm VA hiệu quả, gợi ý bạn đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là địa chỉ quy tụ trang thiết bị, máy móc hiện đại hàng đầu và các đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân.

Có thể nói, biến chứng viêm VA là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh, đưa trẻ đi khám sớm và chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho con. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, đừng ngần ngại đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

66

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám